Gợi ý đáp án chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường Phổ thông Năng khiếu

Giáo viên Lê Trần Diệu Thu, Trường THPT Trần Quang Khải (Hà Nội) gợi ý đáp án chi tiết đề thi môn vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP HCM.

Sáng 26/5, gần 3.000 học sinh bước vào ngày thứ hai với bài thi môn Ngữ văn trong kì thi vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐH Quốc gia TP HCM. Đề thi môn Ngữ văn có 3 câu tự luận. Mỗi thí sinh sẽ có 120 phút để hoàn thành bài thi của mình.

Dưới đây là đáp án chi tiết do cô giáo Lê Trần Diệu Thu, giáo viên Trường THPT Trần Quang Khải gợi ý, thí sinh và phụ huynh có thể tham khảo:

Gợi ý đáp án chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường Phổ thông Năng khiếu - Ảnh 1.

Gợi ý đáp án chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường Phổ thông Năng khiếu - Ảnh 2.

Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu.

Câu 1:

a) Phương thức biểu đạt của văn bản trên: Nghị luận.

b) Văn bản nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.

- Lời cảnh tỉnh phải khắc phục cái yếu để phát huy cái mạnh, tạo ra hành trang vững vàng bước vào thế kỉ mới.

c) Trong câu (4), từ " thiên hướng" là muốn nói tới khuynh hướng, sự nghiêng lệch về một con đường, một số môn học nào đó. Còn "Thời thượng" là sự ưa chuộng trong khoảng thời gian nào đó của số đông người trong xã hội về các môn học phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội bấy giờ.

d) Từ " Ấy" trong câu (4) là đại từ, thay thế cho "cái yếu" trong câu trước.

e) Một vài ý học sinh nên triển khai khi đi vào viết đoạn:

- "Học chay, học vẹt" là lối học khá phổ biến hiện nay và chúng ta phải hiểu như thế nào về lối học này.

- "Học chay" là cách học lí thuyết suông, không gắn với thực hành, không rèn cho người học được kĩ năng.

- Còn "học vẹt" là lối học bắt chước, chỉ đơn thuần là lặp lại để thuộc, để ghi nhớ kiến thức chứ không hiểu bản chất.

- Nguyên nhân dẫn đến sự phổ biến của lối học này có thể là do khách quan, là cách truyền đạt, phương pháp dạy, chương trình học chưa phù hợp nên không gây hứng thú với học sinh.

- Người học thật sự chưa nghiêm túc, thiếu chú ý, chủ kiến riêng trong việc học. Lối "học chay, học vẹt" làm người học không được học thật sự mà chỉ có thứ kiến thức rỗng chứ không ứng dụng được và nó không chỉ ảnh hưởng đến việc học hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai cùng sự phát triển lâu dài của cá nhân, thậm chí là sự phát triển đất nước.

- Không dễ dàng để lối học này biến mất nhưng mỗi cá nhân đều phải tự ý thức được những ảnh hưởng không tốt từ lối "học chay, học vẹt" và tự thay đổi tư duy nhận thức để có được sự phát triển toàn diện.

- Học tập là chặng đường dài với nhiều gian nan nhưng mong bạn hãy vững tin, hãy kiên trì và đừng để những lối học chưa tốt điều khiển và tự biến mình thành công cụ phụ thuộc.

- Mỗi người là cá thể đơn nhất và tôi tin mỗi chúng ta sẽ đủ bản lĩnh để học tập, phát triển bản thân và vì tương lai đất nước mai sau.

Câu 2:

Gợi ý:

Hình thức:

Đảm bảo cấu trúc một bài văn gồm: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Nội dung:

Đề mở do vậy học sinh tùy chọn vấn đề bàn luận xoay quanh đề tài: Hành vi thiếu văn minh trên mạng xã hội.

- Một số yếu tố cần triển khai như sau:

1. Giải thích:

 - Mạng xã hội đang ngày một trở nên phổ biến trong cuộc sống. Song bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, ta còn bắt gặp trên mạng xã hội những hành vi thiếu văn minh. Một trong số đó là hiện tượng dùng mạng xã hội làm công cụ công kích, xúc phạm ai đó.

 - Hành vi công kích, xúc phạm một ai đó qua mạng xã hội là làm gây hại cho người khác bằng ngôn qua mạng xã hội từ để thỏa mãn những ham muốn, tư thù cá nhân hay thậm chí không quen biết người ta cũng có thể đưa ra những bình luận ác ý chỉ trích một ai đó bằng lời lẽ khắc nghiệt.

- Chỉ với vài click chuột, đánh máy thì người ta đã đẩy đối tượng nào đó vào ngõ cụt bằng lời lẽ, bằng ngôn từ của mình và muốn phô bày để ai ai cũng thấy, cũng biết để cùng chỉ trích, lên án bất chấp đúng, sai thay vì gặp mặt, nhắn tin thẳng thắn chia sẻ, bày tỏ quan điểm.

Nguyên nhân:

- Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm việc công kích, xúc phạm người khác trên mạng xã hội ngày một phổ biến. Bởi mạng xã hội chỉ tồn tại ảo và người ta không phải chịu trách nhiệm với phát ngôn, bình luận của mình, muốn viết gì thì viết, muốn nói gì thì nói – điều mà họ không thể làm trong cuộc sống thực. Công kích, xúc phạm xảy ra trên mạng xã hội phần nào là do người ta chọn phương án cực đoan để giải quyết vấn đề thay vì trực tiếp chia sẻ, bày tỏ quan điểm.

Hậu quả:

- Những công kích, xúc phạm ai đó qua mạng xã hội gây ra rất nhiều hậu quả không hay. Với những người công kích người khác, hành động của họ đáng bị lên án vì đã dồn ép người khác vào tình cảnh khó khăn chỉ vì thỏa mãn ham thích của mình, hoặc cô tình làm xấu hình ảnh người khác.

- Những lời lẽ, bình luận không tốt đẹp đó chỉ phản ánh đạo đức lương tâm của họ. Còn với đối tượng bị công kích, bị sức ép từ dư luận dồn ép, lo sợ và mất đi niềm tin vào cuộc sống. Nhiều trường hợp tiêu cực còn chọn cách tự tử vì họ không còn cách nào đối kháng với bủa vây từ dư luận - từ những người không phải chịu trách nhiệm cho những gì mình viết, mình nói.

Hình ảnh hành loạt bình luận trái chiều về vụ lộ clip nóng của một cô hot girl trên mạng xã hội, rồi cách cư dân mạng ném đá Lê Âu Ngân Anh, chê bai Chi Pu, tự cho mình là tòa án trong vụ li hôn của vua cafe Trung Nguyên… 

Bình luận:

 - Chúng ta không phủ nhận những công kích, xúc phạm xảy đến cũng vẫn hướng đến cái tích cực. Khi người ta không thể giải quyết được dù đã cố gắng liên lạc, nhắc nhở… thì việc đưa ra cảnh báo lan rộng để nhiều người cùng biết là cần thiết.

- Mạng xã hội với những lời lẽ công kích, xúc phạm nhưng đầy đủ chứng cứ và chuẩn xác lại giúp đỡ cho nhiều người một cách hiêu quả, nhanh chóng. Tích cực hay tiêu cực xảy đến là do chúng ta chọn cách ứng xử khác nhau và mỗi người đều cần thiết ý thức đến cùng với những gì mình đã, đang và sẽ làm.

Bài học nhận thức:

- Mỗi người cần nhận thức được hành vi sai trái của mình, trở thành người dùng mạng xã hội một cách văn minh, luôn bình tĩnh đối mặt với mọi tình huống xảy đến với chính bản thân trên mạng xã hội.

- Đừng tự làm xấu hình ảnh bản thân và hủy đi danh dự, uy tín của mình vì những phát ngôn thiếu suy nghĩ.

- Công kích, xúc phạm trên mạng xã hội. Hành vi tưởng chừng vô hại nhưng lại kéo theo nó vô số hệ lụy. Mỗi cá nhân hãy tham gia mạng xã hội một cách tỉnh táo để không trở thành công cụ bị điều khiển.

Gợi ý đáp án chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Trường Phổ thông Năng khiếu - Ảnh 3.

Cô giáo Lê Trần Diệu Thu - Giáo viên Ngữ văn của ToLiHa Elearning. (Ảnh: NVCC)

Câu 3.

Đề 1:

1.Mở bài:

Giới thiệu được hai đoạn thơ với vẻ đẹp thiên nhiên và con người.

2.Thân bài

Luận điểm 1: Khái quát về tác giả, tác phẩm.

Tác giả Huy Cận và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

Tác giả Tế Hanh

 + Tên tuổi lớn của thơ ca Việt Nam, có mặt trong phong trào ở chặng cuối phong trào Thơ mới với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương

+ Tác phẩm nổi bật: Ngẹn ngào, Lời con đường quê, Hoa niên… 

+ Tiếng thơ chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên mà tha thiết

+ Nhà thơ Thanh Thảo nhận xét về Tế Hanh: "Ngay từ lúc xuất hiện trong phong trào Thơ mới, thơ Tế Hanh  đã là hiện tượng vì sự "mộc mạc, chân thành", vì sự "trong trẻo, giản dị như một dòng sông".

Quê hương  

+ Viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế và trong nỗi nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết ông đã viết bài thơ.

+ Được rút trong tập Nghẹn ngào và sau đó được in trong tập Hoa niên .

+ Đoạn trích trên là đoạn thơ thứ hai trong bài thơ, tái hiện bức tranh dân chài ra khơi đánh cá.

- Tác giả Huy Cận:

+ Nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới với tập Lửa thiêng.

+ Tham gia Cách mạng trước 1945

+ Sau Cách mạng, thơ Huy Cận dào dạt niềm vui, nhất là khi ông nói về cuộc sống mới, con người mới.

+ Tập thơ tiêu biểu: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Hai bàn tay em,           

- Đoàn thuyền đánh cá

+ Viết vào ngày 1/10/1958 tại vùng biển Hồng Gai, tỉnh Quảng Ninh, in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng.

+ Đoạn thơ trên là đoạn thơ thứ ba trong bài thơ. Đoạn thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển đêm.

Luận điểm 2: Phân tích từng đoạn thơ để làm nổi bật hình ảnh thiên nhiên và con người

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

- Hai câu trước:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

+ Bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.

+ So sánh con thuyền như con tuấn mã => Câu thơ có mạnh mẽ và khí thế, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài

+ Động từ "hăng", "phăng", "vượt" diễn tả ấn tượng khí thế dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống và nhiệt huyết.

=> Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang, hùng tráng. Đó là hình ảnh đẹp thiên nhiên cùng  con người lao động hăng say.

- Hai câu sau:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

+ So sánh Cánh buồm to như mảnh hồn làng hay chính là  hồn quê hương gần gũi, cụ thể, chân thực và là biểu tượng của làng chài quê hương.

+ Còn là hình ảnh ẩn dụ: Cánh buồm chính là linh hồn của làng chài

+ Nhân hóa "rướn thân trắng"  cho thấy tư thế mạnh mẽ, chủ động của con thuyền.

+Động từ mạnh giương, rướn: Con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động

=>  Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống. Hiện lên trên bức tranh lao động hăng say là con người lao động cần mẫn, chủ động với khí thế hùng tráng trên nền thiên nhiên bao la, rộng lớn.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

- Hai câu trước:

  Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

+ Bút pháp phóng đại, sáng tạo hình ảnh lái gió, buồm trăng. Gió cũng tham gia lao động, lái con thuyền ra khơi, trăng là cánh buồm.

+ Động từ lướt vừa diễn tả sức mạnh của đoàn thuyền, vừa thể hiện tầm vóc của con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển trời, ngang tầm vũ trụ.

Con ngườu sảng khoái, phấn chấn trogn niêm vui của những người lao động làm chủ cuộc đời.

- Hai câu sau:       

Ra đâu dặm xa dò bụng biển

Giàn đan thế trận lưới vây giăng.

+ Công cuộc đánh cá được miêu tả như một thế trận và thể hiện sức mạnh cùng ham muốn khám phá thiên nhiên đất trời của con người.

+ Công việc đánh bắt như một trận chiến và mỗi người lao động là một chiến sĩ ngoan cường.

Luận điểm 3. Đánh giá

+ Các tác giả thành công trong việc sử dụng hình ảnh nhân hóa, so sánh, ẩn dụ để tái hiện sinh động bức tranh thiên nhiên, đất trời bằng ngòi bút tài hoa.

+ Con người hiện lên trên bức tranh thiên nhiên với tư thế chủ động, tịch cực, với khí thế hiên ngang làm chủ thiên nhiên, đất trời.

3. Kết bài:

Khẳng định vẻ đẹp thiên nhiên, con người trong hai đoạn thơ. Đó cũng là vẻ đẹp tiêu biểu cho người lao động Việt Nam.

Đề 2: Đây là dạng đề mở, học sinh tự chọn để làm, phát huy tính sáng tạo trong bài viết.

 

 

chọn
Giá bất động sản tăng cao thì không ai được lợi, kể cả chủ đầu tư
Các chuyên gia, doanh nghiệp đầu ngành cho rằng, "đừng thấy rằng thị trường đang có sự khởi sắc, giá tăng nóng là dấu hiệu tốt", và mặt bằng giá cao thực ra "không ai được hưởng lợi, kể cả chủ đầu tư"...