Theo ghi nhận đến hôm nay, 28 Tết, nhiều các cây ATM trên địa bàn TP HCM vẫn luôn rơi vào tình trạng "hết tiền", trong khi các giao dịch điện tử cũng liên tục báo lỗi. Tình trạng ATM ngưng hoạt động đã diễn ra nhiều ngày nay.
Cũng trong hôm nay, Ngân hàng Nhà nước đã ra công điện khẩn, yêu các đơn vị thuộc NHNN tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo dõi tồn quỹ và tiếp quỹ kịp thời, đảm bảo hệ thống ATM hoạt động an toàn, thông suốt.
Số liệu thống kê của một số ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Agribank,… cho thấy số lượng giao dịch rút tiền mặt qua ATM trong những ngày cận Tết cao gấp từ 2 đến 3 lần so với ngày thường.
Theo Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam, giao dịch chuyển mạch qua ATM những ngày này lên tới 2 triệu món, gấp hơn 2 lần so với ngày thường. Tổng chuyển mạch toàn hệ thống qua ATM tới gần 5 triệu món, gấp 2,4 lần so với ngày thường.
Trong hai ngày 27 và 28 Tết đã có sự gia tăng đột biến về số lượng giao dịch rút tiền mặt qua ATM so với ngày thường, qua đó xuất hiện tình trạng ùn ứ người dân xếp hàng rút tiền tại cây ATM ở một số khu công nghiệp.
Để khắc phục tình trạng này, Ngân hàng Nhà nước khuyến khích người dân nên lựa chọn các hình thức thanh toán phi tiền mặt, vừa tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí, tránh được cảnh xếp hàng rút tiền tại ATM mùa cao điểm.
Theo Ngân hàng Nhà nước, người dân nên lựa chọn các hình thức thanh toán không như thanh toán thẻ, thanh toán bằng mã QR, thanh toán online trên các kênh số bao gồm Internet Banking, Mobile Banking... nhằm giảm tải việc rút tiền mặt tại các ATM.
Với các giải pháp thanh toán hiện đại thì người dân có thể giao dịch không tiền mặt từ các giao dịch đơn giản, như nạp thẻ điện thoại, thanh toán hóa đơn điện, nước… đến các giao dịch phức tạp như mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn, đặt vé xe, mua sắm trực tuyến…
Ngoài ra, để giảm tải cho các hệ thống ATM, tại TP HCM ngoài việc trả lương, thưởng qua tài khoản ATM, các ngân hàng thương mại còn bố trí cán bộ tới tận các khu chế xuất, khu công nghiệp, doanh nghiệp để trả lương, thưởng trực tiếp cho công nhân.
Trước đó, để chuẩn bị cho mùa cao điểm cuối năm, hệ thống các ngân hàng thương mại cũng đã chuẩn bị lượng tiền mặt hợp lí, đáp ứng tốt nhất nhu cầu về tiền mặt cho khách hàng dịp nghỉ Tết qua hệ thống ATM và các quầy trực giao dịch.
Các ngân hàng cũng đã chuẩn bị lượng tiền dự phòng bao gồm cả cơ cấu mệnh giá và số lượng, không để khan hiếm tiền mặt trong dịp Tết.
Liên quan đến việc thúc đẩy các loại hình thanh toán phi tiền mặt, thời gian qua ngành ngân hàng đã đẩy mạnh các chương trình truyền thông, giáo dục tài chính với các chương trình như “Đồng tiền thông thái”, “Tiền khéo tiền khôn”…nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng cho công chúng.
Qua đó, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết cùng với việc tiếp tục triển khai các giải pháp gia tăng tiện ích cho người sử dụng dịch vụ tài chính, sẽ tăng cường truyền thông nhằm giảm hoặc thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong xã hội.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.
Tiêu dùng 16:08 | 01/02/2020
Tiêu dùng 20:10 | 31/01/2020
Tiêu dùng 14:30 | 31/01/2020
Tiêu dùng 21:07 | 30/01/2020
Tiêu dùng 17:20 | 30/01/2020
Tiêu dùng 14:36 | 30/01/2020
Tiêu dùng 21:14 | 29/01/2020
Tiêu dùng 22:56 | 28/01/2020