Gần 8.000 video clip có nội dung xấu độc đã được gỡ bỏ trên YouTube theo yêu cầu của Việt Nam

Chiều 7/6, Cục phát thanh và truyền hình thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đã tiếp tục công bố những sai phạm trên nền tảng YouTube, Google trong thời gian qua, tại Việt Nam.

Có khoảng 55.000 video clip có nội dung xấu độc đang tồn tại trên YouTube

Gần 8.000 video clip có nội dung xấu độc đã được gỡ bỏ trên YouTube theo yêu cầu của Việt Nam - Ảnh 1.

Gần 8.000 video clip có nội dung xấu độc đã được gỡ bỏ trên YouTube.

Thông tin được đưa ra bởi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vào chiều ngày 7/6. Theo Bộ, trong thời gian qua, có khoảng gần 8.000 video clip có nội dung xấu, độc đã được gỡ bỏ trên YouTube theo yêu cầu của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu so với con số 50.000 kia thì việc xử lí này vẫn chỉ như muối bỏ biển.

Những video có hình ảnh hoạt hình dành cho trẻ em nhưng lại mang nội dung người lớn, các kênh YouTube mang nội dung phản cảm, đi ngược lại với thuần phong mĩ tục dân tộc, những kênh có nội dung rác, nhảm… rất nhiều trong thời gian trước đó.

Còn theo báo cáo của YouTube gửi Bộ TT&TT, hiện có rất nhiều nội dung vi phạm đến từ Việt Nam, chủ yếu do các nhà sáng tạo nội dung của Việt Nam làm ra.

Sai phạm chủ yếu là: nội dung gợi dục, kích động bạo lực, giang hồ mạng; cổ vũ cờ bạc, chơi ma túy; gây hại cho trẻ em; sử dụng nhạc, hình ảnh vi phạm bản quyền…

Bộ TT&TT cho biết, những video này chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trên YouTube, khoảng 0,1% thế nhưng lại được phát tán và lan truyền nhanh, phủ sóng cao. Điều này đã gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lí để gỡ bỏ những video này.

Giải thích cho việc những nội dung xấu độc lan truyền tràn lan, khó quản lí, Bộ cho rằng lỗi thuộc về cơ chế của Google khi các bộ lọc của YouTube đã không làm việc hiệu quả, cơ chế kiểm duyệt lỏng lẻo, không có biện pháp ngăn chặn hay xử lí kịp thời,…

Nội dung xấu độc trên môi trường internet sẽ được xử lí thế nào?

Gần 8.000 video clip có nội dung xấu độc đã được gỡ bỏ trên YouTube theo yêu cầu của Việt Nam - Ảnh 2.

Việt Nam cũng nêu yêu cầu YouTube bỏ tính năng suggest đối với các kênh đã bị thông báo vi phạm.

Ngoài ra, cũng theo Bộ TT&TT, một kênh phát tán nội dung xấu độc quan trọng khác lại đến từ chính những quảng cáo của các thương hiệu, nhãn hàng uy tín.

Hiện nay, các công ty, tập đoàn tại Việt Nam chủ yếu kiếm doanh thu thông qua quảng cáo của Google, nhưng lại khoán tất cả cho Google, không kiểm soát được nội dung quảng cáo hiển thị trên trang.

Theo qui định của Việt Nam thì "tổ chức, cá nhân Việt Nam có hàng hóa, dịch vụ muốn quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã đăng kí hoạt động hợp pháp tại Việt Nam".

Tuy nhiên, trong thời gian qua, không có nhiều tổ chức tuân thủ qui định này. Theo Bộ, đây là hành vi sai phạm và dẫn đến hậu quả là những nội dung xấu độc xuất hiện ngày càng nhiều, ngay cả trên các trang web uy tín.

Để chấn chỉnh những sai phạm trong thời gian vừa qua, Bộ TT&TT yêu cầu YouTube định danh các kênh tiếng Việt. Chỉ kênh được định danh và không đăng tải nội dung vi phạm pháp luật mới có thể xem xét chia sẻ tiền quảng cáo. Đối với kênh đã bị bộ thông báo vi phạm thì không được chia sẻ tiền quảng cáo.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nêu yêu cầu YouTube bỏ tính năng suggest đối với các kênh đã bị thông báo vi phạm. Bổ sung cơ chế không cho người dùng đăng lại clip vi phạm đã bị gỡ bỏ trước đây.

Bộ TT&TT cũng đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước quản lí chặt chẽ dòng tiền quảng cáo trên YouTube và Google. Với những biện pháp này, hi vọng trong thời gian tới, một môi trường internet trong sạch và lành mạnh có được ở Việt Nam.

chọn
Nhiều dự án ở tỉnh lẻ bung hàng
Những tháng cuối năm, thị trường bất động ở các tỉnh lẻ như Thanh Hóa, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Ninh... bắt đầu đón nguồn cung từ các dự án mới.