Ảnh minh họa. |
Hành vi trên đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự quy đinh tại Điều 327 tội chứa mại dâm - Bộ luật Hình sự năm 2015:
"1. Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Cưỡng bức mại dâm;
c) Phạm tội 2 lần trở lên;
d) Chứa mại dâm 4 người trở lên;
đ) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Đối với 2 người trở lên từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Cưỡng bức mại dâm dẫn đến người đó chết hoặc tự sát.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".
Ảnh minh họa. |
Bộ Y tế vừa ban hành Thông thư 31/2018/TT-BYT về việc hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho người bệnh. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2019
Thông tư 31/2018/TT-BYT quy định thực hiện chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí toàn bộ hoặc một phần số lượng thuốc trong chu kỳ, liệu trình điều trị cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho người bệnh do cơ sở kinh doanh dược thực hiện.
Chương trình hỗ trợ thuốc là hoạt động hỗ trợ thuốc do cơ sở kinh doanh dược thực hiện cho người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong một khoảng thời gian nhất định nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính và hỗ trợ việc chăm sóc điều trị cho người bệnh.
Ảnh minh họa. |
Luật Đất đai quy định, khi có tranh chấp xảy ra trong cộng đồng dân cư, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết các mâu thuẩn, tranh chấp đó theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định hòa giải tranh chấp đất đai:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp”.
Ảnh minh họa. |
Bóng cười thực chất là những quả bóng bay bình thường nhưng được bơm khí Dinitơ monoxit (N2O) bằng dụng cụ bơm chuyên dụng.
Khi người dùng hít những quả bóng cười này, khí N2O lan tỏa, ngấm vào cơ thể, gây cảm giác phấn khích, tạo ảo giác gây cười không ngừng nghỉ.
Trong thực tế, bóng cười ẩn chứa nhiều mối nguy hại mà điển hình nhất là người sử dụng dễ bị ngộ độc khí N2O, dẫn đến ức chế thần kinh và đột quỵ nhẹ. Nghiêm trọng hơn, bóng cười có thể ảnh hưởng xấu đến tim mạch, hệ thần kinh, nếu lạm dụng sẽ dẫn đến trầm cảm…
Bóng cười rất phổ biến tại các hộp đêm của châu Âu và xuất hiện tại Việt Nam trong một vài năm trở lại đây nhưng ngay lập tức trở thành một trào lưu “hot” trong giới trẻ thành thị.
Tại nhiều quán bar, nhà hàng…, bóng cười được bày bán công khai với giá chỉ vài chục nghìn/quả và gần như trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều cuộc vui của giới trẻ.
Ảnh minh họa. |
Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng:
Khách thể: Xâm phạm lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Đối tượng tác động là các tổ chức tín dụng, ngân hàng.
Chủ thể: Người thực hiện hành vi phạm tội là người đặc biệt. Đó phải là người có quyền hạn, có trách nhiệm nhất định trong hoạt động tín dụng mới có thể trực tiếp thực hiện các hành vi phạm tội.
Đối với những người không có trách nhiệm trong hoạt động tín dụng của ngân hàng có thể vẫn phạm vào tội này, tuy nhiên, căn cứ vào mức độ và hành vi phạm tội để phân tích, đánh giá, thì hành vi phạm tội không thể là trực tiếp và cụ thể với những đặc trưng như những người có trách nhiệm trong hoạt động tín dụng là cán bộ nhân viên ngân hàng mà chỉ có thể phạm tội với vai trò là đồng phạm như giúp sức, hỗ trợ.
Hỏi đáp pháp luật: Phí công chứng mua bán nhà, cách kiểm tra công ty có đóng BHXH
Hỏi đáp pháp luật ngày 28/11 có những vấn đề nổi bật sau: Thế nào là game đánh bạc trên mạng internet; Làm lại đăng ... |
Làm lại đăng ký xe máy và bằng lái ở đâu?
Việc cấp giấy phép lái xe (bằng lái xe) sẽ không phụ thuộc vào nơi bạn có hộ khẩu hay phụ thuộc vào nơi bạn ... |
Hỏi đáp pháp luật: Đăng ký biển số xe máy điện, chuyển nơi nhận lương hưu
Hỏi đáp pháp luật ngày 27/11 có những vấn đề nổi bật sau: Xe máy điện có đăng ký được biển số giống xe máy ... |
Hỏi đáp pháp luật: Bồi thường khi xe bị ngập nước, mức hưởng BHYT khám chữa bệnh trái tuyến
Hỏi đáp pháp luật ngày 26/11 có những vấn đề nổi bật sau: Xe bị ngập nước, chủ xe có được bồi thường bảo hiểm ... |