Ảnh hưởng của Covid-19 tới ngành du lịch châu Á sẽ còn tiếp diễn cho tới năm 2021

Vào đầu tuần này, sự lây lan của virus corona (tên chính thức là Covid-19) đã có xu hướng chậm lại, tuy vậy ảnh hưởng của nó tới ngành du lịch toàn cầu là một con số lớn.
Chuyên gia nhận định: Ảnh hưởng của Covid-19 tới ngành du lịch châu Á sẽ còn tiếp diễn cho tới năm 2021 - Ảnh 1.

Các cơ quan y tế tại Thái Lan lấy nhiệt độ của khách du lịch đến đảo Phuket bằng tàu du lịch. (Ảnh: EPA-EFE)

Tác động của Covid-19 đã bao trùm trên khắp lục địa châu Á. Đối với riêng Trung Quốc đại lục, doanh thu ngành du lịch nội địa của nước này vào năm 2019 là 127,3 tỉ đô la Mỹ, theo sở du lịch công bố. Nhưng khi xem xét lại tình hình hiện giờ, các đại lí, công ty du lịch và chủ khách sạn đang phải đối mặt với sự gián đoạn về kinh tế từ vụ dịch, những ảnh hưởng lâu dài của nó có thể sẽ tiếp diễn cho tới năm 2021.

Cập nhật tình hình virus corona ngày 15/02

Chuyên gia nhận định: Ảnh hưởng của Covid-19 tới ngành du lịch châu Á sẽ còn tiếp diễn cho tới năm 2021 - Ảnh 2.

Nguồn: China's NHC, state media, other authorities. Cập nhật mới nhất 3h chiều ngày 15/02.

Các hãng du lịch phải đối mặt với dịch bệnh

Jack Ezon, nhà sáng lập kiêm đối tác quản lí của Công ty Du lịch xa xỉ Embark Beyond cho biết: "Số lượng khách hàng yêu cầu hủy chuyến của công ty đang tăng lên mỗi ngày, không chỉ xảy ra ở Trung Quốc mà còn trên toàn lục địa châu Á".

Cho đến nay, gần 75% du khách của ông Ezon đã hủy chuyến đi du lịch khởi hành vào tháng 2 và tháng 3 tới các nước Đông Nam Á, khu vực này được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho là có nguy cơ lây nhiễm virus corona ở mức độ thấp hơn.

Toàn bộ 100% lịch trình du lịch tuần trăng mật mà du khách đã đặt tại công ty của ông đã bị hủy bỏ và thay thế bằng các địa điểm khác như Maldives, Nam Phi và Australia.

Giám đốc điều hành của tập đoàn khách sạn Hilton, Chris Nassetta, đã nói với các nhà đầu tư vào ngày 11/02 rằng ông hi vọng tác động của virus corona mới sẽ kéo dài từ 6 đến 12 tháng: "Phải mất từ 3 đến 6 tháng để tình hình leo thang và ảnh hưởng bởi bệnh dịch, và 3 đến 6 tháng nữa để phục hồi". Ông ước tính chi phí thiệt hại cho công ty của mình có thể là từ 25 triệu đến 50 triệu đô la Mỹ.

Cũng có nhiều công ty du lịch may mắn hơn khi ít chịu ảnh hưởng do việc hủy tour. Heald, người đang làm việc tại một công ty du lịch cho biết, cho đến nay, khách hàng của cô đã hủy bỏ chuyến đi ít hơn so với công ty đối thủ, bởi cô nhắm đến phân khúc khách hàng yêu cầu tính giải trí cao và du lịch xa hoa.

Cách giải quyết của cô cho đến thời điểm này chỉ đơn giản là chuyển hướng du lịch cho khách hàng tới những vùng không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thay thế các tuyến tới Hồng Kông hoặc Thượng Hải bằng các điểm đến ở Tokyo, Seoul hoặc Dubai. Chi phí có thể dao động tùy thuộc vào giá vé và loại vé đã đặt.

Chuyên gia nhận định: Ảnh hưởng của Covid-19 tới ngành du lịch châu Á sẽ còn tiếp diễn cho tới năm 2021 - Ảnh 4.

Du khách đeo khẩu trang bảo vệ sức khỏe ở gần khu Rain Vortex, trung tâm thương mại tại sân bay Jewel Changi, Singapore. (Ảnh: EPA-EFE)

"Theo thang điểm từ 1 đến 10, sự gián đoạn về hoạt động kinh doanh của chúng tôi là trong khoảng bậc 2 hoặc bậc 3", theo Heald, cô cũng giải thích rằng khách du lịch sẵn sàng hoãn chuyến đi, thay vì hủy bỏ để cân bằng thu chi ngân sách của họ.

"Khách du lịch đang hủy bỏ các chuyến đi tới Sri Lanka và Ấn Độ chỉ vì hai nước này cũng thuộc khu vực châu Á", Ezon nói. Trong khi đó, Sri Lanka đã báo cáo 1 trường hợp bị nhiễm virus corona mới, còn Ấn Độ cho tới thời điểm này cũng đã báo cáo 3 trường hợp", theo số liệu theo dõi virus của Bloomberg.

Nhiều khách sạn đã mở rộng các chính sách nới lỏng, cho phép khách hàng thay đổi kế hoạch đặt phòng của họ trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương miễn phí, miễn là họ phải đặt vé lại trước mùa lễ hội năm 2020.

Chuyên gia nhận định: Ảnh hưởng của Covid-19 tới ngành du lịch châu Á sẽ còn tiếp diễn cho tới năm 2021 - Ảnh 5.

Mọi người đang đeo khẩu trang y tế khi đi ngang qua một quầy hàng tại một khu chợ ở Jakarta, Indonesia. (Ảnh: Reuters)

Giống như Heald và các chuyên gia du lịch thân thiết của cô, nhiều khách sạn đang hi vọng giữ vững doanh thu tốt nhất trong năm 2020 và giảm thiểu việc hủy chuyến hoàn toàn. Tuy vậy, đó không phải là một lựa chọn tốt đối với anh Guy Rubin, người sáng lập hãng du lịch Imperial Tours, toàn bộ hoạt động kinh doanh của hãng này là các chuyến đi xa xỉ đến Trung Quốc đại lục.

"Thực tế là chúng tôi đã phải hủy bỏ và hoãn lại các chuyến du lịch của du khách từ tháng 1 cho đến tháng 3", anh nói. Nhưng ngay cả du khách có lịch trình vào tháng 10 cũng đang yêu cầu về việc hủy chuyến đi của họ. Những người khác thì đang theo dõi tình hình và chờ xem liệu chiến dịch cách li các du khách bị nhiễm virus có hiệu quả hay không.

"Nếu chiến lược này hoạt động hiệu quả, thì tôi có thể mong du khách sẽ đi du lịch ở Trung Quốc vào mùa hè tới", Rubin nói. "Nếu thất bại, thì tôi nghĩ sẽ mất tới một năm để mọi người lấy lại niềm tin đi du lịch tới Trung Quốc".

Dự báo khả năng phục hồi kinh tế của ngành du lịch

Người ta cũng nghiên cứu tới dịch SARS để dự đoán về khả năng kiểm soát dịch bệnh lần này. Phải mất khoảng 4 tháng kể từ khi WHO công bố cảnh báo toàn cầu về SARS cho đến khi căn bệnh này được kiểm soát, và sau đó cũng phải mất thêm 5 tháng nữa để tổ chức này tuyên bố không còn trường hợp nào bị nhiễm bệnh.

Theo các nhà phân tích hàng không tại AirInsight, dịch SARS đã gây thiệt hại cho các hãng hàng không với số tiền là 10 tỉ đô la Mỹ và đó cũng là thời điểm nền kinh doanh toàn cầu kém phát triển.

Chuyên gia nhận định: Ảnh hưởng của Covid-19 tới ngành du lịch châu Á sẽ còn tiếp diễn cho tới năm 2021 - Ảnh 7.

Người dân xếp hàng để mua khẩu trang bên ngoài một cửa hàng tại Hà Nội. (Ảnh: AFP)

Nếu tương tự như vậy phải mất 9 tháng để dịch Covid-19 ở trạng thái "phục hồi" thì ngành hàng không sẽ phải hứng chịu một đòn "chí mạng". Và sẽ phải mất nhiều thời gian hơn nữa để các khách sạn và điểm đến hoàn toàn trở lại trạng thái trước khi dịch bệnh lây lan.

"Hãy nhớ lại vụ việc ở Fukushima" Heald đề cập đến thảm họa hạt nhân năm 2011 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi, Nhật Bản. "Khách du lịch không thể tin tưởng hay cảm thấy thực sự thích thú khi đến Nhật Bản trong nhiều năm liền". Sau thời gian dài nỗ lực trấn an du khách không cần phải lo lắng về việc tiếp xúc với phóng xạ, Nhật Bản chuyển mình trở thành điểm đến có sức hút lớn nhất trên thế giới.

Ezon đồng ý với việc dịch bệnh sẽ sớm bị đẩy lùi: "Nếu dịch SARS đã tệ rồi, đợt dịch lần này sẽ còn tồi tệ hơn", Ezon nói. "Nhưng hãy nhớ tới dịch Ebola, nó vẫn còn ở châu Phi nhưng du khách vẫn đặt vé đi du lịch những nơi này khá ổn định. Việc này cũng tương tự như virus chikungunya vậy. Một khi dịch bệnh lắng xuống, mọi người sẽ quên dần và mọi thứ sẽ trở lại như cũ".

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.