Điều lạ lùng xảy ra khi soi sữa mẹ và sữa công thức dưới kính hiển vi | |
Thí nghiệm sữa mẹ tiêu diệt vi khuẩn có hại: ‘Kỷ nguyên’ của sữa mẹ sắp đến rồi! |
Nếu không có sữa mẹ, con cần sữa từ một mẹ khác. (Ảnh: Babycenter) |
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thậm chí với cả trẻ sinh non, trẻ đang mắc bệnh.
Trong báo cáo gần đây của tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ tăng trên toàn cầu có thể ngăn ngừa nguy cơ tử vong ở 825,000 trẻ dưới 5 tuổi và 20.000 ca tử vong do mắc ung thư vú ở phụ nữ mỗi năm.
Thế nhưng, càng ngày càng có ít phụ nữ cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, đặc biệt ở là những quốc gia có thu nhập khá như Úc, Anh, Canada và Mỹ.
Sữa mẹ đi xin – tại sao lại là lựa chọn hoàn hảo thứ 2 sau sữa mẹ
Mặc dù nhiều tổ chức sức khỏe uy tín khuyến cáo rằng sữa mẹ đi xin là lựa chọn hoàn hảo thứ 2 sau sữa mẹ, nhưng nhiều quốc gia chưa thực sự thành công trong việc tuyên truyền lựa chọn này. Hiến tặng sữa mẹ, xin sữa mẹ cho con vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi ở các quốc gia.
Một bà mẹ đang hút sữa để hiến tặng cho các mẹ và bé khác. (Ảnh: China Daily Europe) |
Xin sữa mẹ không phải là khái niệm mới
Việc một bà mẹ cho em bé khác không phải con mình bú nhờ, không phải là một khái niệm mới. Từ nhiều thế kỷ trước, ở rất nhiều quốc gia, mẹ sữa cho bé khác bú nhờ trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, cho dù em bé đó có đang được bú sữa từ mẹ đẻ hay không.
Trước khi bình sữa được sáng chế vào thế kỷ thứ 19, người ta vẫn tin rằng thuê vú em là lựa chọn an toàn và hoàn hảo nhất thay thế cho sữa mẹ ruột. Những vú em này được các gia đình khá giả thuê và có nhiệm vụ cho trẻ của gia đình đó bú khi mẹ của trẻ đó bị ốm, mắc bệnh, không thể có đủ sữa hoặc đã qua đời.
Trước khi bình sữa ra đời, những trẻ có mẹ không thể cho con bú được bú nhờ sữa của vú em. (Ảnh: Health Foundations Birth Center) |
Mọi việc thay đổi từ khi bình sữa được sáng chế
Đến thế kỷ thứ 19, bình sữa được sáng chế, cùng với sự ra đời của sữa công thức, núm ti giả, “bộ ba” này làm thay đổi mọi thứ. Người ta không còn nghĩ đến việc thuê vú em để bé được bú sữa mẹ, mà pha sữa công thức trở nên dần phổ biến và được ưu ái nhiều. Khái niệm vú em dần dần trôi vào quên lãng, và sữa công thức nhanh chóng lấp khoảng trống đó. Chẳng ai còn nhớ đến vú em, chẳng ai còn nhớ đến việc cho con mình bú nhờ sữa của một người phụ nữ khác.
Việt Nam có ngân hàng sữa mẹ đầu tiên | |
Mẹ hai con lập tủ sữa mẹ miễn phí ngay giữa lòng Sài Gòn |
Vào giữa những năm 1900, các bác sĩ khuyến cáo người mẹ gặp khó khăn khi nuôi con sữa mẹ nên cho trẻ bú bổ sung sữa công thức, nhất là trong vài ngày đầu sau sinh. Kể từ đó, sữa công thức được coi là sự thay thế an toàn nhất cho trẻ nhỏ, sau sữa mẹ. Thói quen này cũng dần lan rộng và dẫn tới tỷ lệ nuôi con sữa mẹ giảm khủng khiếp đến những năm 1970.
Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên ra đời, mở ra kỷ nguyên mới của sữa mẹ
Sữa mẹ luôn mang lại những lợi ích to lớn về sức khỏe, trí tuệ cho không chỉ trẻ sơ sinh đủ ngày đủ tháng, mà những trẻ sinh thiếu tháng, trẻ mắc bệnh, vẫn được hưởng lợi nhiều. Vì lý do đó, những phụ nữ nhiều sữa được khuyến khích vắt sữa ra và hiến tặng cho các bệnh viện. Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên ra đời tại Áo vào năm 1909. 10 năm sau đó, Mỹ có ngân hàng sữa mẹ đầu tiên, và tiếp theo là nước Đức.
Trước những năm 1930, ngân hàng sữa mẹ có nhiệm vụ phân phối những túi trữ sữa đã vô trùng đến những người có nhu cầu hiến tặng sữa mẹ, và hàng ngày đi thu thập các túi sữa tặng đó. Các ngân hàng sữa mẹ tiếp tục hoạt động tích cực cho đến những năm 1980, khi dấy lên mối lo sợ về việc truyền nhiễm HIV, và dẫn đến các ngân hàng sữa mẹ đóng cửa.
Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên ra đời, mở ra kỷ nguyên mới của sữa mẹ. (Ảnh: People) |
Tại sao sữa mẹ hiến tặng lại chỉ xếp sau sữa mẹ đẻ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, mang đậm đặc tính giống loài. Nghĩa là sữa mẹ được sản xuất trong cơ thể người mẹ một cách tinh vi, không một sai sót để đảm bảo trẻ nhận được lượng dưỡng chất cần thiết cho từng giai đoạn tăng trưởng và phát triển. Hay nói cách khác sữa mẹ biến đổi phù hợp với nhu cầu của cơ thể trẻ.
Sữa mẹ “thần thánh” đến mức, cho đến nay, rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu vẫn chưa thể gọi tên và xác định chính xác hàng trăm chất có trong sữa mẹ.
Trong vô vàn những lợi ích của sữa mẹ, thì một số lợi ích sau được cho là nổi bật:
- Sữa mẹ cung cấp các chất kháng vi khuẩn và kháng viêm
- Sữa mẹ có khải năng cải thiện sức khỏe lâu dài
- Sữa mẹ giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm trùng và nguy cơ mắc bệnh ở trẻ sinh non (các bệnh như viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm ruột hoại tử và nhiễm trùng đường tiểu)
- Sữa mẹ giảm tỷ lệ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
- Sữa mẹ giảm tỷ lệ mắc nhiều bệnh như tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, bệnh bạch cầu, bệnh Hodgkin, béo phì và hen.
Không thể và không bao giờ có thể phủ nhận những lợi ích của sữa mẹ với mẹ và bé. (Ảnh: Today Online) |
Nhờ sữa mẹ hiến tặng, Brazil giảm đáng kể tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong
Vào những năm 1980, chính phủ Brazil quyết định bằng mọi giá phải giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Thời điểm đó, chỉ có 2% trẻ dưới 6 tuổi tại đất nước này được bú mẹ hoàn toàn. Một con số quá ít ỏi.
Kể từ đó, cả đất nước nỗ lực bình thường hóa việc cho con bú mẹ và hiến tặng sữa mẹ, xin sữa mẹ. Ngành công nghiệp sản xuất sữa công thức được quản lý nghiêm ngặt tại đây, chính phủ Brazil cũng hạn chế và ngăn ngừa sức ảnh hưởng của ngành công nghiệp này đến những bà mẹ đang cho con bú.
Trong 292 ngân hàng sữa mẹ trên toàn thế giới thì có đến 220 ngân hàng đặt tại Brazil. Nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm đáng kể, giảm đến 75% trong vòng chỉ hai thập niên.
Ngân hàng sữa mẹ không chỉ giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh mà còn trao cơ hội cho các bà mẹ khác được hiến tặng sữa mẹ và những trẻ khác được bú sữa mẹ chứ không phải bú sữa công thức. Ngân hàng sữa mẹ cũng chứng minh rằng, sữa mẹ hiến tặng và sữa mẹ từ chính mẹ ruột không có khác gì nhau về lợi ích cũng như chất lượng.
Cho đến hiện tại, sữa mẹ hiến tặng cũng được coi là thực phẩm tốt nhất cho những trẻ sinh non hoặc trẻ đang mắc bệnh. Điều này có nhiều ý nghĩa. Nó như một sự cố gắng nhằm nâng cao nhận thức nuôi con sữa mẹ, tăng tỷ lệ nuôi con sữa mẹ trên toàn thế giới.
Có nhiều “vật cản đường”, khiến việc xin – cho sữa mẹ khó được chấp nhận
Nhiều mẹ ngưng cho con bú vì rất nhiều lý do. Nhưng lý do phổ biến nhất là thiếu sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế và chuyên gia sữa mẹ. Ngược đời rằng chính những nhân viên này lại là nguyên nhân chính khiến mẹ từ bỏ việc nuôi con sữa mẹ và lựa chọn cho con bú sữa bổ sung.
Có nhiều “vật cản đường”, khiến việc xin – cho sữa mẹ khó được chấp nhận. (Ảnh: MomJunction) |
Cũng có nhiều trường hợp mẹ không thể cho con bú vì lý do y tế, nhưng cũng có những mẹ muốn cho con bú thêm sữa bổ sung vì nghĩ rằng như thế con sẽ khỏe hơn, nặng cân hơn và thông minh hơn. Sữa bổ sung ở đây, trong cách trường hợp này, thường được nghĩ đến chính là sữa công thức. Sự quảng cáo rầm rộ và mức độ phổ biến của sữa công thức khiến nhiều người lầm tưởng rằng đó mới là lựa chọn thứ hai sau sữa mẹ. Đơn giản vì nó là cách duy nhất đang được quảng cáo rầm rộ.
Có nhiều ngân hàng sữa mẹ trên thế giới, nhưng lượng sữa mẹ đó được ưu tiên cho những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ sinh non, trẻ ốm yếu. Cũng có những hội nhóm các bà mẹ tự lập ra với mục đích cao đẹp là hiến tặng sữa mẹ cho những trẻ có nhu cầu. Các hội nhóm này ở hầu hết quốc gia nào cũng có, và tất nhiên có ở cả Việt Nam.
Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên của Việt Nam được khai trương tại BV Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng vào ngày 17/2/2017. (Ảnh: Phương Hồng) |
Hãy thay đổi quan niệm về việc xin – cho sữa mẹ
Hiện tại có những quan điểm trái chiều về việc xin – cho sữa mẹ. Nhiều người cho rằng việc cho con mình bú sữa của một người mẹ khác là không an toàn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe cho bé. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều người phản biện lại rằng, những người có mong muốn hiến tặng sữa mẹ, đều là những người cũng đang nuôi con bú, nên sẽ không gây hại gì cho trẻ được bú sữa đi xin.
Trữ sữa hiến tặng là việc làm nên được khuyến khích. (Ảnh: Breastfeedingmamatalk) |
Tổ chức Y tế thế giới WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF đã cùng bắt tay nhau phát triển chương trình Chiến lược nuôi con sữa mẹ toàn cầu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chiến lược này nhắm nhấn mạnh việc cho con bú sữa gì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng và cả sự sống của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Chiếc lược toàn cầu mong muốn thúc đẩy việc hiến tặng sữa mẹ, xin sữa mẹ từ ngân hàng sữa mẹ hoặc từ các mẹ khác, bởi sữa mẹ đi xin là lựa chọn hoàn hảo thứ 2, sau sữa mẹ của mẹ đẻ.
Mặc dù ở các nước tiên tiến như Úc, Mỹ hay các nước châu Âu, nhận thức về hiến tặng sữa mẹ và ngân hàng sữa mẹ còn hạn chế. Như ở Úc chỉ có 5 ngân hàng sữa mẹ, Mỹ có 16 và châu Âu có 203 trên tổng 50 quốc gia, nhưng niềm hy vọng càng ngày sẽ càng có nhiều ngân hàng sữa mẹ vẫn cứ được nhen nhóm và mạnh mẽ theo thời gian.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ, và khi người mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú hoặc tiết ra ít sữa trong những ngày đầu sau sinh, họ ngay lập tức nghĩ mình đã thất bại hoàn toàn. Và khi đó họ bị tiếp cận với những thông tin không chính xác như sữa công thức là giải pháp thay thế hoàn hảo. Tuy nhiên, điều này không đúng. Xếp sau sữa mẹ, sẽ là sữa của các bà mẹ khác, tuyệt đối không phải sữa công thức như chúng ta vẫn thường nghĩ.
Duy trì sữa mẹ khi đi làm có phải là nhiệm vụ ‘bất khả thi’?
Với những kinh nghiệm nuôi con sữa mẹ, chị Trần Thị Ánh Phương (hiện sống tại Lào) tự tin khẳng định nếu đủ kiến thức, ... |
8 điều kì diệu xảy ra trong não bộ khi mẹ cho con bú
Sữa mẹ vốn đã kì diệu, nhưng việc mẹ cho con bú còn ẩn chứa nhiều điều kì diệu hơn. |
Đô thị 17:38 | 11/03/2020
Lối sống 13:10 | 18/05/2019
Lối sống 10:50 | 25/04/2019
Lối sống 11:00 | 18/07/2018
Lối sống 07:03 | 25/06/2018
Lối sống 09:05 | 28/02/2018
Lối sống 03:20 | 27/02/2018
Lối sống 07:53 | 23/02/2018