Cộng đồng người chuyển giới không thể chờ đợi thêm nữa

Bộ Luật dân sự 2015 đã thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính tại Điều 37. Đây được xem là một trong những điểm mới đối với cộng đồng người chuyển giới.

Phân biệt đối xử với người chuyển giới

Theo nghiên cứu "Có phải bởi vì tôi là LGBT?" của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường iSEE vào năm 2016 cho biết, trong Y tế, 9,1% người chuyển giới nữ và 13,3% người chuyển giới nam tham gia nghiên cứu bị từ chối, khó khăn khi điều trị cấp cứu; 45,5% người chuyển giới nữ và 58,4% người chuyển giới nam bị tò mò quá mức về chuyện cá nhân; khoảng 40,0% người chuyển giới nữ và 26,1% người chuyển giới nam có các nhu cầu riêng biệt không được xem xét. 

Trong trường học, có đến 47,3% người chuyển giới nam; 60,7% người chuyển giới nữ tham gia nghiên cứu bị bắt nạt, quấy rồi bởi bạn bè. Trong lao động, có đến 59,7% người chuyển giới nam; 53,3% người chuyển giới nữ bị từ chối nhận vào làm trong khi đủ điều kiện. Trong việc thuê trọ thì có tới 33,3% người chuyển giới nữ; 21.8% người chuyển giới nam bị từ chối cho thuê mặc dù đủ điều kiện.

Ngoài ra, có rất nhiều những câu chuyện của người chuyển giới chia sẻ về trải nghiệm phân biệt đối xử của mình.

"Tôi đã từng bị bạn bè đe dọa, thậm chí đánh đập chỉ vì tôi có biểu hiện giới tính khác biệt. Riết rồi việc ăn hiếp tôi trở thành mooje thói quen, vậy mà thầy cô giáo cũng chẳng làm gì để ngăn chặn. Trong giờ ra chơi, đám con trai quay tôi lại, kéo quần tôi xuống để săm soi chỗ kín và quấy rối tình dục", L.L - người chuyển giới nữ tại thành phố Hồ Chính Minh. Nguồn: UNDP, 2014h.

Cộng đồng người chuyển giới không thể chờ đợi thêm nữa - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Transcore

Cộng đồng người chuyển giới không thể chờ đợi thêm nữa!

Như những số liệu cung cấp cùng câu chuyện điển hình được chia sẻ từ phía cộng đồng. Chúng ta có thể nhận rõ ràng rằng, thực tế, người chuyển giới vẫn đang chịu sự kì thị, phân biệt đối xử.

Trước bối cảnh ấy, xã hội cũng có nhiều thay đổi tích cực hơn, kể cả về mặt chính sách. Và bộ Luật dân sự 2015 đã thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính tại Điều 37. Những dư âm của ngày ấy tới nay vẫn còn đọng lại. Có nhiều người cho rằng, nghe tin luật được thông qua, họ cảm thấy như được hồi sinh.

Kể từ ngày luật chuyển đổi giới tính được thông qua, niềm tin vào việc được thừa nhận bởi xã hội ngày một lớn trong cộng đồng. Không chỉ là niềm tin và còn cả niềm hi vọng về việc có thể thay đổi giấy tờ nhân thân để thực hiện những quyền cơ bản của mình, ngoài ra, còn có thể an toàn hơn trong việc sử dụng hoóc môn hay sử dụng dịch vụ y tế can thiệp về mặt sinh học.

Thế nhưng, đã 4 năm kể từ khi bộ Luật dân sự 2015 thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính tại Điều 37, thì dự thảo luật chuyển đổi giới tính tới nay vẫn chưa được trình lên Quốc hội.

Cộng đồng người chuyển giới vẫn im lặng, chờ đợi những nhà làm luật, vẫn mong mỏi về việc mình được pháp luật thừa nhận, chờ đợi luật được đưa vào thực tiễn và chờ đợi ngày được thực hành quyền của mình!

Cộng đồng người chuyển giới không thể chờ đợi thêm nữa - Ảnh 2.

Ảnh minh họa - Dự án: Bây giờ hay bao giờ (Nguyễn Bằng Giang)

Bây giờ hay bao giờ?

Cộng đồng người chuyển giới không thể chờ đợi thêm nữa - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn: insidehighered

Cả một cộng đồng vẫn đang dõi theo và trông chờ ngày dự thảo luật được trình lên Quốc hội và luật được đưa vào thực tiễn, có những hướng dẫn cụ thể, để từ đó người chuyển giới mới có thể thực hiện những quyền lợi của mình?

Trong 4 năm, có rất nhiều người thay đổi, rất nhiều người sử dụng hoóc môn, rất nhiều người trong cộng đồng có can thiệp y tế, phẫu thuật để có giới tính sinh học đúng như mình mong muốn, thế nhưng, tất cả những người này, vẫn chưa thể thay đổi giấy tờ nhân thân. 

Có lẽ, đã đến lúc cộng đồng người chuyển giới cần hiện diện để kêu gọi với nhà làm luật rằng, chúng tôi không muốn chờ đợi lâu nữa!

Malaysia: Đội bóng rổ bị cấm thi đấu vì là người chuyển giới khiến cộng đồng mạng bức xúcMalaysia: Đội bóng rổ bị cấm thi đấu vì là người chuyển giới khiến cộng đồng mạng bức xúc 63% bác sĩ cảm thấy họ không thể chăm sóc đầy đủ cho bệnh nhân chuyển giới63% bác sĩ cảm thấy họ không thể chăm sóc đầy đủ cho bệnh nhân chuyển giới Ứng cử viên chuyển giới đầu tiên của Thái Lan tranh cử chức Thủ tướngỨng cử viên chuyển giới đầu tiên của Thái Lan tranh cử chức Thủ tướng



chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.