'Gà chiến' ở The Face quốc tế đều bị loại, tại sao Việt Nam thì không?

Tính hấp dẫn và làm nên thương hiệu The Face nằm ở những màn tranh cãi, những chiến thuật mạo hiểm và quyết định loại người của các huấn luyện viên. Nếu thiếu đi điều đó thì The Face sẽ không còn là một chương trình The Face đúng nghĩa.
ga chien o the face quoc te deu bi loai tai sao viet nam thi khong Tập 5 The Face Vietnam 2017: treo đầu dê bán thịt chó
ga chien o the face quoc te deu bi loai tai sao viet nam thi khong Tập 4 The Face Vietnam 2017: Ý tưởng nghèo nàn, kiến thức thời trang hạn hẹp

The Face là một chương trình truyền hình thực tế về nghề người mẫu rất được yêu thích hiện nay. Với format hấp dẫn, phản ánh chân thực cuộc chiến "khốc liệt" trong giới thời trang của những chân dài, The Face từ phiên bản gốc (Mỹ) do siêu mẫu Naomi Campbell sáng lập đã được nhiều quốc gia mua bản quyền và thực hiện dưới những phiên bản khác nhau, trong đó có Việt Nam.

Theo format của chương trình trong mỗi seri The Face, ba huấn luyện viên người mẫu sẽ chọn cho mình những thành viên ưng ý để chiến đấu với các đội còn lại. Mỗi tuần, ba đội sẽ thi đấu với nhau và tìm ra đội thắng cuộc. Huấn luyện viên chiến thắng sẽ nắm trong tay quyền loại đi một trong hai thành viên từ đội thua cuộc (người bước vào phòng loại trừ do huấn luyện viên mỗi đội quyết định).

Theo lẽ thường, người thực hiện kém nhất ở hai đội thua cuộc sẽ bị gửi vào phòng tối để huấn luyện viên chiến thắng "định đoạt số phận" bằng việc "cân, đo, đong, đếm". Tuy nhiên thực tế diễn ra lại không suôn sẻ như thế.

ga chien o the face quoc te deu bi loai tai sao viet nam thi khong
Huấn luyện viên đội thắng cuộc sẽ nắm trong tay quyền loại người.

Thay vì gửi người yếu nhất thì một số huấn luyện viên lại chọn thành viên mạnh nhất với mục đích đẩy huấn luyện viên "nắm quyền sinh sát" phải loại đội còn lại. Nhưng cũng có huấn luyện viên sẵn sàng loại đi thành viên mạnh với mục đích đảm bảo an toàn chiến thắng cho đội mình.

Và chính điều này đã tạo nên sự hấp dẫn của chương trình The Face. Bởi đây không còn là cuộc chiến của thí sinh nữa mà các huấn luyện viên phải đấu trí với nhau, tìm mọi cách để bảo vệ đội hình của mình. Muốn làm được điều đó, các huấn luyện viên phải thật sáng suốt, nắm bắt được tâm lí và tính cách của các huấn luyện viên khác để đưa ra quyết định cuối cùng.

Và trong các phiên bản The Face trên quốc tế, việc cử một thí sinh mạnh vào phòng loại trừ chưa bao giờ là quyết định đúng đắn. Bởi hầu hết họ đều "một đi không trở lại" với lí do các huấn luyện viên đều muốn tiêu diệt những thí sinh mạnh nhất từ đội khác.

Còn nhớ ở The Face Mỹ mùa đầu tiên, Stephanie Lalanne (đội Coco Rocha) là thí sinh bị đánh giá kém nhất trong 12 thí sinh. Thế nhưng phải đến trước chung kết, Stephanie Lalanne mới chính thức bị loại dù đã nhiều lần bị gửi vào phòng tối. Nguyên nhân khiến cho Stephanie Lalanne không bị loại bởi vì cô… yếu hơn đối thủ.

ga chien o the face quoc te deu bi loai tai sao viet nam thi khong
Stephanie Lalanne nhiều lần bước vào phòng loại nhưng đều được giữ lại vì... yếu hơn đối thủ.

Sang đến The Face Mỹ mùa 2, "lịch sử" được lặp lại một lần nữa khi Ray Clanton (đội Lydia Hearst) do không có kinh nghiệm trong việc làm người mẫu nên đã được trao cơ hội nhiều lần và đi đến tập cuối cùng, đồng thời giành danh hiệu á quân.

Không phủ nhận sự cố gắng và thay đổi của Ray Clanton có phần vượt mặt Stephanie Lalanne ở mùa trước, thế nhưng nếu không phải vì yếu nhất trong các thí sinh mà Ray được giữ lại ở những tập đầu thì cô khó mà có những tiến bộ vượt trội.

ga chien o the face quoc te deu bi loai tai sao viet nam thi khong
Ray Clanton cũng là gương mặt ra vào phòng loại thường xuyên.

Đáng nói hơn là trường hợp của Felisa Wiley (đội Naomi Campbell), mặc dù bước vào phòng loại và có ý định buông xuôi trước đối thủ mạnh khi không muốn thuyết phục huấn luyện viên loại người chọn mình, thế nhưng Felisa vẫn được trao cơ hội tiếp tục đồng hành cùng chương trình.

ga chien o the face quoc te deu bi loai tai sao viet nam thi khong
Felisa Wiley mặc dù muốn buông xuôi nhưng vẫn được trao cơ hội.

Rõ ràng, các cô gái với kinh nghiệm yếu kém hơn đối thủ nhưng khi đặt vào trường hợp này, điều đó vô tình đã trở thành một lợi thế.

Ngược lại, quyết định đưa thành viên mạnh nhất đi gặp huấn luyện viên chiến thắng chưa bao giờ là sáng suốt khi hầu hết trong số họ đều bị loại thẳng tay.

The Face Mỹ mùa 2, Isabelle Bianchi có kĩ năng và ngoại hình rất nổi trội, cô được cả ba huấn luyện viên lựa chọn từ vòng đầu nhưng phải dừng chân ngay tập 1 chỉ vì… là thí sinh mạnh nhất.

ga chien o the face quoc te deu bi loai tai sao viet nam thi khong
Isabelle Bianchi phải ra về ngay tập 1 vì Anne V phán đoán sai lầm suy nghĩ của Naomi.

Quyết định đưa Isabella đi gặp Naomi của Anne V nhằm buộc "báo đen" loại thành viên đội Lydia đã bị phản ứng ngược. Hơn nữa, việc Isabella từng từ chối về đội của Naomi đã bị siêu mẫu "báo thù". Và điều này cũng đã từng xảy ra ở The Face Anh mùa 1, Naomi đã bị mất Jessica Martin ngay màn loại trừ đầu tiên vì nghĩ huấn luyện viên Caroline Winberg từng chọn Jessica sẽ không loại thí sinh cô yêu thích.

ga chien o the face quoc te deu bi loai tai sao viet nam thi khong
Jessica Martin (đội Naomi) bị huấn luyện viên Caroline Winberg "báo thù".

Đến một huấn luyện viên có vẻ hiền lành như Lydia Hearst cũng "tung chiêu" khi giành được chiến thắng. Cô đã thẳng tay loại đi Sharon Gallardo (đội Anne V) – một thí sinh rất mạnh của cuộc thi và đã tạo nên những màn tranh cãi nảy lửa với Anne V.

ga chien o the face quoc te deu bi loai tai sao viet nam thi khong
Sharon Gallardo (phải) - "gà cưng" của Anne V - ứng viên sáng giá cho danh hiệu quán quân The Face Mỹ mùa 2 đã bị Lydia "tiêu diệt".

Vì vậy, ở cuộc chiến The Face không có chuyện công bằng hay bắt buộc các huấn luyện viên phải loại đi thí sinh yếu, bởi format trong chương trình không có quy định điều đó.

Trở lại với The Face Vietnam – Gương mặt thương hiệu năm nay, quyết định loại người của huấn luyện viên Lan Khuê và Minh Tú những ngày qua đã tạo nên nhiều tranh cãi dữ dội từ phía dư luận.

Có người cho rằng Lan Khuê không công bằng, Minh Tú vì "tư thù cá nhân" rồi lên tiếng chỉ trích họ. Thế nhưng ở một góc độ nào đó, các huấn luyện viên khi đưa thí sinh nào của đội mình vào phòng loại đồng nghĩa với việc đã sẵn sàng chấp nhận mất đi thành viên này, tất cả chỉ còn phụ thuộc vào huấn luyện viên chiến thắng thử thách.

ga chien o the face quoc te deu bi loai tai sao viet nam thi khong
ga chien o the face quoc te deu bi loai tai sao viet nam thi khong
Việc loại người tùy thuộc vào chiến thuật của huấn luyện viên.

Khi bước vào một cuộc chiến khốc liệt như The Face, huấn luyện viên phải là người đủ sáng suốt và bản lĩnh để đưa ra những quyết định cuối cùng mà không phải trông chờ vào sự công bằng hay "nhân đạo" từ đối thủ. Giống như huấn luyện viên Phạm Hương ở mùa 1 có nói: "The Face không có chỗ cho hoa hậu thân thiện!".

Tính hấp dẫn và làm nên thương hiệu The Face nằm ở những màn tranh cãi, những chiến thuật mạo hiểm và quyết định loại người của các huấn luyện viên. Nếu thiếu đi điều đó thì The Face sẽ không còn là một chương trình The Face đúng nghĩa.

Thay vì buông lời miệt thị, chỉ trích và mắng chửi các huấn luyện viên gay gắt chỉ vì họ đã loại đi thí sinh mà mình yêu thích thì hãy tiếp nhận điều đó ở một góc nhìn tiến bộ và thoáng hơn. Không thí sinh đội này thì cũng bắt buộc phải loại thành viên đội khác. Các thí sinh rồi cũng sẽ lần lượt dừng chân không sớm thì muộn, và chỉ duy nhất có một người giành được danh hiệu quán quân.

Và điều quan trọng hơn hết, The Face suy cho cùng cũng chỉ là một chương trình truyền hình giải trí. Khi rời khỏi sân chơi này, các thí sinh sẽ làm được gì để chứng tỏ tài năng, thực lực của mình với công chúng mới là điều quan trọng hơn cả!

ga chien o the face quoc te deu bi loai tai sao viet nam thi khong Minh Tú cứu tập 3 The Face Vietnam 2017 sau 1 giờ phát sóng nhạt nhẽo
ga chien o the face quoc te deu bi loai tai sao viet nam thi khong Tập 2 lên sóng 'thảm họa': NSX The Face Việt đang mặc chiếc áo quá rộng?

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Một tập đoàn Đài Loan với 30 doanh nghiệp vệ tinh dự báo sắp kéo về KCN Châu Đức, vừa trả trước cho SZC gần 400 tỷ đồng
Quý III vừa qua, SZC đã nhận 359 tỷ đồng tiền thuê đất từ Electronic Tripod. Theo ước tính của BSC, có 30 doanh nghiệp phụ trợ theo Tập đoàn Tripod cũng có nhu cầu thuê đất tại KCN Châu Đức. Nhờ đó, SZC có thể sẽ cho thuê thêm 30 - 40 ha đất trong 2 năm tới.