Con vào lớp 1: Để mẹ và bé đều không bị “sốc”, cần chuẩn bị ngay những điều này từ bây giờ!

Đừng tưởng chỉ có các bé mới cần chuẩn bị tâm lý khi vào lớp 1, các bậc phụ huynh cũng cần phải chỉnh lý thời gian biểu và tâm lý của mình để tránh sốc khi cuộc sống của gia đình bỗng chốc bị đảo lộn chỉ vì con vào lớp 1!

Hãy tập thói quen dậy sớm hơn một chút

con vao lop 1 de me va be deu khong bi soc can chuan bi ngay nhung dieu nay tu bay gio
Dậy sớm sẽ khiến bé chủ động hơn trong các hoạt động ban ngày (Ảnh: Pinterest)

Khi các bé học mẫu giáo, các mẹ có thể “du di” thời gian cho con đến lớp hơi muộn một chút so với thời gian biểu của các bé tiểu học. Khi vào lớp 1 thì khác, các bé sẽ phải dậy sớm hơn để đến lớp. Để phòng ngừa trường hợp tắc đường hay con dậy muộn theo thói quen cũ, các mẹ cần luyện cho cả gia đình thói quen dậy sớm hơn. Ví dụ thời gian bé vào lớp học là 7h30 phút, bạn cần căn chỉnh thời gian dậy chậm nhất là 6h sáng, bao gồm làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng, chuẩn bị đồ, thời gian di chuyển từ nhà đến trường (bao gồm cả thời gian tắc đường nếu có).

Việc “huấn luyện” cho cả nhà có thói quen dậy sớm hơn thời gian biểu cũ phải bắt đầu ít nhất trước 3 tháng khi bé chuẩn bị vào lớp 1. Việc này có thể làm sớm hơn để thành một thói quen tốt cho cả gia đình tránh được nỗi ám ảnh khi dậy sớm.

Học lại các kĩ năng làm bài tập ở tiểu học

Chắc chắn phần nhiều các bậc phụ huynh đã “mai một” những kĩ năng được luyện khi chung ta học tiểu học như: Luyện viết chữ đẹp, ngồi chuẩn khi học bài, làm các phép tính cơ bản... Thời gian bé chuẩn bị vào lớp 1, cha mẹ cũng cần “văn ôn võ luyện” lại các phương pháp học mới của bậc tiểu học bây giờ để có thể tự tin hướng dẫn con học theo giáo trình mới.

Luyện tập sự kiên nhẫn cho cả hai

con vao lop 1 de me va be deu khong bi soc can chuan bi ngay nhung dieu nay tu bay gio
Con vào lớp 1, phụ huynh cũng cần luyện tập sự kiên nhẫn cùng với con

Thời điểm này dù đã chuẩn bị tâm lý để vào lớp 1 nhưng bé vẫn có những biến động về tâm lý nhất định. Có thể bé sẽ có những phản ứng như: Không thích đi học, không thích chơi với các bạn cùng lớp, không thích ngồi học... Lúc này, rất cần cha mẹ phải kiên nhẫn, hướng dẫn và cùng học mà chơi với con, không áp đặt bé phải vào khuôn khổ ngay lập tức mà cần phải quan tâm sát sao đến chuyển biến tâm lý của bé. Không phải tự dưng mà các chuyên gia tâm lý nói rằng: “Con đến trường thì cha mẹ cũng phải đi học!”.

Cha mẹ phối hợp luyện tập tâm lý với con

con vao lop 1 de me va be deu khong bi soc can chuan bi ngay nhung dieu nay tu bay gio
Những mâu thuẫn của cha mẹ có thể phát sinh khi con vào lớp 1 (Ảnh: Shutter Stock)

Ngoài việc cùng con luyện tập sự kiên nhẫn trong việc học, chuyện con vào lớp 1 cũng khiến không ít gia đình bị xáo trộn về thời gian biểu, sự quan tâm chăm sóc bé, các vấn đề về giáo dục con cái, thời gian riêng tư của vợ chồng và thời gian cho cho con, thời gian cho cả nhà vui chơi... Cha mẹ cần ít nhất 1 cuộc nói chuyện để thống nhất các vấn đề phát sinh, điều này sẽ giúp cha mẹ tránh được những mâu thuẫn trong việc nuôi dạy con cái giai đoạn đầu tiên này.

Các vấn đề về tiền bạc

con vao lop 1 de me va be deu khong bi soc can chuan bi ngay nhung dieu nay tu bay gio
Cha mẹ cần chuẩn bị kinh tế dự trù để con có một tương lai vững chắc ngay từ khi con vào lớp 1 (Ảnh: Pinterest)

Khi bé vào lớp 1, học trường công hay trường tư cũng là một vấn đề cha mẹ nên cân nhắc. Theo như tư vấn của các chuyên gia tâm lý thì con học trường nào không quan trọng bằng con có năng khiếu gì. Vì thế, nếu bạn muốn dạy con theo phương pháp mới là dạy theo thiên hướng của bé, thì nên chuẩn bị những khoản tiền dự trù làm học phí cho bé theo học.

Nếu bé học trường tư, chi phí sẽ cao hơn trường công, điều đó cũng có nghĩa là cha mẹ cần có 1 khoản tiền cố định hàng tháng dành cho việc học của bé. Bài toán chi tiêu của gia đình luôn là một bài toán cần được giải một cách khoa học nhất, để bé vào lớp 1 đầy đủ và tự tin, cha mẹ cần phải đưa ra “đáp án” toàn diện về kinh tế, tâm lý, thời gian ngay từ bây giờ!

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.