Chị Nhật Linh cho biết, mỗi ngày chị chỉ việc “vắt óc” nghĩ ra món ăn cho bé, tìm nguồn thực phẩm sạch, tươi ngon để giúp món ăn mình nấu được đảm bảo sạch sẽ, an toàn cho sức khoẻ của con, giúp món ăn giữ được mùi vị đặc trưng để bé cảm thấy thích thú hơn mỗi khi đến bữa.
Chị Trương Vũ Nhật Linh hiện đang làm nghề kinh doanh mỹ phẩm. Dù mới làm mẹ lần đầu nhưng chị rất tự tin khi được học hỏi những mẹ đi trước, được dành thời gian để tham khảo kỹ lưỡng phương pháp ăn dặm mà chị mong muốn được áp dụng cho bé Su hào nhà mình. Cũng chính vì thế, chị chưa bao giờ cảm thấy việc cho con ăn, việc nấu nướng cho con là một “cuộc chiến” như áp lực mà nhiều mẹ mắc phải.
Mẹ trẻ Trương Vũ Nhật Linh. (Ảnh NVCC) |
Dù mẹ nấu món gì, bé thường rất hưởng ứng. (Ảnh NVCC) |
Bé Su hào ăn say mê những món ngon mẹ làm. (Ảnh NVCC) |
Cùng trò chuyện với chị Nhật Linh để có thêm kinh nghiệm, sự sẻ chia về việc chăm sóc con trong giai đoạn này:
- Chào chị, chị cho bé bắt đầu ăn dặm từ khi nào? Trong tháng đầu tiên khi con ăn dặm, chị thường cho bé làm quen với những loại thực phẩm gì? Con có hợp tác không?
- Mình thực hiện theo đúng hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng đó là bé đủ 6 tháng thì sẽ bắt đầu cho ăn dặm. Còn trước đó, bé bú mẹ hoàn toàn.
Vì mình cho con ăn theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning) nên con sẽ tự mình bốc đồ ăn để ăn. Trong 2 tuần đầu khi con ăn dặm, mình cho con ăn các loại củ quả hấp (cà rốt, củ cải, ớt chuông, su hào,...). Khi con đã quen dần với thức ăn, mình bắt đầu bổ sung đạm và tinh bột. Bạn Su hào được tầm 6,5 tháng thì mình cho bạn ăn các loại thịt/cá/hải sản. Còn tinh bột thì khi bạn í được 8 tháng thì mình mới bắt đầu cho con ăn.
Ban đầu hầu như con không hợp tác, chỉ cầm lên mút mút rồi ném. Thời gian đó mình đã khá stress. Nhưng vì đã đọc kĩ tài liệu, cũng như tin tưởng vào con, nên sau 3 tháng học ăn, thì con đã và đang ăn tốt lên hàng ngày. Con nhai/nhả/nuốt thức ăn thô rất tốt!
- Thời gian đầu chị cho bé ăn mấy bữa 1 ngày?
- Trong thời gian 2 tháng đầu tập ăn, mình cho con ăn 2 bữa (bữa trưa và bữa tối). Sau khi con được 8 tháng, thì mình bắt đầu cho con ăn 3 bữa (bữa trưa, bữa phụ buổi chiều, và bữa tối). Việc cho con ăn cũng cần tập thói quen đúng giờ để cơ thể con thích ứng, điều chỉnh kịp thời giúp việc ăn cũng hào hứng hơn.
- Để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con qua những bữa ăn, chị thường cho con ăn những loại thực phẩm gì? Bé thích ăn nhất là món gì mẹ nấu?
- Để đảm bảo dinh dưỡng cho Su hào, mình thường cho con ăn đủ các nhóm trong bữa ăn (đạm, xơ, tinh bột, béo) bao gồm:
+ Đạm: thịt, cá, hải sản và các loại đậu.
+ Xơ: rau củ, trái cây
+ Tinh bột: thường nhóm tinh bột mình thay đổi cho con hàng ngày như khoai lang, khoai tây, bánh mì, cơm...
Còn nhóm chất béo thì theo như mình biết trong các loại thực phẩm cho đã có sẵn, mình không bổ sung thêm cho con nữa. Vì lượng chất béo con cần ở thời điểm hiện tại chưa nhiều, nếu bổ sung quá sẽ khiến con khó hấp thu.
Cơm viên. Cà ri gà, rau muống luộc. (Ảnh NVCC) |
Tôm ướp hành+húng quế áp chảo. Salad củ dền+dưa leo trộn dầu oliu. Cơm trắng. (Ảnh NVCC) |
Chả giò cuốn thịt bằm+húng quế+mộc nhĩ. Canh khổ qua cá thác lác. (Ảnh NVCC) |
Cơm cùng với rau salad+cà chua trộn dầu oliu. Thịt cừu ướp thảo mộc áp chảo. (Ảnh NVCC) |
- Độ thô của thức ăn qua từng giai đoạn được chị điều chỉnh như thế nào để phù hợp với sự phát triển của bé?
- Vì bạn Su hào ăn theo BLW nên đã được ăn thô từ lúc mới bắt đầu ăn dặm. Ban đầu là thời gian con học các kĩ năng cầm nắm để cho vào miệng, nên mình thường cắt các loại củ/quả thành thanh dài tầm 6-7cm, ngang tầm 1-2cm, và không hấp quá mềm, tránh trường hợp con chưa kịp cho vào miệng đã bóp nát. Thịt thì mình cắt lát mỏng, cá thì mình chỉ lấy file cho con, các loại hải sản thì bỏ vỏ rồi cho con cầm ăn thôi.
Khi con tập cầm nắm được khoảng 2 tháng thì chuyển sang giai đoạn bốc nhón. Lúc đó mình sẽ cắt các thanh củ/quả nhỏ hơn so với ban đầu. Thịt/cá/hải sản thì cũng chế biến như cũ. Khi con đã bốc nhón thành thạo, và động tác nhai/nhả/nuốt đã tốt thì mọi thứ đồ ăn của con mình để bình thường.
- Chị thường lưu trữ đồ ăn cho bé như thế nào để đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng, tươi ngon nhưng không mất nhiều thời gian chế biến?
- Vì mình khá rảnh rỗi nên đến bữa ăn thì mới chế biến đồ ăn cho Su hào. Nhưng mình thấy ăn theo phương pháp BLW thì thật sự là không tốn thời gian. Hôm nay định cho con ăn gì, thì cứ cắt rồi hấp lên thôi. Thường thì giờ Su hào đã ăn đồ xào, chiên, kho, áp chảo, nướng như ngươi lớn chứ không còn hấp nhiều như lúc mới ăn, nên hôm đó vợ chồng mình ăn gì, thì nấu rồi múc cho con để riêng, xong mới nêm nếm gia vị cho mình ăn.
- Bé thích ăn nhất là món gì? Những món bé không thích ăn, chị có làm cách nào để bé yêu thích không hay thay đổi sang món khác phù hợp với khẩu vị của con?
- Su hào nhà mình thì hầu như món gì cũng ăn cả. Nhưng có một số loại rau Su hào không thích ăn như bông cải xanh, hạt sen, củ dền... Ban đầu con chỉ cần thấy các loại đấy trên bàn ăn là sẽ vứt ngay. Lúc đó mình sẽ không tiếp tục cho con ăn nữa, và đợi một vài hôm sau mới giới thiệu lại, nhưng mình sẽ đổi cách chế biến. Thường thì mình hấp lên, xong trộn thành salad cho con. Salad của con gồm 1 ít dầu oliu, 1-2 giọt chanh và 1 ít lá rau thơm (bạc hà, nguyệt quế, húng quế...) để cho con được trải nghiệm các mùi vị mới lạ, tăng sự hứng thú trong bữa ăn cho con.
Mình không ướp gia vị (mắm, muối, đường, hạt nêm) cho con, nhưng mình hay ướp cho con các gia vị để tăng thêm mùi vị như quế, hồi, hương thảo, gừng, hành, tỏi, các loại rau gia vị. Và bạn Su hào nhà mình rất hứng thú với các loại thức ăn có mùi thơm tự nhiên như vậy.
Tham khảo những món ăn hàng ngày chị Nhật Linh chế biến cho con:
Những ngày ăn dặm đầu tiên của bé Su hào với rau củ luộc. (Ảnh NVCC) |
Cơm trắng, trứng, rau. (Ảnh NVCC) |
Cơm, rau, tôm rim cà chua. (Ảnh NVCC) |
Thịt bò xào cà chua, nui xào. (Ảnh NVCC) |
Rong biển-đậu hũ xào hành. Cá lóc kho nghệ. (Ảnh NVCC) |
Cơm trộn hạt chia. Bông cải xanh hấp. Cá kho cà. (Ảnh NVCC) |
Thịt bò áp chảo. Khoai tây nghiền sữa mẹ trộn hạt chia. Rau xà lách trộn dầu mè. (Ảnh NVCC) |
Thịt heo chiên với dầu phộng. Bắp cải xào tỏi. Khoai tây nghiền sữa mẹ trộn hạt chia. (Ảnh NVCC) |
Salad củ dền-bông cải xanh (sốt salad: 1 thìa cafe dầu oliu (hoặc dầu mè), 3 giọt chanh, trộn đều) Pate gan. (Ảnh NVCC) |
Cơm trộn hạt chia. Rong biển xào thịt. Khoai tây chiên. (Ảnh NVCC) |
Rau mồng tơi hấp. Thịt heo hấp. Cơm trộn hạt chia. (Ảnh NVCC) |
Pate gan. Bánh mì sandwich mẹ làm. Bí đao nấu canh thịt bằm. (Ảnh NVCC) |
Canh đu đủ hầm thịt giò. Cơm trộn hạt chia. (Ảnh NVCC) |
Thịt bò bằm sốt cà chua. Khoai tây nghiền sữa mẹ trộn hạt chia. Hạt sen hấp. (Ảnh NVCC) |
Trứng chiên thịt. Rau cải ngồng xào tỏi. Cơm viên. (Ảnh NVCC) |
Mỳ spaghetti. Khoai tây chiên. (Ảnh NVCC) |
- Cảm ơn bạn đã dành thời gian chia sẻ những kinh nghiệm thực sự hữu ích với Vietnammoi.vn.
Lối sống 09:47 | 14/06/2019
Lối sống 06:32 | 13/06/2019
Lối sống 04:24 | 27/12/2018
Lối sống 07:38 | 12/12/2018
Lối sống 09:53 | 10/12/2018
Lối sống 00:00 | 10/09/2018
Lối sống 02:04 | 07/09/2018
Lối sống 02:28 | 24/08/2018