Đông Nam Á sẽ trở thành khối thương mại lớn nhất thế giới?

Thái Lan cho biết, Thỏa thuận thương mại châu Á mới sẽ được kí vào năm 2020 có khả năng sẽ biến Đông Nam Á trở thành thị trường thương mại lớn nhất thế giới.

Theo Reuters, Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang diễn ra ở Bangkok, Thái Lan cho một hi vọng rằng Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực 16 quốc gia (RCEP) có thể sẽ hoàn tất đàm phán ngay trong năm nay.

Điều này góp phần kiến tạo một hệ thống thương mại quốc tế mở một cách toàn diện dựa trên các quy tắc và và chuỗi giá trị mở rộng.

Động lực mới để đạt được thỏa thuận nhanh chóng đến từ những nguy cơ mà cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mang lại, đã khiến tăng trưởng của nền kinh tế khu vực xuống thâp nhất trong vòng 5 năm qua.

Screenshot (41)

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết, một thỏa thuận thương mại như thế có thể kích thích tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực. (Ảnh: Reuters).

"Một kết quả sớm cho các cuộc đàm phán RCEP dự đoán sẽ đặt nền tảng cho hội nhập kinh tế Đông Á", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết sau khi thủ tướng Lí Khắc Cường có những cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á.

Bản hợp tác thương mại giữa 16 quốc gia dự kiến sẽ chiếm 1/3 tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu, với gần một nửa dân số thế giới. Các nước Đông Nam Á hi vọng một bản thỏa thuận tạm thời có thể sẽ được công bố ngay trong ngày hôm nay (11/4).

Tuy nhiên, Ấn Độ lại tỏ ra không quá mặn mà với thỏa thuận này. Trong bài bài phát biểu của mình, Thủ tướng Ấn Độ chỉ đề cập tới thỏa thuận thương mại giữa khối ASEAN với nước này.

Giới quan sát cho biết, Ấn Độ lo lắng về thỏa thuận trên là điều có thể dễ hiểu, khi hàng hóa Trung Quốc có thể theo đó ồ ạt tràn vào Ấn Độ trong thời gian tới, khi quốc gia đông dân thứ hai thế giới tham gia vào khối kinh tế RCEP.

Triển vọng thương mại

Phát ngôn viên của Chính phủ Thái Lan cho biết các nhà đàm phán đã cố gắng để đi đến một thỏa thuận vào tối Chủ nhật vừa rồi.

Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một kết luận cuối cùng. Bộ trưởng Bộ Thương mại các nước vẫn đang thảo luận các vấn đề nổi cộm. Việc kí kết dự kiến sẽ được diễn ra vào tháng 2/2020.

Các cuộc đàm phán RCEP đã chính thức được đưa ra vào tháng 11/2012 tại Hội nghị cấp cao ASEAN tại Campuchia.

Năm 2017, các quốc gia thành viên RCEP tương lai chiếm dân số 3,4 tỉ người với tổng sản phẩm quốc nội (GDP, PPP) là 49,5 nghìn tỉ USD, xấp xỉ 39% GDP của thế giới.

RCEP sẽ là khối kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm gần một nửa nền kinh tế toàn cầu. Theo ước tính của PwC , Tổng sản phẩm quốc nội (GDP, PPP) của các quốc gia thành viên RCEP có thể lên tới gần 250 nghìn tỉ USD vào năm 2050.

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết, một thỏa thuận thương mại như thế có thể kích thích tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực.

Khối kinh tế RCEP có thể bao gồm các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Trong khi Ấn Độ đang để ngỏ khả năng tham gia vào liên minh này.

Theo các chuyên gia, việc Ấn Độ góp mặt trong liên minh sẽ có lợi cho các nước Đông Nam Á khi trở thành đối trọng với nền kinh tế Trung Quốc.

Trong khi đó, Hoa Kì chỉ gửi một phái đoàn cấp thấp đến tham dự Hội nghị năm nay, đã làm dấy lên mối lo ngại trong khu vực rằng ASEAN đã không còn đóng vai trò quan trọng như một con bài để kìm hãm sức mạnh khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.