Đồng Nai: Hơn 300 dự án bị đề nghị hủy bỏ vì... kém năng lực

Nhiều dự án chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính… dẫn đến bị đề nghị hủy bỏ. Trong đó, riêng TP Biên Hòa có tới 89 dự án bị đề nghị “kết liễu”.

Theo thống kê, tại tỉnh Đồng Nai có tổng cộng 326 dự án bị đề nghị hủy bỏ vì chủ đầu tư kém năng lực về vốn, quá 3 năm chưa thực hiện hoặc chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Các dự án bị đề nghị hủy bỏ bao gồm nhiều loại hình dự án, như: Đất xây dựng khu dân cư, khu đô thị sinh tái, khu công nghiệp, đất sản xuất, đường giao thông…

Trong đó, tại TP Biên Hòa có 89 dự án bị đề nghị hủy bỏ chiếm số lượng nhiều nhất với 27%. Đáng chú ý, trong đó có dự án khu đô thị sinh thái Phước Tân với diện tích 56ha bị đề nghị hủy bỏ vì quá 3 năm nhưng không thực hiện (được quy hoạch từ năm 2015); Khu dân cư Tân Cang có diện tích 46ha bị hủy do chưa có chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đồng Nai: Hơn 300 dự án bị đề nghị hủy bỏ vì... kém năng lực - Ảnh 1.

Đồng Nai: Hơn 300 dự án bị đề nghị hủy bỏ vì... kém năng lực

Đối với huyện Xuân Lộc có 48 dự án bị đề nghị và TP Long Khánh có 43 dự án (có nhiều dự án nhỏ không quá 5ha). Dự án nổi bật tại huyện Xuân Lộc bị hủy bỏ là khu liên hợp nông nghiệp Dofico (phân khu 3C) với diện tích 409ha; Khu dân cư ấp Trảng Táo 221ha vì đã quá 3 năm nhưng chưa chịu thực hiện; Khu dân cư 2 bên đường Lê Duẩn - Nguyễn Văn Cừ 58 ha, hủy do thay đổi hình thức đầu tư.

Tại huyện Long Thành có 21 dự án bị đề nghị hủy bỏ. Tuy nhiên, nhiều dự án ở huyện Long Thành lại chiếm diện tích lớn nhất khi lên tới 580ha, gồm: khu công nghiệp Long Đức (giai đoạn 2) do chủ đầu tư không có vốn.

Tại huyện Định Quán, dự án mở rộng mỏ đá xây dựng Gia Canh có diện tích 4ha và dự án đường Xuân Bắc – Thanh Sơn với diện tích 130ha bị đề nghị hủy bỏ.

Còn huyện Nhơn Trạch, dự án khu dân cư dọc theo xã Phú Hữu có diện tích 199ha do Công ty Tây Hồ làm chủ đầu tư bị hủy bỏ. Các dự án bị hủy bỏ khác như: Vườn rau an toàn ở xã Phước An có diện tích 71ha; Khu dân cư Long Tân thuộc xã Long Tân có diện tích 62ha; Khu dân cư 46,5ha cũng thuộc xã Long Tân. Nguyên nhân được xác định là chưa thực hiện theo đúng kế hoạch.

Được biết, nguyên nhân về việc nhiều dự án bị hủy bỏ là vì vấn đề công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đã dẫn đến mất rất nhiều thời gian. Nhiều chủ đầu tư chỉ mới thực hiện được thủ tục để làm hồ sơ thu hồi đất, nhiều dự án vẫn chưa tiến hành thu hồi đất để khởi công.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.