Cảnh báo sập bẫy vay tiền trực tuyến trong mùa dịch Covid-19

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa cảnh báo người dân không vay tiền trực tuyến của các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu đáng ngờ.

Đơn vị thuộc Bộ Công Thương cho biết thời gian gần đây, Cục đã tiếp nhận phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan hoạt động cho vay trực tuyến của một số đơn vị.

Cảnh báo sập bẫy vay tiền trực tuyến trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Cảnh báo sập bẫy vay tiền trực tuyến trong mùa dịch Covid-19. (Ảnh: Thanh Niên).

Qua xác minh thông tin, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý người dân không vay tiền trực tuyến của các tổ chức, cá nhân không có thông tin giới thiệu rõ chức năng của đơn vị.

Cụ thể, người tiêu cùng cần phải biết rõ đó là công ty tài chính, ngân hàng có chức năng cho vay, hay là đơn vị có chức năng tư vấn, kết nối giữa người đi vay và người cho vay.

Ngoài ra, dấu hiệu đáng ngờ khác có thể là tổ chức, cá nhân đó không nêu rõ thông tin về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, hoặc có nhưng lại là địa chỉ, thông tin liên hệ ở nước ngoài.

Người dân cũng lưu ý không vay tiền trực tuyến của các tổ chức, cá nhân không công khai các chính sách thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng; hoặc không niêm yết các điều kiện, điều khoản giao dịch chung; hoặc không công bố biểu phí hoặc làm rõ các chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch.

Nếu các tổ chức, cá nhân cho vay trực tuyến mà không gửi trước mẫu hợp đồng vay, cùng các nội dung chi tiết liên quan đến hợp đồng vay, để người tiêu dùng đọc trước khi xác nhận kí kết giao dịch, đồng thời không cung cấp hợp đồng đã kí kết để người tiêu dùng lưu giữ sau khi đã hoàn thành giao dịch, thì đó cũng là dấu hiệu người dân cần chú ý để tránh.  

Nên đề nghị được giãn nợ thay vì vay lãi cao

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, trường hợp gặp khó khăn về tài chính, không thể đảm bảo khả năng trả nợ, người tiêu dùng nên chủ động gửi văn bản, email tới đơn vị liên quan đề xuất giải pháp hỗ trợ xử lí giãn nợ.

Qua đó, tránh được tình trạng để trả quá hạn dài ngày, phát sinh các khoản tiền phạt và các trách nhiệm pháp lí liên quan. Đặc biệt không tìm đến các dịch vụ cho vay trực tuyến, bởi đặc trưng của các dịch vụ cho vay trực tuyến là lãi suất cho vay cùng các mức phí kèm theo thường rất cao. 

Đây không phải lần đầu tiên Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người dân thận trọng, cân nhắc kĩ với giao dịch vay tiền trực tuyến.

Cục từng khẳng định hiện có nhiều hình thức cho vay online, cho vay trực tuyến đang hoạt động tại Việt Nam, tuy nhiên với các mô hình này, vẫn chưa có các quy định pháp luật để phân loại rõ ràng, cụ thể. 

Do đó, cho vay trực tuyến có thể tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro cho người tiêu dùng, nhất là trường hợp giao dịch với các đơn vị "trá hình", "tín dụng đen núp bóng".

Người tiêu dùng cần biết rõ các mức lãi suất, mức phí và chi phí có thể phát sinh trong những trường hợp cụ thể, đồng thời đảm bảo việc lưu giữ thông tin để có cơ sở đối chiếu khi phát sinh tranh chấp như hợp đồng đã kí, email, thư phản ánh, khiếu nại… 

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.