Cho con ăn dặm từ 6 tháng, mẹ trẻ Chu Yến Linh đã lưu lại cho mình một “bộ sưu tập” các món ăn dặm giúp các mẹ có thể mở ra và áp dụng, giúp bé ăn ngoan, ăn vui mỗi ngày.
Cũng như nhiều bà mẹ bỉm sữa khác, mẹ 9x Chu Yến Linh sau khi sinh con đã dành thời gian tham khảo nhiều tài liệu về ăn dặm, giúp bản thân tự tin hơn trong hành trình làm mẹ, cũng như chuẩn bị kiến thức đầy đủ giúp mẹ chăm sóc con tốt hơn.
Cùng trò chuyện với Yến Linh để có thêm kinh nghiệm chế biến nhiều món ăn dặm thơm ngon, bắt mắt, bổ dưỡng cho con dưới 1 tuổi.
- Chào bạn, khi bé chuẩn bị đến giai đoạn ăn dặm, bạn đã chuẩn bị kiến thức như thế nào?
- Khi có thời gian rảnh, mình lại đọc báo, sách, những tài liệu về ăn dặm, về các phương pháp nuôi con… Những gì liên quan đến bé mình đều đọc để có thêm kiến thức giúp bản thân chăm sóc và nuôi dưỡng con được tốt hơn. Ngoài ra, khi con chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn dặm, mình và chồng đã lên kế hoạch để mua đồ dùng dành cho con: từ dao, thớt, bát, thìa, ghế ăn dặm, dầu ăn, cốc nấu cháo…
|
Mẹ trẻ Yến Linh cùng chồng và con gái. (Ảnh NVCC) |
- Khi bé bắt đầu ăn dặm, bạn cho con ăn mấy bữa một ngày?
- Thời gian đầu ăn dặm, mình cho con làm quen từng chút một. Khi bắt đầu ăn thì chỉ một ngày cho con ăn 1 bữa vào lúc sáng ngủ dậy.
- Bạn áp dụng phương pháp ăn dặm nào cho con?
- Mình cho con ăn dặm theo bản năng của mẹ. Mỗi phương pháp mình áp dụng những gì cảm thấy phù hợp. Ví dụ mình vẫn cho con ăn cháo theo độ thô của từng tháng tuổi, ăn bốc khi ngồi vào bàn ăn, con ăn phải tuân thủ nguyên tắc không xem ti vi, không nô đùa, không đi rong và đặc biệt là không thêm mắm muối vào đồ ăn của con. Mình chỉ muốn làm điều tốt nhất cho sức khỏe của con.
- Bạn có thể chia sẻ cụ thể về độ thô của cháo theo từng giai đoạn?
- Tháng đầu tiên con sẽ được ăn cháo nấu với tỉ lệ 1:10. Bắt đầu sang tháng thứ 7 mình cho con ăn tỉ lệ 1:7, bắt đầu tăng độ tho của con theo từng tháng tuổi. Vì ngay ban đầu con đã làm quen với việc ăn bốc thức ăn thô từ khi 6 tháng nên cũng không gặp trở ngại nhiều lắm ngoài việc con bị hóc, nhưng mình vẫn bình tĩnh cho con tự xử lý và bé cũng tự nhè được miếng to nếu không nuốt được.
|
Mỗi khi đến bữa ăn, bé lại được ngồi vào ghế. (Ảnh NVCC) |
- Bạn thường chuẩn bị đồ ăn cho con vào thời gian nào trong ngày?
- Mình thường dậy chuẩn bị đồ ăn cho bé vào sáng sớm. Bố bé cũng phụ giúp mình việc đi chợ. Lúc mới đầu cho bé mới ăn cũng rất ngượng nghịu, nấu rất lâu, hí hoáy cả tiếng không xong bát cháo. Mình chủ trương ăn bữa nào nấu ữa đó nên thời gian nấu cho con đều phải tranh thủ lúc con ngủ là mẹ dạy nấu để con dậy sẽ có cháo ăn ngay.
- Bạn nấu ăn hấp dẫn như vậy, có khi nào con chán ăn?
- Ban đầu con cũng rất hứng thú với việc ăn dặm.Mình cho con ăn ít một nên đôi lúc con vẫn còn thòm thèm khi ăn hết suất. Sau cũng có thời gian con biếng ăn. Nhưng chỉ hai tuần sau đến tận bây giờ, khi con sắp tròn 1 tuổi, bữa ăn nào con cũng hào hứng và hầu như đều ăn hết suất của mình.
- Bạn có bí quyết gì không?
- Mình cũng không có bí quyết gì cả. Mình không ép con ăn. Thời kỳ con lười ăn, cứ cầm bát thìa là khóc thét, tâm lý của mình lúc đó cũng rất thoải mái. Ngày nào mình cũng đều đặn nấu 2 bữa cháo, đưa lên 1 thìa con không ăn mình cũng không ép. Cho nên con không hình thành thói quen sợ ăn vì bị ép. Qua giai đoạn đó con lại hào hứng ăn trở lại.
|
Mẹ Yến Linh chia sẻ cần giữ tâm trạng thoải mái khi cho con ăn. (Ảnh NVCC) |
- Khi chế biến đồ ăn cần chú ý những gì để đảm bảo dinh dưỡng cho con?
- Tất cả rau củ và thịt mình đều hấp để giữ độ dinh dưỡng trong thức ăn cho con. Tránh việc ninh lâu, nấu quá lâu sẽ mất hết dinh dưỡng. Và trong bữa ăn con phải đảm bảo đủ 3 nhóm: tinh bột, rau và đạm.
Tham khảo thực đơn ăn dặm đa dạng mỗi ngày của mẹ trẻ Chu Yến Linh:
|
Bơ trộn sữa. (Ảnh NVCC) |
|
Khoai lang tím trộn sữa. (Ảnh NVCC) |
|
Bí đỏ trộn sữa. (Ảnh NVCC) |
|
Bánh mì, sữa và phô mai. (Ảnh NVCC) |
|
Khoai lang trộn sữa. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo 1:10 với đậu Hà Lan. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo khoai tây kết hợp cà rốt. (Ảnh NVCC) |
|
Táo trộn phô mai. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo bí đỏ trộn khoai lang. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo thịt thăn + carot + đậu Hà Lan. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo thịt bò + susu + carot. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo trứng + súp lơ + khoai tây. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo đậu + bí đỏ. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo trứng gà + khoai tây + carot + phomai. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo óc heo + đậu Hà Lan. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo trứng + cà chua bi. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo bí đỏ + đỗ xanh. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo ngao + carot + đậu Hà Lan. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo bí xanh tôm. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo bí xanh + carot + thịt thăn. (Ảnh NVCC) |
|
Mì ý + sốt thịt băm cà chua. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo tôm rau muống. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo cua bí đỏ. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo bí đỏ cá quả. (Ảnh NVCC) |
|
Cháo lươn khoai môn. (Ảnh NVCC) |
|
Mẹ Pháp không ép con ăn thêm, không vỗ tay khi con ăn hết
Trong khi mẹ Việt luôn nài nỉ con ăn thêm một miếng nữa đi mà và khi con ăn hết thì mừng rơn, vỗ tay ...
|
|
Kinh nghiệm cho con ăn thô chuẩn theo từng giai đoạn của mẹ ba con ở Sài Gòn
Mỗi giai đoạn con cần ăn tăng dần độ thô để tập luyện phản xạ nhai, đó là kinh nghiệm của chị Võ Ngọc Hoài ...
|