Tiền dự trữ của họ đang cạn kiệt. Các nhà băng thì vẫn lưỡng lự trong việc gia hạn số nợ trị giá hàng tỷ nhân dân tệ sẽ đáo hạn trong vài tháng tới. Đó là chưa kể Brigita còn nhiều chủ nợ khác nữa. "Nếu chúng tôi không thể hoàn trả, đó sẽ là điều rất tồi tệ", Brigita cho biết. Công ty cô có 10.000 nhân viên và bán xe trung cấp đến cao cấp.
Phần lớn các bộ phận trong nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang đứng yên, do nỗ lực kiềm chế dịch bệnh của giới chức. Hàng triệu công ty tại nước này vì thế đang chạy đua để tồn tại.
Một khảo sát với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc tháng này cho thấy chỉ khoảng một phần ba có đủ tiền mặt để trả chi phí cố định trong một tháng. Trong một cuộc họp báo hôm nay (24/2), một quan chức Trung Quốc cũng cho biết chỉ khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ nước này có thể khôi phục hoạt động, do quy trình cấp phép ngặt nghèo của giới chức địa phương và tình trạng thiếu nhân viên.
Dù Trung Quốc đã hạ lãi suất, yêu cầu các ngân hàng tăng cho vay, đồng thời nới lỏng tiêu chí cho vay để các công ty mở cửa trở lại, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân cho biết họ không thể tiếp cận nguồn vốn này để thanh toán các nghĩa vụ nợ và lương. Nếu không có thêm hỗ trợ tài chính, hay kinh tế Trung Quốc không đột ngột khởi sắc, rất nhiều công ty sẽ biến mất vĩnh viễn.
"Nếu Trung Quốc không thể kiểm soát dịch bệnh trong quý I, tôi dự báo một lượng lớn doanh nghiệp nhỏ sẽ phá sản", Lv Changshun - nhà phân tích tại Beijing Zhonghe Yingtai Management Consultant cho biết.
Dù đóng góp 60% GDP và 80% việc làm tại Trung Quốc, các doanh nghiệp tư nhân nước này từ lâu vẫn chật vật trong việc vay vốn. Năm 2008, khoảng hai phần ba trong số 80 triệu doanh nghiệp nhỏ của nước này không tiếp cận đủ vốn vay, theo Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tuần trước cam kết tập trung nhiều hơn vào hồi sinh nền kinh tế, với nhiều chính sách tài khóa chủ động, tăng tốc các dự án cơ sở hạ tầng và giải phóng nguồn tín dụng của các tổ chức tài chính. Dù vậy, hỗ trợ từ các nhà băng Trung Quốc vẫn khá lẻ tẻ. Ngân hàng Công Thương Trung Quốc - nhà băng lớn nhất nước này - đến nay mới xóa nợ cho khoảng 5% khách hàng doanh nghiệp nhỏ của họ.
Trên Bloomberg, ICBC cho biết đã chi 5,4 tỉ nhân dân tệ (770 triệu USD) giúp các doanh nghiệp nhỏ chống lại dịch bệnh. "Chúng tôi chấp nhận ngay lập tức yêu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ đạt chuẩn", nhà băng này nói.
Tổng cộng, các ngân hàng Trung Quốc đã tung ra 794 tỉ nhân dân tệ các khoản vay liên quan đến hoạt động kiềm chế dịch bệnh, tính đến ngày 20/2. Các ngân hàng nước ngoài tại đây cũng giảm lãi suất.
Dù vậy, Bloomberg trích lời một nguồn tin thân cận cho biết các điều kiện ngặt nghèo và danh sách rút gọn đã hạn chế những công ty có thể tiếp cận các khoản vay đặc biệt mà ngân hàng trung ương tung ra. Tại một nhà băng, người vay còn phải chứng minh sử dụng ít nhất 10% số tiền để kiểm soát dịch bệnh.
Điều này chẳng mang lại lợi ích nào cho các đại lí xe hơi. Brigita cho biết công ty cô vay hàng chục ngân hàng. Đến nay, họ mới đạt thỏa thuận gia hạn trả nợ thêm 2 tháng với vài nhà băng. Trong khi đó, lương cho nhân viên vẫn phải trả.
Chịu rủi ro lớn nhất là acsc doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng, du lịch, khách sạn và bán lẻ, Lianhe Rating cho biết. Yang - quản lý một trung tâm thương mại 7 tầng ở Thượng Hải cho biết một người thuê mặt bằng tại đây đã phải gọi điện xin miễn 1 tháng tiền thuê, do việc kinh doanh khó khăn.
Phó giám đốc tài chính một hãng bất động sản nhỏ ở An Huy thì nói rằng công ty anh thậm chí bị từ chối cho vay, dù vẫn chưa chạm trần theo hợp đồng. Doanh thu sụt giảm khiến tài chính của công ty xuống dốc. Không có dự án mới cũng có nghĩa họ không còn tài sản thế chấp. Nếu không được cấp vốn thêm, công ty chỉ có thể tồn tại 4 tháng.
Các nhà băng cũng chẳng khá hơn. Rất nhiều ngân hàng tại Trung Quốc đang thiếu vốn sau 2 năm liên tiếp số vụ vỡ nợ tại Trung Quốc lên kỉ lục. Hãng đánh giá tín nhiệm S&P Global ước tính tình trạng khẩn cấp kéo dài có thể khiến tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc tăng hơn gấp 3, lên 6,3%.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020