Những ngôi chùa tâm tịnh, nổi tiếng tại Hà Nội mùa Vu Lan (Phần 1) |
1. Chùa Quán Sứ: Những ngôi chùa là điểm đến đầu tiên được các gia đình quan tâm trong mùa Vu Lan. Đến thăm cửa Phật những ngày tháng 7 âm lịch, là dịp để báo đáp công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Đến chùa những ngày này, những ai còn mẹ sẽ cài lên ngực áo hoa hồng đỏ, những ai mất mẹ cài trên ngực hoa hồng trắng để báo hiếu mẹ cha. Tại chùa Quán Sứ, lễ Vu Lan diễn ra từ ngày 11/7 - 14/7 âm lịch, là điểm đến thu hút người dân Hà Nội hằng năm. Chi phí dự kiến: 20.000 đồng - 50.000 đồng. (Ảnh: phatgiao.org.vn) |
2. Phủ Tây Hồ: Điểm đến kế tiếp phải kể đến là Phủ Tây Hồ, chốn linh thiêng bậc nhất tại Hà Nội. Những ngày lễ Vu Lan, nơi đây dường như thu hút du khách hơn bao giờ hết. Nằm ngay vị trí trung tâm thành phố đến với Phủ Tây Hồ bạn như được lạc trong bầu không khí hoàn toàn khác. Nơi đây tuy nấp nập người hành hương, nhưng không khí luôn yên bình, tĩnh lặng. Cùng bố mẹ ghé thăm Phủ, bày tỏ lòng thành kính, thực hiện những nghi thức tâm linh cũng là một chốn để thư giãn tinh thần, thăm quan một thắng cảnh đẹp. Chi phí dự kiến: 20.000 đồng - 50.000 đồng (Ảnh: Kiều Trang) |
3. Chùa Bà Đá: Ngôi chùa thiêng này cũng là điểm con cái nên cùng cha mẹ đến dịp lễ Vu Lan. Tọa lạc ở số 3 phố Nhà Thờ, đến đây vào những ngày tháng 7 âm lịch để cảm nhận được rõ sự linh thiêng cùng vẻ đẹp cổ kính lâu đời của ngôi chùa cổ. Ngôi chùa thiêng với lối kiến trúc độc đáo cùng sự thanh tịnh sẽ khiến bạn và gia đình có những giây phút tâm tịnh, an lành nhất trong mùa lễ Vu Lan báo hiếu. Chi phí dự kiến: 20.000 đồng - 50.000 đồng. (Ảnh: hoanhap.vn) |
4. Chùa Phúc Khánh: Điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi mùa lễ Vu Lan cùng cha mẹ đến cầu bình an. Ngôi chùa nhỏ tọa lạc tại Ngã Tư Sở, là điểm đến được người dân Hà Nội tìm đến cầu cuộc sống an lành, cầu siêu cho những linh hồn đã khuất. Rằm tháng 7 hằng năm, chùa Phúc Khánh lại trở thành điểm dừng chân để con cái đến cầu hạnh phúc gia đình, báo hiếu công sinh thành của mẹ cha. Chi phí dự kiến: 20.000 đồng - 50.000 đồng. (Ảnh: vietnamtourist) |
5. Chùa Pháp Vân: Chùa Pháp Vân không chỉ là nơi linh thiêng, ghé thăm cúng bái của tăng ni phật tử mà còn là chốn thiền đường, là nơi tụ về của hàng trăm phật tử gần xa để đến tham gia khóa thiền tĩnh tâm trong dịp lễ Vu Lan. Hằng năm, tháng 7 âm lịch, chùa Pháp Vân tổ chức nhiều khóa tu, thiền dành cho các người dân đến để tĩnh tâm và cầu bình an. Đây cũng là một gợi ý dành cho bạn cùng mẹ cha đến để kiếm tìm niềm an lạc trong cuộc sống. Chi phí dự kiến: 40.000 đồng - 60.000 đồng. (Ảnh: tintuchanoi.vn) |
6. Cơm chay Tâm Thành: Ngày lễ Vu Lan, ăn chay cũng trở thành một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Cùng cha mẹ khám phá những quán ăn chay cũng là một trải nghiệm nên thử trong ngày lễ Vu Lan. Quán cơm chay Tâm Thành nằm ở đường Lạc Long Quân thu hút nhiều thực khách bởi sự yên bình, hòa mình với thiên nhiên và khoảng không gian rộng rãi giúp bạn như quên đi mọi bon chen của cuộc sống thường nhật. Ở đây có hơn 100 món chay được chế biến cẩn thận, kỹ lưỡng từ các loại rau, củ quả tươi ngon và bày biện đẹp mắt. Cùng cha mẹ đến thưởng thức những món ăn chay sẽ khiến ngày Vu Lan trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Chi phí dự kiến: 50.000 đồng - 250.000 đồng/người. (Ảnh: huonglan) |
7. Quán chay Bồ Đề Tâm: Một quán chay lý tưởng dành cho gia đình bạn trong ngày lễ Vu Lan. Tọa lạc trên đường Phạm Huy Thông, nơi đây có thể phục vụ cho số lượng nhiều người bởi không gian rộng lớn, sang trọng và thực đơn quán vô cùng phong phú. Bao gồm hơn 35 món chay, với chế biến tỉ mẩn từ những nguyên liệu củ, quả được tuyển chọn lỹ càng và tốt cho sức khỏe. Không gian và thực đơn của Bồ Đề Tâm sẽ mang đến cho gia đình bạn những khoảnh khắc ấm áp, hạnh phúc hơn bao giờ hết trong ngày lễ báo hiếu cha mẹ. Chi phí dự kiến: 100.000 đồng - 250.000 đồng/người. (Ảnh: Bồ Đề Tâm) |
8. Cơm chay Hà Thành: Tọa lạc tại con phố Kim Mã tấp nập, quán cơm chay với thiết kế giản dị, không gian lại yên tĩnh nên khá hợp với tinh thần chay tịnh ngày lễ Vu Lan. Đến cơm chay Hà Thành, cùng mẹ cha thưởng thức những món chay phong phú, đón ngày lễ Vu Lan đầy ý nghĩa. Chi phí dự kiến: 100.000 đồng - 250.000 đồng/người. (Ảnh: Cơm chay Hà Thành) |
9. Nhà hát lớn Hà Nội: Hằng năm, cứ mỗi dịp lễ Vu Lan, nhà hát lớn lại tổ chức những buổi âm nhạc Vu Lan dành cho du khách. Buổi âm nhạc thu hút sự quan tâm của các bậc con cái cùng cha mẹ đến thưởng thức âm nhạc về đạo hiếu với tấm lòng thành kính hướng tới mẹ cha nhân ngày lễ của toàn dân tộc. Đây cũng là một gợi ý hay dành bạn tham khảo. Chi phí dự kiến: Miễn phí vé vào cửa. (Ảnh: Nhà Hát Lớn) |
10. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên: Đây là một điểm đến tuyệt vời dịp Vu Lan. Đây sẽ chuyến trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ dành cho bạn cùng gia đình hướng tới cõi Phật thanh tịnh và an lạc, giúp bạn tìm được sự thư thái trong tâm hồn sau những bộn bề lo toan, quên hết những bon chen của cuộc sống. Còn chần chừ gì nữa, mà không lưu lại điểm đến lý tưởng này trong dịp Vu Lan báo hiếu sắp tới để đón chào một mùa Vu Lan thực sự ý nghĩa bên gia đình. Chi phí dự kiến: 150.000 đồng - 300.000 đồng/ngày bao gồm chi phí di chuyển, ăn trưa, hành hương cửa Phật. (Ảnh: vietnamnet) |
Xem thêm
Những điểm đến hút khách du lịch ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh dịp 27/7
Dịp 27/7, không chỉ có những chiến trường năm xưa tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế...mà ngay tại khu vực Hà Nội và Sài ... |
Tháng 7 bồi hồi với những hành trình về nguồn
Những ngày tháng 7, giữa cái nắng hè vẫn còn chói chang, những đoàn người di chuyển về với Quảng Bình, Quảng Trị ngày một ... |
Bất ngờ khi TP. Hồ Chí Minh lọt top những điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á cần ghé thăm vào năm nay
Mới đây, tạp chí Lonely Planet đã công bố danh sách 10 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á, trong đó TP. Hồ Chí Minh đứng ... |
Pháp luật 12:00 | 01/09/2018
Lối sống 00:00 | 26/08/2018
Lối sống 23:00 | 25/08/2018
Lối sống 05:29 | 25/08/2018
Lối sống 23:48 | 24/08/2018
Lối sống 08:32 | 24/08/2018
Kinh doanh 23:00 | 23/08/2018
Cổ học 08:12 | 23/08/2018