Tôi bắt đầu nhận ra rung động tình yêu đồng tính khi dành nụ hôn đầu đời cho người đàn ông lớn tuổi tên Minh. Ngày ấy, thành phố chúng tôi ở và ngay cả xã hội Việt Nam vẫn còn kì thị. Việc người đồng tính hôn nhau được coi là bệnh hoạn. Vậy lí do gì, gã đàn ông ngoài 30 sẵn sàng đánh đổi công việc, gia đình, chấp nhận định kiến xã hội cho một tình yêu với cậu sinh viên Đại học năm nhất?
Ảnh minh họa. |
Mối quan hệ giữa tôi và Minh bắt đầu tại buổi gặp gỡ kín của cộng đồng người LGBTQI+ tại thành phố. Anh đứng sau tấm rèm cửa sổ phòng họp, thu mình giữa căn phòng gần 50 người với những ồn ào, lột xác sống là chính mình. Quan sát của Minh về cộng đồng cũng khắt khe, dè chừng. Với anh, nếu giới tính thật bị công khai đồng nghĩa việc cuộc sống chẳng còn gì.
Anh chủ động xin số điện thoại của tôi sau những cuộc trao đổi ồn ã: "Anh muốn xin số em để mời biểu diễn cho sự kiện sắp tới của công ty. Nãy giờ đứng coi em và bạn nhảy đẹp quá". Những tin nhắn hỏi han, tò mò về cuộc sống của nhau bắt đầu cho mối quan hệ tình cảm đồng giới.
Ảnh minh họa. |
Sau 2 tuần làm quen, tìm hiểu, trò chuyện qua lại, tôi nhận lời yêu Minh với vẻ trưởng thành, điển trai của gã. Nhiều người chẳng tin, một sinh viên năm nhất sao có đủ suy nghĩ và trải nghiệm, đồng điệu với tâm hồn chàng trai đã ngoài 30 tuổi. Minh hỏi ngược lại tôi: "Anh thích em vì sự trẻ, tính tình lớn. Vậy anh có gì để em thích?"
Cuộc đối thoại của cả hai diễn ra trong quán cà phê nằm khuất phố Quang Trung. Tôi khẽ gõ những dòng ngắn ngủn để Minh xem: "Vì tình yêu là tình yêu thôi".
Chúng tôi - hai mảnh ghép độc lập tự hút nhau. Minh là người đồng tính nam chưa công khai giới tính, trải qua những lần dằn vặt và đấu tranh nội tâm để có thể núp bóng gã trai thẳng. Tôi – người chịu nhiều xước sẹo từ gia đình, xã hội để có được bản ngã của mình.
Nhiều lần, tôi thấy anh tự đấm vào ngực vì những hối hận. Anh xin lỗi và nói: "Liệu tình mình sẽ đi đến đâu, khi em mưu cầu tự do trong việc yêu, anh lại muốn những khoảng lặng. Mình ngược chiều để đến với nhau nhưng cũng vì ngược chiều mà phải xa nhau".
Ảnh minh họa. |
Đối với tôi, việc đấu tranh để sống là chính mình trở thành điều dũng cảm nhất cuộc đời. Tôi từng tin sẽ cùng Minh bước ra ánh sáng, sống một cuộc đời huy hoàng thay vì cứ mải miết sợ sệt, hôn nhau sau tấm rèm cửa hay ôm nhau ở góc cổng nghĩa trang thành phố. Mỗi khi ấy, tôi trách Minh: "Tại sao phải khổ như vậy. Nếu không thể vì em, anh vẫn phải sống hạnh phúc và mạnh mẽ hơn".
Gã trai văn phòng chỉ thở nhẹ và nói: "Nếu anh sống cho mình, vậy ai sẽ sống thay phần bố mẹ, em gái anh?". Chúng tôi ở trong mối quan hệ yêu đương giấu diếm gần 1 năm. Khi cả hai đều mệt mỏi và nhận ra không thể hi sinh vì nhau, tôi quyết định chia tay.
Điều Minh nói ngày biệt li đó là những kí ức hạnh phúc của cả hai. Ở đầu điện thoại kia, tôi nghe tiếng nấc của anh, lòng tôi đầy rạn vỡ: "Có yêu người nào khác cũng đừng bỏ đi hoài niệm về anh. Rằng nụ hôn của chúng mình sau tấm rèm cửa sổ phòng anh. Anh xin lỗi về quãng thời gian qua".
Đêm ngày chia tay, tôi nghe bài Mai tôi đi của Hồng Nhung. Ba năm sau, nghe lại ca khúc ấy, tôi vẫn chưa bao giờ quên nụ hôn sau tấm rèm cửa và những kí ức bên Minh.
XEM THÊM
Hành trình vật vã đi tìm hạnh phúc của một đồng tính nam
Em rất thương bố mẹ, nhưng.... |
Những điều chưa biết về nhân vật chuyển giới nổi danh trong 'Tiếu ngạo giang hồ' của Kim Dung
Kim Dung là tiểu thuyết gia nổi tiếng người Trung Quốc với hàng loạt tác phẩm võ hiệp kinh điển. |
Đây là lí do phim đồng tính nữ 'Rafiki' bị cấm chiếu ở nước nhà dù giành giải thưởng ở Liên hoan phim quốc tế
Không chỉ bộ phim đồng tính nữ ''Rafiki'' bị cấm chiếu ở Kenya mà ngay cả cộng đồng LGBTQ tại nước này cũng đang đối mặt với ... |
LGBT 07:06 | 30/05/2019
LGBT 18:20 | 28/05/2019
LGBT 17:37 | 22/05/2019
LGBT 16:15 | 16/05/2019
LGBT 11:40 | 16/05/2019
LGBT 09:55 | 09/05/2019
LGBT 07:17 | 02/05/2019
LGBT 01:13 | 30/04/2019