Liên Hợp Quốc: Giá thực phẩm thế giới giảm mạnh trong tháng 4 do đại dịch Covid-19

Tháng 4 đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp giá thực phẩm thế giới đã giảm mạnh do các tác động lên nền kinh tế và giao thương hàng hóa của đại dịch Covid-19, theo cơ quan quản lí thực phẩm của Liên Hợp Quốc - FAO, thông báo vào hôm nay (7/5).
Liên Hợp Quốc: Giá thực phẩm thế giới giảm mạnh trong tháng 4 do đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Các mặt hàng thực phẩm tại một cửa hàng trang trại Spargelhof Rafz, Công ty nông nghiệp Jucker Farm ở Rafz, Thụy Sĩ vào ngày 4/4/2020. (Nguồn: Reuters).

Chỉ số giá thực phẩm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), đo lường sự thay đổi giá hàng tháng giỏ hàng hóa thực phẩm bao gồm ngũ cốc, hạt có dầu, các sản phẩm từ sữa, thịt và đường, đã ghi nhận mức trung bình 165,5 điểm vào tháng trước, giảm 3,4% so với tháng 3.

Chỉ số giá đường FAO tháng 4 ghi nhận đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử 13 năm trở lại đây, giảm 14,6% so với tháng 3.

Theo cơ quan thuộc Liên Hơp Quốc có trụ sở tại Rome, cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu Covid-19 đã giáng đòn mạnh vào nhu cầu hàng hóa thế giới, khiến giá dầu thô sụt giảm trầm trọng, khiến cho nhu cầu sử dụng đường mía trong sản xuất ethanol cũng giảm mạnh.

Chỉ số giá dầu thực vật giảm 5,2%, nguyên nhân là do giá trị dầu cọ, dầu đậu nành và dầu hạt cải giảm, đồng thời chỉ số giá sữa ổn định hơn với mức giảm 3,6%, trong khi giá bơ và sữa bột ghi nhận mức sụt giảm hai con số.

Chỉ số giá thịt tháng 4 chỉ giảm 2,7% so với tháng trước đó, do sự phục hồi một phần nhu cầu nhập khẩu thịt từ Trung Quốc đã không thể bù đắp được sự thiếu hụt nhu cầu nhập khẩu ở những quốc gia khác.

FAO cũng cho biết các nước chuyên sản xuất lớn cũng đang phải đối mặt với các nút thắt trong khâu xuất nhập khẩu, cùng lúc đại dịch Covid-19 càn quét ở qui mô toàn cầu cũng khiến cho doanh số giảm mạnh.

"Đại dịch Covid-19 đang tấn công ở cả hai phía cung và cầu tiêu thụ thịt", nhà kinh tế cấp cao của FAO, Upali Galketi Aratchilage phát biểu.

"Khi hàng loạt các nhà hàng đóng cửa, thu nhập hộ gia đình sụt giảm, tình trạng nhu cầu tiêu thụ thịt giảm xảy ra đồng trời với sự thiếu hụt lao động từ phía sản xuất chế biến, đang gây ảnh hưởng đến các hệ thống sản xuất cùng lúc này", ông Aratchilage nói.

Khác với các chỉ số giá thực phẩm khác, chỉ số giá ngũ cốc của FAO cho thấy mức giảm nhẹ do giá lúa mì và gạo thế giới đã tăng đáng kể trong tháng 4, trong khi giá ngô sụt giảm mạnh.

Giá gạo tháng 4 đã tăng 7,2% so với tháng 3. Nguyên nhân chủ yếu là do các hạn chế xuất khẩu tạm thời của Việt Nam đã bị bãi bỏ sau tháng 3, theo FAO cho biết.

Giá lúa mì cũng tăng 2,5% giữa hàng loạt báo chí đưa tin Nga đã hoàn thành nhanh chóng hạn ngạch xuất khẩu của mình và ngừng xuất khẩu lúa mì cho đến 1/7.

Tuy nhiên, giá ngũ cốc thô, bao gồm giá ngô, đã giảm 10% trong tháng 4 do nhu cầu giảm đối với cả thức ăn chăn nuôi và sản xuất nhiên liệu sinh học.

FAO vẫn giữ mức dự báo sản lượng ngũ cốc sẽ ổn định ở mức 2,72 tỉ tấn trong năm 2019, song tổ chức này đã hạ mức dự báo sử dụng ngũ cốc giai đoạn năm 2019-2020 xuống còn 24,7 triệu tấn.

Động thái này theo FAO, chủ yếu là do tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế thế giới.

FAO cũng công bố mức dự báo đầu tiên về cung và cầu lúa mì toàn cầu năm 2020-2021, cho rằng sản lượng thế giới trong giai đoạn này sẽ ở mức 762,6 triệu tấn, tương đương với mức dự báo trong năm 2019.

Nhu cầu sử dụng lúa mì toàn cầu trong năm 2020-2021 dự kiến sẽ vẫn ổn định, với dự báo rằng mức tăng dự kiến trong tiêu thụ thực phẩm sẽ vượt xa mức thiếu hụt trong nhu cầu sử dụng thức ăn trong chăn nuôi và công nghiệp.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.