Quỹ ngoại Asia Frontier Capital: Không bất ngờ trước làn sóng bán tháo cổ phiếu BĐS ở Việt Nam

Đại diện Asia Frontier Capital cho rằng, việc bán tháo cổ phiếu BĐS là động thái này dễ hiểu trong bối cảnh thị trường tắc nghẽn nguồn vốn. Cùng với đó, thị trường vốn sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực trả nợ trái phiếu đến hạn vào 2023 và 2024.

Ảnh minh hoạ: Quyên Quyên.

Nền kinh tế Việt Nam đang được chú ý trong thời gian gần đây, khi Chính phủ thắt chặt kiểm soát đối với các doanh nghiệp bất động sản. Điều này đã kéo thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất thế giới.

Mặc dù Bộ Tài chính đã cam kết tìm phương án giảm thiểu áp lực tài chính cho các doanh nghiệp, song áp lực trả nợ trong vài năm tới vẫn khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng, Bloomberg đưa tin.

Tamma Febrian, một nhà phân tích tại Fitch Ratings cho biết, nếu thắt chặt quá mức có thể dẫn đến rủi ro khủng hoảng thanh khoản hoặc ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, từ đó tác động đến toàn bộ lĩnh vực bất động sản và lĩnh vực ngân hàng.

Theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, tính đến tháng 10, số lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ đã giảm 51%, xuống còn 240,76 nghìn tỷ đồng (9,7 tỷ USD). Vingroup là công ty duy nhất phát hành trái phiếu ngoại tệ trong năm nay khi huy động được tổng cộng 625 triệu USD.

Với thị trường chứng khoán, VN Index cũng đã giảm 37%, chủ yếu do nhóm cổ phiếu các nhà phát triển bất động sản và ngân hàng trong bối cảnh lo ngại về rủi ro lây lan rộng hơn.   

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các ngân hàng, công ty bất động sản và công ty xây dựng là những nhóm ngành phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất trong năm nay. Tuy nhiên, những áp lực tài chính ngày càng gia tăng, bao gồm lạm phát và nợ đang khiến Việt Nam giảm sức hút trong mắt của các nhà đầu tư nước ngoài đối với tài sản trên mọi lĩnh vực. 

Trước lo ngại của các nhà đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ngày 22/11 vừa qua đã chia sẻ với Bloomberg, ngoại trừ những trường hợp phát hành trái phiếu sai quy định, Chính phủ không nhận thấy yếu tố nào có tác động lớn hơn đến thị trường. Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu tăng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp từ 11% hiện nay lên 25% tổng sản phẩm quốc nội.

Dù vậy, các nhà đầu tư vẫn còn tâm lý quan ngại, không chỉ bởi vấn đề thanh khoản hiện tại mà còn về rủi ro về khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong trung hạn. Dữ liệu của ADB cho thấy phần lớn trái phiếu được phát hành có kỳ hạn dưới 5 năm. 

Ruchir Desai, nhà quản lý quỹ tại Asia Frontier Capital Ltd, cho biết, việc bán tháo cổ phiếu bất động sản do tắc nguồn vốn hiện nay ở Việt Nam là điều dễ hiểu. Chưa hết, các khoản hoàn trả trái phiếu vào năm 2023, 2024 cũng là bài toán khó giải khi thanh khoản bất động sản đang ở mức thấp.

chọn
Tiến độ Vinhomes Vũ Yên
Vinhomes Vũ Yên có tổng diện tích hơn 877 ha, tổng mức đầu tư 44.044 tỷ đồng. Vingroup cho biết, đến nay đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động 46 căn shophouse và 1.076 căn nhà liền kề...