Mới đây, VTC đưa tin Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch do suy đa phủ tạng. Tuy vẫn tỉnh táo nhưng tinh thần bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu rối loạn. Sau hai ngày ăn món tiết canh nhà làm, toàn thân nổi vết xuất huyết của bệnh liên cầu lợn. Dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân không qua khỏi.
Nang sán được lấy ra từ não bệnh nhân. (Ảnh: Vietnamnet) |
Trước đó, theo tin của Vietnamnet, Bệnh viện K Trung ương tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nhập viện trong trạng thái hôn mê. Kết quả chụp cắt lớp vi tính phát hiện bệnh nhân có một khối u lớn trong não dạng nang, nghi ngờ trong não có nang sán hoặc khối u. Khi phẫu thuật, bác sĩ phát hiện một tổ nang sán lớn như chùm nho, kích thước 5 cm x 6 cm trong não bệnh nhân. Được biết, bệnh nhân có thói quen ăn tiết canh từ nhiều năm nay, là nguyên nhân bị nhiễm sán dây.
Cách đó vài ngày, khoa Ngoại thần kinh cũng phẫu thuật lấy nang sán cho bệnh nhân 54 tuổi ở Hà Giang, nhập viện trong tình trạng đau đầu, hay quên. Tổ sán lấy ra có kích thước 4x5 cm. Bệnh nhân này cũng có thói quen ăn tiết canh và rau sống.
(Ảnh minh họa: Zing.vn) |
Trao đổi với VTC, Bs. Hà Mạnh Hùng, Trưởng Khoa HSTCCĐ & Thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết, quan niệm lợn nhà nuôi, lợn mán là lợn sạch nên có thể ăn tiết canh hoặc các món không được nấu chín là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi vi khuẩn liên cầu lợn kí sinh ở đường hô hấp của lợn. Nếu không nấu chín có thể gây ra bệnh liên cầu lợn.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, bệnh liên cầu lợn có biểu hiện: sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể, cơ thể lạnh, tụt huyết áp... Bệnh dễ diễn biến nặng và có tỉ lệ tử vong cao. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh liên cầu lợn.
(Ảnh minh họa: Shutterstock/ hxdbzxy) |
Vì vậy, để phòng bệnh lây nhiễm từ lợn, cần bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín, không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng qui định.
Đặc biệt, cần chú ý không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín. Khi có biểu hiện mắc bệnh liên cầu lợn, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Tổ sán dây lớn như chùm nho trong não thanh niên hay ăn tiết canh
Nhiễm liên cầu lợn đến từ những nguy cơ nào?
Liên cầu lợn ở người là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn. Nếu không được ... |
Nguy cơ tử vong vì nhiễm khuẩn liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn không chỉ xảy ra với những trường hợp ăn tiết canh sống, nem sống, mà những người làm nội trợ, người ... |
Tiết lợn rất tốt, nhưng ăn không đúng cách thì hậu họa khôn lường
Mặc dù đã được khuyến cáo về những tác hại đáng sợ của tiết canh, nhưng người tiêu dùng thì vẫn thường coi nhẹ… Chỉ ... |
Uống rượu, vắt chanh khi ăn tiết canh sẽ diệt được khuẩn liên cầu lợn?
TS. BS Hoàng Bùi Hải cho biết, thông tin uống rượu, vắt chanh khi ăn tiết canh sẽ diệt được khuẩn liên cầu lợn không ... |
Thời sự 08:23 | 11/02/2019
Thời sự 07:00 | 10/02/2019
Kinh doanh 23:00 | 08/02/2019
Thời sự 08:08 | 08/02/2019
Kinh doanh 06:25 | 08/02/2019
Kinh doanh 00:28 | 08/02/2019
Giáo dục 00:21 | 08/02/2019
Thời sự 07:45 | 07/02/2019