Cầm lượng lớn chứng chỉ tiền gửi FE Credit, loạt doanh nghiệp 'lạ' huy động hơn 25.000 tỉ đồng chỉ trong 1 tháng qua kênh trái phiếu

Các thương vụ diễn ra trong tháng 1/2019 và mới được hé lộ trong một báo cáo tổng hợp tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2019, được HNX công bố gần đây. Điểm chung của những Ataka, Hakuba, Azura và Yamagata là nhóm doanh nghiệp này đều rót vốn, sở hữu lượng lớn chứng chỉ tiền gửi do FE Credit - công ty con của VPBank - phát hành.
Cầm lượng lớn chứng chỉ tiền gửi FE Credit, loạt doanh nghiệp 'lạ' huy động hơn 25.000 tỉ đồng chỉ trong 1 tháng qua kênh trái phiếu - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Nguồn: Internet).

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) hiện là đơn vị tiếp nhận thông tin công bố về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, theo Nghị định số 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Theo quy định, doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ phải công bố thông tin trước đợt phát hành, cũng như kết quả đợt phát hành đó. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin định kì, thông tin bất thường, thông tin về trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền, mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu.

Tài liệu được HNX công bố gần đây cho thấy, trước thời điểm Nghị định số 163 có hiệu lực, đã có một loạt doanh nghiệp hoàn thành việc phát hành trái phiếu.

Trong số đó, có nhiều doanh nghiệp “lạ” huy động hàng nghìn tỉ đồng từ trái phiếu nhưng cũng rót một khoản tiền tương tự vào chứng chỉ tiền gửi của một công ty tài chính tiêu dùng.

Cụ thể, Công ty TNHH Hai thành viên Ataka (Ataka) trong các ngày 9/1 và 23/1 đã phát hành hai đợt trái phiếu, kì hạn 10 năm, thu về 3.000 tỉ đồng. Tương tự, Công ty TNHH Hakuba (Hakuba) trong các ngày 8/1 và 22/1 đã thực hiện hai đợt phát hành trái phiếu, huy động được 2.000 tỉ đồng.

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, Ataka được thành lập vào tháng 1/2016, đăng kí địa chỉ trụ sở chính trên phố Tràng Thi, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Ataka là ông Nguyễn Quý Lâm (sinh năm 1964) - một nhân sự chủ chốt của Công ty chứng khoán VPS. 

Trước thời điểm phát hành trái phiếu, tính tới cuối năm 2018, Ataka có quy mô vốn điều lệ chỉ ở mức 10 tỉ đồng.

Đáng chú ý, ông Lâm còn đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc của CTCP Ví điện tử A+. Doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 12/2017, có quy mô vốn điều lệ 50 tỉ đồng.

Công ty Hakuba thành lập từ năm 2014, đăng kí địa chỉ trụ sở chính tại tòa nhà Nhật An, 30D Kim Mã Thượng, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội. Tính tới cuối năm 2018, quy mô vốn điều lệ đăng kí của Hakuba chỉ vỏn vẹn 2,6 tỉ đồng. Trong đó, bà Nguyễn Hương Giang (sinh năm 1985) - Giám đốc Hakuba - nắm giữ 98% cổ phần.

Cũng trong tháng 1/2019, CTCP Azura (Azura) và công ty TNHH Yamagata là những doanh nghiệp “lạ” có quy mô huy động từ trái phiếu gấp nhiều lần 2 trường hợp kể trên.

Cụ thể, Azura đã huy động được tới 10.000 tỉ đồng thông qua 4 đợt phát hành trái phiếu, kỳ hạn 10 năm.

Thành lập từ năm 2011, Azura hiện đăng ký địa chỉ trụ sở tại số 360 Kim Mã, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội. Công ty đăng ký ngành nghề chính là xây dựng nhà các loại (xây dựng công trình dân dụng). Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Dương Thành Trung (sinh năm 1980).

Trong khi đó, Yamagata là doanh nghiệp có quy mô huy động vốn từ trái phiếu đáng chú ý nhất, với 10.035 tỉ đồng, thông qua 5 đợt phát hành chỉ trong tháng 1/2019. Số trái phiếu này đều có kì hạn là 10 năm.

Như VietTimes đã đưa tin, tính đến cuối tháng 6/2019, số dư trái phiếu của Yamagata lên tới 15.902 tỉ đồng. Doanh nghiệp này được thành lập vào năm 2009, đăng kí địa chỉ trụ sở chính tại Tòa nhà 25T2, Lô N05, đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Yamagata đăng kí ngành nghề kinh doanh chính là hoàn thiện công trình xây dựng. Tính tới tháng 1/2019, quy mô vốn của Yamagata đạt mức 100 tỉ đồng, bao gồm 2 cổ đông cá nhân là bà Quách Mai Vân và bà Trần Thị Thu Trang, với tỉ lệ sở hữu lần lượt là 2% và 98%.

 Bà Trần Thị Thu Trang (sinh năm 1982), hiện là Giám đốc kiêm người đại diện của Yamagata.

Điểm chung của Ataka, Hakuba, Azura và Yamagata là nhóm doanh nghiệp này đều rót vốn, sở hữu lượng lớn chứng chỉ tiền gửi do Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) - công ty con của Ngân hàng VPBank - phát hành. Một phần chứng chỉ tiền gửi của FE Credit cũng được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho một số thương vụ phát hành trái phiếu của chính các doanh nghiệp này.

Cầm lượng lớn chứng chỉ tiền gửi FE Credit, loạt doanh nghiệp 'lạ' huy động hơn 25.000 tỉ đồng chỉ trong 1 tháng qua kênh trái phiếu - Ảnh 2.

Cầm lượng lớn chứng chỉ tiền gửi FE Credit, loạt doanh nghiệp 'lạ' huy động hơn 25.000 tỉ đồng chỉ trong 1 tháng qua kênh trái phiếu - Ảnh 3.

Cầm lượng lớn chứng chỉ tiền gửi FE Credit, loạt doanh nghiệp 'lạ' huy động hơn 25.000 tỉ đồng chỉ trong 1 tháng qua kênh trái phiếu - Ảnh 4.

Cầm lượng lớn chứng chỉ tiền gửi FE Credit, loạt doanh nghiệp 'lạ' huy động hơn 25.000 tỉ đồng chỉ trong 1 tháng qua kênh trái phiếu - Ảnh 5.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.