Thu hồi 2 lô mỹ phẩm của công ty Phi Thanh Vân |
Với những lời quảng cáo có cánh như: Sản phẩm nhập ngoại từ Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc, công thức “bí truyền”, “độc quyền”, thành phần dưỡng chất tái tạo da, siêu hoạt tính hay chỉ 1 tuần xinh như hotgirl. Tuy vậy thực tế đã có rất nhiều người phải ngậm trái đắng sau khi sử dụng sản phẩm trôi nổi này.
Người bán tung hô, người mua không cảnh giác
Kem cốt kích trắng da thực sự "làm mưa làm gió" trên thị trường làm đẹp sau khi kem trộn giá rẻ không rõ nguồn gốc bị lật tẩy. Chỉ với những thao tác đơn giản, các bạn trẻ đã có thể tham khảo rất nhiều các loại kem cốt như Alvin, Soft white, S-White, Queen perfect.
Một sản phẩm kem cốt được quảng cáo trên mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình) |
Đa phần các loại kem này đều được giới thiệu hấp dẫn, đi kèm là những hình ảnh thực tế của các cô gái xinh đẹp đang sử dụng, làm tăng sự tin tưởng của người mua vào sản phẩm. Các chủ shop còn cam kết trắng là trắng vĩnh viễn - không hồi da! Ngưng kem, da vẫn vậy ko hề bị lệch một tone nào, đảm bảo 100% hàng nhập gốc, không bán fake, hàng trôi dạt, phát hiện hàng fake hoàn tiền gấp 10 lần trị giá sản phẩm. Thêm nữa, để tạo được lòng tin cho khách hàng, các bạn bán hàng còn đưa ra một số bình luận như “kem sử dụng công thức thẩm mỹ viện, các chị làm văn phòng rất thích dùng”, hay “kem của bạn tốt quá trời, bạn bè mình ai cũng ngạc nhiên vì độ này thấy da mình trắng mịn hơn trước nhiều…”.
Tuy nhiên, thử chat hỏi về thành phần kem, người bán thường trả lời “Công thức độc quyền, không thể chia sẻ được, nhưng chị cứ yên tâm dùng”. Và thành phần kem nghe qua rất sang nhưng chung chung và không có ý nghĩ gì như sữa dê, sữa non, nhân sâm, ngọc trai, vitamin, thảo dược.
Đáng nói là nhiều bạn trẻ thể hiện rất cảnh giác với kem trộn có chứa corticoid gây hại da, nhưng lại tin dùng kem cốt. Trang Lam, nhân viên văn phòng cho biết: “Mình không bao giờ sài kem trộn, có corticoid độc lắm. Mình dùng kem cốt Thái Lan. Kem trộn bền bệt, rin rít mùi khó chịu, kem cốt thơm, mềm dẻo, thấm nhanh. Mình xài mới 2 tuần mà da trắng hồng trông thấy. Giá một hộp kem cốt từ 300 – 400 ngàn, có loại tới cả triệu, đắt thì bao giờ cũng là hàng thật rồi!!!”.
Kem cốt, kem trộn là "anh em một nhà"
Sở dĩ người dùng không phát hiện ra đây là kem trộn vì quảng cáo, định vị thương hiệu của mỹ phẩm này nhái nhiều hàng nổi tiếng và núp dưới bóng hàng nhập.
Kem trộn thường được đóng trong bao bì sơ sài, hầu như là các hộp mua sẵn, thương hiệu, nhãn mác, nguồn gốc không rõ ràng, chủ yếu là truyền tai nhau với công dụng làm trắng và trị mụn thần tốc. Kem thường có màu hơi vàng hoặc đục, mùi thơm nhẹ, một số loại khi ngửi thật kỹ sẽ có cảm giác hơi chua chua.
Kem cốt tinh vi hơn rất nhiều, mẫu mã đẹp hơn, “xịn” hơn, thậm chí để lấy lòng tin của người dùng còn ghi rõ là của công ty nào sản xuất hay phân phối, địa chỉ giấy chứng nhận đầy đủ, bao bì vỏ hộp cực đẹp, cực sang, sản xuất tại Thái, Nhật, Hàn hoặc công nghệ Hàn Quốc. Để khẳng định là hàng cao cấp theo tâm lý tiền nào của đó, giá của hộp kem cốt cũng được đẩy lên bằng giá kem dưỡng da cao cấp, dao động từ 500-600 ngàn/1 hộp. Tuy nhiên có thể khẳng định lõi của mỹ phẩm này là kem trộn.
Kem cốt trắng da nhanh nhưng sau đó bắt đầu nổi mẩn đỏ. (Ảnh: NVCC) |
Bác sĩ Hoàng Văn Minh, trưởng khoa da liễu bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM cho biết thành phần trong kem cốt tương tự như kem trộn, là corticoid, becozyme, hydroquinone, thủy ngân… Đặc điểm của các loại kem bôi này là ban đầu bôi lên da mặt sẽ đẹp và sáng trắng thấy rõ.
Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, da sẽ bắt đầu gặp vấn đề phụ thuộc corticoid, trở nên nhạy cảm và không thể sử dụng được các loại mỹ phẩm khác. Khi ngưng sử dụng, phần lớn chị em sẽ bị ngứa, nổi mẩn đỏ mỗi khi ra nắng, xuất hiện nhiều vết thâm. Nguy hiểm hơn, sản phẩm chứa hydroquinone đã bị cấm bán ở Châu Âu, Úc và Nhật Bản vì gây ung thư. Chưa kể đến, thủy ngân nhiễm độc vào máu, tác dụng phụ là gây suy gan, thận, làm rối loạn tuần hoàn não, phát ban ở da, gây mất trí nhớ.
Đẹp đâu không thấy, ngày càng nhiều bạn trẻ lên tiếng vì tiền mất tật mang khi dùng kem cốt. Trên mạng xã hội, một bà mẹ một con có nickname Kimthoa Le chia sẻ: “Sau khi sinh con đầu lòng, mình bắt đầu dùng kem cốt trắng da kết hợp trị nám, tàn nhang, chống lão hóa. Lúc đầu thấy da trắng đẹp hẳn ra, hết tàn nhang nhưng sau đó bắt đầu thấy tình trạng nổi ửng đỏ khi ra nắng hoặc khi gội đầu xà bông dính lên mặt. Ngưng kem vết nám to dần, da mỏng, trắng, nhìn thấy gân máu nhỏ. Mình hoảng hốt, lo âu, buồn bã, đến 20 ngày thì không chịu được thế là lại bôi kem ấy, bôi xong 3 ngày là da lại trắng, mịn, mụn chìm không còn dấu vết nào”.
Làm thế nào để nhận biết kem cốt, kem trộn? Để qua mắt người dùng, một số người bán quảng cáo hàng của mình là mỹ phẩm trắng da cao cấp mà không nói rõ là kem cốt, kem trộn vì vậy mà việc nhận biết loại kem này ngày càng khó. Theo các bác sĩ da liễu, chu kỳ thay da của con người là từ 28-30 ngày, vì thế khi dùng một mỹ phẩm dưỡng da, để thấy rõ hiệu quả, chúng ta cần ít nhất từng đó thời gian mới cảm nhận được. Tất cả các loại kem quảng cáo là trắng hồng căng mịn hết mụn trong 50 phút hoặc 1 tuần, đều là kem có chất lượng không đảm bảo mà người tiêu dùng không nên mua. |
'Bồ nhí xứ Thanh', một thứ tin thuốc độc
Thanh Hóa đã giao công an tỉnh điều tra, làm rõ những thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội về một lãnh đạo ... |
Dùng thuốc độc giết chó rồi đột nhập nhà dân bắt cóc trẻ em
Để có tiền trả nợ, thanh niên 31 tuổi đã thực hiện kế hoạch đột nhập vào nhà người dân để bắt cóc trẻ em ... |
Bộ Y tế công bố danh mục 111 thuốc độc và nguyên liệu độc
Ngày 03/5/2017, Bộ Y tế ban hành Thông tư 06/2017/TT-BYT về phê duyệt Danh mục gồm 111 thuốc độc và nguyên liệu độc làm thuốc. |
Lối sống 06:34 | 15/05/2019
Lối sống 06:47 | 26/03/2019
Lối sống 12:00 | 18/10/2018
Lối sống 13:00 | 18/09/2018
Lối sống 07:02 | 12/08/2018
Lối sống 04:15 | 11/08/2018
Lối sống 14:25 | 09/08/2018
Lối sống 07:00 | 13/07/2018