Sau khi điều 37 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 được thông qua đã gạt bỏ nhiều khó khăn về việc chuyển đổi tên.
Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). |
Quang Minh – một người chuyển giới nam tại Hà Nội, đã thực hiện thành công việc đổi tên trên giấy tờ nhân thân. Anh chia sẻ: "Lý do mình đi đổi tên vì ngoại hình của mình với tên trên giấy tờ không giống nhau, điều đó làm mình gặp khó khăn rất nhiều.
Quang Minh - người đã chuyển đổi tên thành công. |
Tầm cuối tháng 5 năm nay, mình bắt đầu tìm hiểu về ván đề này, trước đó có tham khảo các bạn trong giới từng thay đổi tên thành công trong Sài Gòn chia sẻ lại. Các bạn chia sẻ rằng cần có tờ đơn viết tay. Đơn này trình bày các khó khăn trong cuộc sống từ việc sử dụng tên cũ không trùng khớp với ngoại hình của mình: từ ngoại hình đến giọng nói thường được nhìn nhận là một người nam, nhưng tên gọi và giới tính trên giấy tờ là nữ, và nó gây cản trở trong cuộc sống. Trong đơn cần nêu chi tiết khó khăn ra.
Mình viết đơn, trong đó nêu rất rõ những khó khăn đó. Ví dụ như khi đi máy bay, mình cần đưa hộ chiếu cùng căn cước công dân ra. Hồi đó, ảnh hộ chiếu của mình khác hoàn toàn bây giờ, và hải quan có hỏi, mình lại phải chứng minh bằng hồ sơ giấy tờ của bệnh viện bên Thái Lan rằng mình đã tiến hành sử dụng hoocmon cùng phẫu thuật tại Thái Lan; hoặc khi vào bệnh viện cùng nhiều giao dịch khác cũng bất tiện không chỉ cho riêng mình mà còn cho các bên liên quan. Mình nêu sự thật việc thật, tóm gọn trong vòng hai trang, và nhấn mạnh rằng việc mình thay đổi tên như vậy căn cứ theo điều 28 khoản 1 điểm a BLDS 2015.
Cuối đơn, mình cũng nhấn mạnh rằng, mình đổi tên để có sự thuận lợi hơn trong việc thực hiện quyền lợi chính đáng của công dân. Về thủ tục thì có sổ hộ khẩu cùng giấy khai sinh gốc. Ngoài ra, mẹ mình có viết thêm một đơn tương tự, trong đó nhắc đến việc gia đình hoàn toàn ủng hộ quyết định của mình.
Khi đến nơi nộp đơn, chị cán bộ tư pháp đọc đơn mình rất kỹ. Đọc xong, chị ấy nói rằng đây là trường hợp đầu tiên gặp, vì chưa có kinh nghiệm nên chị cần hỏi ý kiến cấp trên, sau đó chị sẽ liên lạc lại và xin số điện thoại. 4 ngày sau, tin nhắn báo đến rằng “Hồ sơ của ông/bà đã có kết quả, mời ông bà đến UBND quận để lấy kết quả”.
Mình đến lấy và mọi người nói rằng trường hợp mình thành công, và kí xác nhận. Mình vào văn phòng, chị cán bộ rất cở mở và chia sẻ thêm rằng: “Vì em đủ 18 tuổi rồi nên khi nộp đơn không cần đơn của gia đình. Về đơn từ thì cứ dựa trên người thật việc thật thì tốt hơn; về tên đơn em có thể viết đơn giản là “đơn xin thay đổi tên và tên đệm trên giấy khai sinh” thay vì tên “đơn cứu xét”, bởi tên đơn chưa đúng”.
Vậy là mình có trích lục khai sinh, sau đó mình xin thêm bản sao của trích lục khai sinh để thuận tiện hơn cho công việc đổi giấy tờ sau này. Mình thay đổi các giấy tờ khác theo tuần tự, công việc thay đổi sau đó rất thuận lợi.
Qua trải nghiệm này, mình nhận ra cán bộ nơi mình làm thủ tục thực hiện thay đổi giấy tờ rất cởi mở, lệ phí và thời gian đúng với quy định nhà nước.
Trường hợp đổi tên của mình có lẽ là trường hợp thuận lợi và thành công. Tuy vậy, tại nhiều nơi, có rất nhiều bạn bị trả về hồ sơ và không được xét duyệt, bởi thế mình cũng hi vọng Luật chuyển đổi giới tính sẽ có những hướng dẫn hợp lý và cụ thể để cộng đồng người chuyển giới có thể thực hiện những quyền lợi chính đáng của mình”.
XEM THÊM
Việc ban hành luật Chuyển đổi giới tính là rất cần thiết!
Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Lê Thị Kim Thanh đã có những trao đổi với PV báo Người Đưa Tin liên quan ... |
Tầm quan trọng của việc ban hành Luật Chuyển đổi giới tính
“Hiện nay, Việt Nam có khoảng 300.000 - 500.000 người chuyển giới. Tuy nhiên, nước ta chưa có cơ chế pháp lý để công nhận ... |
4 điều kiện để chuyển giới hợp pháp
Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính đang được đưa ra lấy ý kiến được kỳ vọng sẽ giải quyết được những vướng mắc... |
Nếu người có gia đình được phép chuyển đổi giới tính, thì con sinh ra sẽ gọi người bố chuyển giới là gì?
Trong dự thảo Luật Chuyển đối giới tính, một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người là chính sách quy ... |
Trải lòng về người phụ nữ chuyển đổi giới tính đầu tiên tại Việt Nam
Những ai đã từng gặp Đào Anh lần đầu, có lẽ sẽ khó lòng nhận ra đây là người phụ nữ chuyển giới. Chị cũng ... |
Người chuyển giới vẫn chưa thể... chuyển đổi được giấy tờ
Bộ luật dân sự sửa đổi về quyền chuyển đổi giới tính có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 nhưng điều đó không có nghĩa rằng ... |
Giả gái, kích dục bạn tình để trộm cắp tài sản
Lên mạng xã hội để làm quen với nhiều thanh niên, Quyên sau đó hẹn nạn nhân vào quán cà phê "lùm" để kích dục ... |
'Ngày chung đôi' ngọt ngào qua bộ ảnh lãng mạn của cặp đôi đồng tính nam 9X
Xác định tình cảm chân thành, cặp đồng tính Văn Chương và Đại Lộc đã quyết định đánh dấu mốc bên nhau với bộ ảnh cưới ... |
Nam 9X đồng tính 'come out': 'Ba mẹ đã khóc rất nhiều khi tôi công khai '
"Ngay khi ba mẹ nghe mình "come out", họ đã khóc rất nhiều. Tình trạng đó kéo dài suốt hơn 1 tháng. Đó là khoảng ... |
HanoiPride 2018: 'Biết nhiều, chẳng gì sợ đâu' - vấn đề HIV với cuộc sống của người trong cộng đồng LGBT
Nằm trong khuôn khổ tuần lễ HanoiPride 2018, vừa qua PrEP Việt đã tổ chức sự kiện "Biết nhiều, chẳng gì sợ đâu'' để cung ... |
Lối sống 09:30 | 07/04/2019
LGBT 09:44 | 17/12/2018
LGBT 06:25 | 15/12/2018
LGBT 11:58 | 12/12/2018
LGBT 07:43 | 11/12/2018
LGBT 18:53 | 09/12/2018
LGBT 01:57 | 03/12/2018
LGBT 07:58 | 29/11/2018