Liên Hợp Quốc: Dịch Covid-19 sẽ khiến nền kinh tế thế giới mất 8.500 tỉ USD

Dự báo về đại dịch Covid-19 của Liên Hợp Quốc vừa công bố cho rằng quy mô nền kinh tế toàn cầu sẽ bị thu hẹp 3,2% trong năm nay, đồng thời thế giới có thể sẽ mất 8.500 tỉ USD chỉ trong vòng 2 năm tới.
Liên Hợp Quốc dự báo năm 2020 nền kinh tế thế giới thu hẹp 3,2% do Covid-19, mất 8,5 nghìn tỉ USD - Ảnh 1.

Dự báo của Liên Hợp Quốc cho rằng thế giới có thể sẽ mất 8.500 tỉ USD chỉ trong vòng 2 năm tới. (Nguồn: UN).

Trong báo cáo giữa năm của Liên Hợp Quốc (UN), cho thấy tác động từ cuộc khủng hoảng Covid-19 dự kiến sẽ khiến kinh tế toàn cầu mất gần 8.500 tỉ USD trong 2 năm tới, xóa sạch gần như toàn bộ lợi nhuận thu được trong 4 năm qua.

Trong tháng 1, trước khi Covid-19 trở thành đại dịch, UN đã dự báo một mức tăng trưởng khiêm tốn 2,5% trong năm 2020.

Ông Elliott Harris - Trợ lí Tổng thư kí Liên hợp quốc, đã phát biểu trong họp báo công bố báo cáo, rằng triển vọng kinh tế toàn cầu "đã thay đổi mạnh mẽ" kể từ đó, với số người chết trong đại dịch lên tới 300.000.

Báo cáo về triển vọng và tình hình kinh tế thế giới của Liên Hợp Quốc, cũng dự báo thương mại thế giới sẽ thu hẹp với tỉ lệ 15% vào năm 2020, hậu quả của nhu cầu sụt giảm mạnh và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Với những hạn chế trong hoạt động kinh tế ở qui mô lớn và các bất ổn leo thang, nền kinh tế toàn cầu đã đi vào trạng thái bế tắc ảo trong quí II/2020", ông Harris nói.

"Chúng ta đang phải đối mặt với thực tế nghiệt ngã của một cuộc suy thoái trầm trọng, với mức độ chưa từng thấy kể từ cuộc Đại khủng hoảng".

Với ước tính qui mô nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3,2%, Liên Hợp Quốc báo cáo các quốc gia phát triển sẽ giảm 0,5% qui mô, trong khi các quốc gia đang phát triển sẽ giảm 0,7% qui mô nền kinh tế.

Trong trường hợp xấu nhất, Liên Hợp Quốc cho biết nền kinh tế toàn cầu có thể sụt giảm đến 4,9% vào năm 2020, nếu một cơn sóng bùng dịch Covid-19 thứ hai nổi lên, khiến cho các nước áp dụng phong tỏa nghiêm nghặt trong quí III. Nếu trở thành sự thật, nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ tiếp tục thu hẹp thêm 0,5% vào năm 2021.

Vào tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi vào năm 2021 với mức tăng trưởng 5,8%, mặc dù cho biết triển vọng trong năm tới bị che mờ bởi sự không chắc chắn.

Còn UN đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ ở mức 3,4% trong năm 2021, khiêm tốn hơn nhiều so với mức dự báo 5,8% mà IMF đưa ra.

Theo báo cáo, các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng mạnh hơn so với các nước đang phát triển.

Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn nhấn mạnh các vấn đề về an sinh xã hội.

Theo đó, báo cáo cho biết đại dịch đang "làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng". Ước tính 34,3 triệu người có khả năng rơi xuống dưới ngưỡng nghèo thế giới với thu nhập 1,9 USD/ngày ngay trong năm nay. 56% trong số đó thuộc các quốc gia châu Phi.

Con số người nghèo đói sẽ là 130 triệu đến năm 2030. Trợ lí tổng thư kí Liên hợp quốc, ông Elliott Harris cho hay, kịch bản tồi tệ nhất sẽ là 160 triệu người dân toàn cầu sống dưới ngưỡng nghèo vào năm 2030.


chọn
Dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng có thể tìm đến đất nền
Theo các chuyên gia VARS, dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng bắt đầu tìm các kênh đầu tư đem lại mức lợi nhuận hấp dẫn hơn, trong đó có bất động sản, đặc biệt là sản phẩm đất nền giá không quá cao, tiềm năng sinh lời lớn.