Một nghiên cứu cho thấy Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ bạo hành phụ nữ cao nhất trên thế giới. Điều này không ngạc nhiên bởi dù kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ, con người vẫn bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Khổng giáo và chế độ phụ hệ.
Làn sóng #Metoo ở Hàn Quốc liệu có dần trở thành cơn sóng lớn |
Việc phái nữ bị quấy rối tình dục hay bị đồng nghiệp nam coi thường nơi công sở, bị gia đình chồng khống chế hay bị bạn trai bạo hành không chỉ là chuyện trên phim truyền hình mà còn là một thực tế đáng quan tâm. Do đó, khi phong trào #metoo nổ ra tại Hàn Quốc, nhiều phản ứng trái chiều đã diễn ra.
Một mặt, những nạn nhân của hành vi quấy rối hay xâm phạm có động lực để nói ra sự thật dù chỉ ở hình thức ẩn danh trên mạng internet.
Mặt khác, chính vì ẩn danh mà nội dung được chia sẻ bị nhiều người hoài nghi và các nạn nhân này đã bị chỉ trích ngược lại. Nhiều người đã không chịu được áp lực xã hội đã xóa đi bài viết của mình càng khiến người ta nghi ngờ tính xác thực của câu chuyện và động cơ họ chia sẻ lên mạng xã hội là gì.
Điển hình nhất là sau khi Jo Min Ki tự sát, đã có hàng loạt chỉ trích hướng về phía các cô gái tố cáo ông trước đó. Việc dư luận hướng mũi giáo về phía nạn nhân nữ trong những vụ xâm hại tình dục là không mới tại Hàn Quốc, nơi những nạn nhân thường cảm thấy nhục nhã và giữ im lặng.
Một chi tiết khiến nhiều người theo dõi phong trào #metoo Hàn Quốc bất bình chính là sự thiếu vắng hành động từ phía cảnh sát và các nhà chức trách có liên quan |
Một chi tiết khiến nhiều người theo dõi phong trào #metoo Hàn Quốc bất bình chính là sự thiếu vắng hành động từ phía cảnh sát và các nhà chức trách có liên quan. Khi hàng loạt nạn nhân bị quấy rối hay xâm phạm tình dục lên tiếng, phản ứng đầu tiên của những người bị cáo buộc chính là chối bay biến hoặc xin lỗi.
Trường hợp duy nhất có sự can thiệp của cảnh sát chính là vụ nam diễn viên Jo Min Ki bị nhiều sinh viên trường đại học nơi ông làm giáo sư tố cáo hành vi quấy rối, lạm dụng và cưỡng hiếp. Jo Min Ki đã chọn cách tự sát trước khi cảnh sát tiến hành điều tra và vụ án đã kết thúc mà không có kết luận nào khiến câu chuyện của các nạn nhân mãi mãi bị vùi sâu.
Những nam diễn viên khác bị cáo buộc còn có Choi Il Hwa, Oh Dal Soo và Jo Hyun Jae,… Lựa chọn của những nam diễn viên này đều giống nhau: Đưa ra lời xin lỗi thông qua công ty quản lý và rút tên ra khỏi các dự án mình đang tham gia.
Đáng chú ý nhất là Jo Hyun Jae còn bị một nữ diễn viên tố cáo tội đồng cưỡng hiếp cùng với đạo diễn Kim Ki Duk. Trước đó, Kim Ki Duk đã bị tố cáo ép buộc nữ diễn viên đóng cảnh nhạy cảm mà không báo trước và còn ra tay bạo hành cô trước sự chứng kiến của những nhân viên đoàn phim.
Những tên tuổi đã bị phanh phui và nam diễn viên Jo Min Ki thậm chí đã tự sát vì xấu hổ |
Vụ việc này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu có phải đạo diễn Kim mượn danh nghệ thuật để thỏa mãn ham muốn bạo dâm của mình như những gì phim của ông thường nói đến? Trong khi Jo Hyun Jae chọn cách xin lỗi và rút lui khỏi ngành giải trí thì đạo diễn Kim Ki Duk vẫn khăng khăng nói rằng giữa ông và những người tố cáo là “hai bên tự nguyện”.
Và dù phim của ông vẫn luôn được chào đón tại các liên hoan phim lớn quốc tế như Cannes hay Berlin thì tại quê nhà, khán giả đã tẩy chay Kim Ki Duk ngay cả trước khi ông bị cuốn vào làn sóng #metoo.
Trong những năm gần đây, thông qua phim ảnh, phong trào nữ quyền tại Hàn Quốc ngày càng lan rộng mạnh mẽ. Những nhân vật nữ yếu đuối cần sự che chở của phái mạnh hay mong muốn lấy chồng nhà giàu đã dần biến mất và thế chỗ cho những nhân vật nữ cường nhân, độc lập trong suy nghĩ, tình yêu và sự nghiệp.
Những người phụ nữ này tuy vẫn chịu áp lực xã hội nam quyền của Hàn Quốc, nhưng không thua kém đấng mày râu. Một số phim truyền hình và điện ảnh tiêu biểu trong những năm gần đây nhằm tôn vinh người phụ nữ có thể kể đến Quý bà cảnh sát, Khi mẹ ra tay, Cuộc đời đầu tiên, The running actress, hay The villainess… Một số bộ phim còn khai thác đề tài xâm hại tình dục như Toà án của ma nữ hay Han Gong Ju khiến khán giả quan tâm hơn đến vấn đề nhức nhối này.
Những tên tuổi như Kim Ki Duk cũng bị phanh phui trước làn sóng #metoo |
Trong làn sóng #metoo, trong khi có nhiều nạn nhân bị quấy rối hay xâm hại tình dục chọn cách im lặng hay tố cáo kẻ ác bằng những bài viết ẩn danh trên các trang mạng xã hội, những người phụ nữ dũng cảm hơn đã không ngại tiết lộ danh tính của mình và xuất hiện trên báo chí hay truyền hình.
Ví dụ như nữ diễn viên kịch Song Ha Neul không ngại lên tiếng kể lại chi tiết hành vi đồi bại của Jo Min Ki đối với mình khi cô còn là sinh viên trường đại học Cheong Ju. Hay một nữ diễn viên đã lên đài JTBC tố cáo đạo diễn Kim Ki Duk về hành vi thiếu đạo đức của ông.
Nữ diễn viên Kim Nam Joo có nói, cô hi vọng phong trào #metoo sẽ tạo điều kiện “dọn dẹp triệt để” nền công nghiệp phim ảnh Hàn Quốc và tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. Thế nhưng cho đến nay, những người nổi tiếng quyền lực bị vạch trần là quá ít ỏi.
Một điểm khác biệt của #metoo Hàn Quốc so với Hollywood chính là có vẻ như các diễn viên nữ nổi tiếng hầu như không mấy tích cực tham gia phong trào này.
Nếu tại Hollywood, hàng loạt nữ diễn viên nổi tiếng như Rose McGowan, Gwyneth Paltrow, hay Angelina Jolie và nhiều nữ diễn viên hạng A khác thú nhận bản thân từng là nạn nhân quấy rối tình dục thì tại Hàn Quốc, cho đến thời điểm hiện nay, ngoài những lời cáo buộc của những diễn viên nữ, sinh viên, diễn viên nữ đã giải nghệ… chúng ta không nghe thấy các diễn viên tên tuổi lên tiếng. Chúng ta tự hỏi, liệu họ chưa bao giờ bị quấy rối tình dục bởi đạo diễn hay đồng nghiệp nam? Hay phải chăng họ quá lo lắng đến danh tiếng của mình mà giữ im lặng?
Những bộ phim như Han Gong Ju cũng đã truyền nhiều cảm hứng cho phong trào nữ quyền |
#Metoo Hàn Quốc diễn ra đầu tiên trong lĩnh vực phim ảnh và sau đó những ca sĩ hay nhạc sĩ nam và nhiếp ảnh gia hay những người làm việc trong lĩnh vực giải trí nghệ thuật cũng lần lượt bị xướng tên. Phong trào có vẻ chững lại trong thời gian gần đây so với giai đoạn nó mới bắt đầu. Công chúng cũng có vẻ bị “bội thực” với tin tức liên quan đến #metoo khi mỗi ngày một cái tên mới lại xuất hiện trên mặt báo chỉ nhận được sự thờ ơ của người đọc.
Phải chăng làn sóng #metoo của Hàn Quốc chỉ có thể lan tỏa đến mức độ khiến nhiều người quan tâm hơn đến nạn quấy rối và lạm dụng tình dục trong làng giải trí nói riêng và xã hội nói chung? Hay việc phanh phui tội ác trong quá khứ của một số nam diễn viên và hệ quả của nó sẽ tạo nên một cơn sóng to hơn nữa và phụ nữ sẽ có can đảm đứng lên bày tỏ tiếng nói của mình, đặc biệt là những nữ diễn viên nổi tiếng? Và đến khi nào những kẻ bị cáo buộc sẽ phải trả giá cho hành động của mình không chỉ với một lời xin lỗi?
Nhiều nữ diễn viên Hàn Quốc nổi tiếng đã can đảm lên tiếng ủng hộ phong trào #Metoo |
Nhiều nữ diễn viên Hàn Quốc nổi tiếng đã can đảm lên tiếng ủng hộ phong trào #Metoo nhưng cũng chỉ với tư cách người quan sát như Kim Nam Joo, Oh Yeon Seo, Moon So Ri, Jung Ryeo Won hay UEE. Thế nhưng tiếng nói của họ cũng mang ý nghĩa to lớn giúp những người đồng nghiệp nữ vô danh có dũng khí để đứng lên nói ra sự thật.
XEM THÊM
Big Bang và 3 nhóm đàn em đạt thành tích 300 triệu lượt xem MV
Việc đạt 300 triệu là không đơn giản với MV Kpop, đến nay, chỉ có 4 nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc nắm giữ thành ... |
Bà mẹ U45 Hàn Quốc nổi tiếng với vóc dáng thon gọn như thiếu nữ
Dù đã bước sang tuổi 43 và có một con trai, Bella Jay vẫn khiến nhiều người ngưỡng mộ với thân hình và gương mặt ... |
Vụ bê bối chính trị gây sốc nhất trong lịch sử Hàn Quốc
Ngày 6/4, cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, 66 tuổi, bị kết án 24 năm tù với 16 tội danh, trong đó có tội ... |
Giải trí 18:10 | 10/06/2018
Giải trí 23:00 | 31/05/2018
Giải trí 09:50 | 26/05/2018
Giải trí 00:00 | 26/05/2018
Giải trí 23:13 | 21/05/2018
Giải trí 05:20 | 20/05/2018
Lối sống 03:18 | 18/05/2018
Giải trí 10:25 | 17/05/2018