Bằng chứng mới cho thấy mạng xã hội làm tăng sự cô đơn

Trước đây, nhiều chuyên gia đã nhận định mối liên quan giữa việc sử dụng mạng xã hôi và chất lượng tinh thần của con người. Gần đây, một nghiên cứu đã khẳng định thêm nhận định này.
 
bang chung moi cho thay mang xa hoi lam tang su co don Người dùng mạng xã hội 'tiết lộ' tình trạng sức khỏe tinh thần của mình
bang chung moi cho thay mang xa hoi lam tang su co don Vụ tấn công "rúng động" Facebook: 29 triệu tài khoản rơi vào tay hacker
bang chung moi cho thay mang xa hoi lam tang su co don Toàn cảnh scandal Facebook làm lộ dữ liệu người dùng

Nhà tâm lí học Melissa G. Hunt tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) và nhóm của mình đầu tiên thực hiện khảo sát về mối quan hệ của Facebook, Snapchat và Instagram và sự cô đơn.

bang chung moi cho thay mang xa hoi lam tang su co don
(Ảnh minh hoạ: Spa Opportunities)

Cô cho biết, các cuộc nghiên cứu trước đây đều bị giới hạn về phạm vi hoặc không có các yếu tố thực tiễn vì chỉ theo dõi người tham gia trong một thời gian ngắn hoặc thực hiện trong phòng thí nghiệm.

Nhóm của Hunt tập trung nghiên cứu vào Facebook, Snapchat và Instagram vì những nền tảng này được sinh viên sử dụng phổ biến nhất.

Cuộc nghiên cứu tiến hành theo dõi tâm trạng và mức độ hạnh phúc của 143 sinh viên tại Đại học Pennsylvania. Những người tham gia phải cung cấp các dữ liệu từ smartphone phản ánh thói quen sử dụng mạng xã hội của họ.

Nhóm của Hunt đã ngẫu nhiên phân chia những người tham gia thành 2 nhóm. Một nhóm tiếp tục sử dụng mạng xã hội như bình thường, trong khi nhóm còn lại sẽ giảm thời gian sử dụng Facebook, Snapchat và Instagram khoảng 10 phút mỗi ngày.

bang chung moi cho thay mang xa hoi lam tang su co don
(Ảnh minh hoạ: Philly.com)

Qua 3 tuần, những người tham gia cung cấp thông tin về việc sử dụng mạng xã hội cho các nhà nghiên cứu và hoàn thành một bài khảo sát để xem xét các mức độ về sự lo lắng, trầm cảm, cô đơn và sự sợ hãi bị bỏ rơi.

Kết quả cho thấy rằng sự trầm cảm và sự cô độc giảm đi đáng kể ở nhóm giảm thời gian sử dụng mạng xã hội. Kết quả này còn rõ rệt hơn nữa đối với những người bị trầm cảm nặng trước khi tham gia cuộc nghiên cứu.

Bởi vì, cuộc nghiên cứu này chỉ thực hiện trên 3 nền nảng ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất nên rất khó để kết luận ảnh hưởng của tất cả những ứng dụng mạng xã hội đối với sức khỏe của chúng ta. Trong tương lai, nhóm của Hunt sẽ tập trung vào các ứng dụng hẹn hò online.

Dựa trên phát hiện này, Hunt đã đưa ra một số lười khuyên như sau: “Khi mà bạn không bắt buộc sử dụng mạng xã hội thì hãy dành thời gian cho những việc làm bạn cảm thấy tốt hơn. Nói cách khác, bạn nên để điện thoại xuống và tham gia các hoạt động thể chất khác như gặp gỡ bạn bè, người thân nhiều hơn.”

bang chung moi cho thay mang xa hoi lam tang su co don
(Ảnh: Thrive Global)

Hunt nói thêm: “Việc hạn chế sử dụng mạng xã hội thực sự làm giảm đi tình trạng lo âu, căng thẳng và cô đơn của chúng ta. Khi bạn nhìn vào cuộc sống của ai đó trên Instagram, bạn sẽ dễ dàng so sánh và cảm thấy cuộc sống của họ tốt hơn của mình". Tuy nhiên, Hunt cũng nhấn mạnh rằng cô và team của mình không đề nghị tất cả người trẻ phải từ bỏ mạng xã hội hoàn toàn.

bang chung moi cho thay mang xa hoi lam tang su co don Thực hư chuyện mất tài khoản facebook khi chơi trò chơi ‘Cuộc đời bạn có màu gì?’

Người dùng có thể bị mất thông tin cá nhân và tài khoản facebook nếu chơi trò chơi "Cuộc đời bạn có màu gì", thông ...

bang chung moi cho thay mang xa hoi lam tang su co don Tình huống bố mẹ không ngờ tới khi trẻ dùng Facebook

Xem trộm đoạn chat của con gái lớp 7, chị Hà sốc khi thấy cô bé ngoan, học giỏi lại văng tục và buôn chuyện ...

bang chung moi cho thay mang xa hoi lam tang su co don Tin nhắn riêng tư của 81.000 tài khoản Facebook bị rao bán

Hacker Nga được cho là đã đánh cắp tin nhắn của hàng chục nghìn thành viên Facebook và rao bán 0,1 USD cho mỗi tài ...

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.