Khi thấy con gái có các dấu hiệu sẵn sàng như ngồi cứng cổ, thấy mọi người ăn thì chép miệng, đưa đồ chơi lên miệng gặm…, chị bắt đầu cho con ăn dặm. Hiện nay, bé đã ăn dặm được hơn 4 tháng.
Chị Thúy và cô con gái. |
Trước khi cho con ăn dặm, chị cũng băn khoăn không biết phương pháp nào sẽ phù hợp với con. Vì thế, chị lên mạng tìm hiểu kiến thức của từng phương pháp như cách lựa chọn thực phẩm, cách chế biến, cách bảo quản, lựa chọn những dụng cụ ăn dặm an toàn, cách xử lí khi cho con ăn và mua sách về đọc cũng như tham khảo từ kinh nghiệm của những mẹ đi trước. Sau đó, chị quyết định cho bé ăn dặm kiểu Nhật trước để bé nhận biết vị.
Với phương pháp này, bé nhận biết vị khá nhanh, mẹ biết bé thích gì và không thích gì. Chị chia sẻ: “Như bé nhà mình rất thích các vị của bí đỏ, khoai lang nhưng lại không thích hạt sen, đậu Hà Lan”. Sau khi ăn dặm kiểu Nhật 1 tháng, chị kết hợp thêm phương pháp ăn dặm bé chỉ huy (BLW) và ăn dặm truyền thống, đồng thời tăng độ thô thích hợp cho bé.
Một số bữa ăn dặm bé tự chỉ huy chị Thúy làm cho con. |
Khi áp dụng cả ba phương pháp ăn dặm, chị Thúy nhận thấy bé thích ăn dặm BLW và ăn dặm kiểu Nhật. Chị tâm sự: “Phải công nhận một điều là những lợi ích khi cho con ăn dặm tự chỉ huy là không hề nhỏ”. Bé chủ động trong việc lựa chọn thức ăn, ăn bao nhiêu là quyền của con. Bữa ăn diễn ra nhẹ nhàng và vui vẻ. Khả năng ăn thô của con tốt hơn hẳn các phương pháp khác. Mẹ cũng không phải “đầu bù tóc rối” khi loay hoay nấu cháo, xay, ép hay cho con đi rong, cho con xem tivi để con ăn được nhiều.
Từ khi cho con ăn dặm, bé Bống luôn hợp tác tốt trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, có một vài bữa con cũng không muốn ăn. Với những ngày như thế, chị sẽ tìm hiểu nguyên nhân xem bé có đang buồn ngủ, bé mệt hay bé chán loại thức ăn này. Sau đó, chị sẽ thay đổi cách nấu phù hợp cho con. Vì thế nên chị không cho con ăn theo một phương pháp nào mà luôn luôn thay đổi thực đơn, cách nấu để mỗi bữa ăn là một điều mới mẻ thú vị dành cho con. “Nếu mình đã thay đổi mà bé vẫn ăn ít hoặc không ăn thì mình cũng không ép ăn, tránh tâm lí con sợ bữa ăn. Dưới 1 tuổi sữa vẫn là thức ăn chính nên con không ăn thì mẹ cũng không ép”, chị Thúy cho hay.
Đặc biệt, với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, bé hào hứng và thích thú bởi con được tự chủ trong việc ăn uống. “Nhìn thấy mẹ bưng khay ăn ra là chép miệng cười rồi. Ngồi vào bàn ăn tự động để tay lên bàn cho mẹ kéo mặt bàn ăn lại”, chị Thúy cho biết.
Cơm nắm lươn rau. |
Thời gian này bé khá bám mẹ và theo tìm hiểu, chị biết con đang rơi vào giai đoạn lo sợ cách xa nên có những lúc chị vừa phải nấu sngm vừa phải bế con. Nhưng thấy con ăn ngoan, thích món ăn do mẹ nấu thì với chị Thúy, bao nhiêu mệt mỏi cũng tan biến.
Khi chế biến thức ăn, chị quan tâm lớn đến việc lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn. Chị thường tìm mua thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ. Với cá thịt, chị hay mua trong siêu thị, cửa hàng bán riêng đồ ăn cho bé. Khi chế biến, chị cũng ít khi trữ đông, hầu như là “con ăn bữa nào nấu bữa đó”. Các dụng cụ chế biến thức ăn cũng phải tráng qua nước sôi trước khi sử dụng.
Dù món ăn cho con đơn giản hay cầu kì thì cũng phải đầy đủ bốn nhóm chất tinh bột, đạm, vitamin và chất béo. Chị chia sẻ, thực đơn các mẹ cũng nên thay đổi thường xuyên như sáng ăn dặm bé tự chỉ huy, chiều ăn dặm truyền thống hoặc kiểu Nhật. Thức ăn cũng nên đa dạng cho con biết được nhiều vị, chế biến thô mịn phù hợp với từng giai đoạn của con.
Theo chị Thúy, ăn dặm theo phương phá nào cũng có ưu điểm. Mẹ hãy quan sát xem con phù hợp với phương pháp ăn dặm nào. Trước khi bước vào hành trình ăn dặm cùng con, mẹ nên học về phương pháp, cách xử lí, cách chế biến, bảo quản thức ăn. Hãy để con được ăn dặm trong niềm vui để mỗi bữa ăn là một điều mới mẻ đang chào đón con.
Chị tâm sự: “Mình rất may mắn khi có được một người chồng luôn biết chia sẻ với vợ những khó khăn, vất vả trong việc chăm con. Dù đi làm từ sáng sớm tối mịt mới về đến nhà nhưng anh luôn giúp chị trong việc trông con để chị có thể quán xuyến việc nhà. Thậm chí, có nhiều hôm chị mệt, anh vẫn nấu ăn, rửa bát, giặt đồ, lau dọn nhà cửa. Biết vợ ở nhà chăm con sẽ không tránh khỏi những lúc cảm thấy bức bối khó chịu nên cuối tuần anh thường khuyên chị ra ngoài, dành thời gian cho bản thân để tránh stress.
Một số món ăn trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật và ăn thô của bé Bống.
XEM THÊM
Con ăn ngoan nhờ mẹ tự tay làm những bữa phụ cho con ăn dặm
Chị Huyền (Hải Phòng) - mẹ của em bé Bin cho biết, trong thời gian con ăn dặm, bữa phụ quan trọng không kém gì ... |
Thực đơn cơm nát cho con ăn dặm trên 8 tháng tuổi
Chị Phạm Linh (Hải Dương) cho con ăn dặm từ khi 5,5 tháng tuổi với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, sau đó, sang tháng ... |
Gợi ý các món ngon ăn kèm cơm cho bé ăn thô trên 1 tuổi
Nhờ áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và bé tự chỉ huy, bé Đỗ Đen – con trai chị Nguyễn Phương Thảo (Hà ... |
Mẹ Việt ở Pháp: Làm mẹ toàn thời gian nhưng nhìn chẳng giống nuôi con mọn
Cuộc sống của người phụ nữ sau khi có con đều xoay quanh đứa trẻ. Nhưng có lẽ bất cứ ai khi nhìn thấy những ... |
Cho con ăn dặm thuần thực vật, con vẫn khỏe mạnh, bụ bẫm, đáng yêu
Lựa chọn phương pháp ăn dặm tự chỉ huy nhưng điểm khác biệt trong thực đơn cho con của chị Nguyễn Thu (Hà Nội) lại ... |
Lối sống 07:35 | 03/06/2019
Lối sống 10:37 | 16/10/2018
Lối sống 23:38 | 15/09/2018
Lối sống 00:49 | 06/09/2018
Lối sống 12:11 | 15/08/2018
Lối sống 05:19 | 14/08/2018
Lối sống 03:12 | 08/08/2018
Lối sống 12:00 | 06/08/2018