Chính phủ đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020

Nếu Việt Nam cơ bản khống chế và kiểm soát tốt Covid-19 từ nửa cuối tháng 4/2020, các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng kiểm soát dịch tốt trong quý III/2020, thì GDP dự kiến tăng 4,4-5,2%. Trường hợp các nước đến quý IV mới kiểm soát dịch thì GDP đạt 3,6-4,4%.

Sáng nay, 15/5, Chính phủ đã trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến hai kịch bản tăng trưởng của Việt Nam năm 2020. Kịch bản Chính phủ đưa ra dựa trên cơ sở dự báo tình hình với sự rà soát, tính toán các cân đối lớn.

2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 - Ảnh 1.

Theo đó, kịch bản 1, Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát tốt dịch từ nửa cuối tháng 4, và các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam kiểm soát dịch tốt trong quý III, thì GDP dự kiến sẽ tăng 4,4%-5,2% so với năm 2019, thấp hơn so với mục tiêu 6,8% đã đề ra cho năm 2020.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản dự kiến tăng 2,5-2,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,7%-7,9%; và khu vực dịch vụ tăng 2,8-3,6%.

Kịch bản 2, Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát tốt dịch từ nửa cuối tháng 4/2020 nhưng các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam kiểm soát dịch tốt trong quý cuối năm 2020, thì GDP dự kiến tăng 3,6-4,4% so với năm 2019.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản dự kiến tăng dự kiến tăng 2,1%-2,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,8%-6,7%; và khu vực dịch vụ tăng 1,8-2,8%.

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng, Báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cho rằng Việt Nam đã bị tác động và vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng. Để ứng phó, nước ta đã linh hoạt điều chỉnh mục tiêu phát triển cho phù hợp. 

Theo Bộ trưởng, cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 hiện nay không xuất phát từ khó khăn, yếu kém trong hệ thống tài chính, tiền tệ khu vực và thế giới và tác động, ảnh hưởng nặng nề. 

Vì vậy, yêu cầu điều chỉnh mục tiêu của năm 2020 là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế khách quan.

Theo đó, dự kiến những chỉ tiêu cần điều chỉnh gồm tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 4,5% (trước đây là 6,8%), nỗ lực phấn đấu đạt mức tăng cao hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng trường hợp tình hình thế giới thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát tốt, thị trường quốc tế phục hồi, phấn đấu đạt mức tăng 5,4%, nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 5 năm giai đoạn 2016-2020 là 6,5%.

Phấn đấu tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm 2020 khoảng 4% (trước đây là dưới 4%). Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 4% (trước đây là khoảng 7%).

Tổng số thu ngân sách nhà nước giảm 163.000 tỉ đồng so với dự toán được giao; bội chi ngân sách nhà nước bằng khoảng 4,75% GDP, tăng 1,31% so với mục tiêu. 

Tỉ lệ nợ công bằng khoảng 55,5% GDP, tăng 3,2% so với mục tiêu.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.