MTTQ Việt Nam vào cuộc, đại công trường bất thường trên sông Lô giảm công suất khai thác cát

Sau khi Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo làm rõ thì “đại công trường ma” đã giảm “công suất” khai thác nhưng vẫn có một lượng khoảng sản khổng lồ bị rút khỏi lòng sông Lô mỗi ngày.

Như đã thông tin, ngày 21/5, chúng tôi có bài viết phản ánh về một “đại công trường ma” khai thác cát trên sông Lô, đoạn giáp ranh giữa xã Tử Đà, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ với tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngay sau đó, với nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ xác minh, làm rõ đại công trường khai thác cát bất thường này nói riêng và tình hình quản lý hoạt động khai thác cát sỏi trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ nói chung.

Trong lúc Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đang chờ báo cáo từ phía tỉnh Phú Thọ thì chúng tôi nhận được tin báo của quần chúng nhân dân về việc, “đại công trường ma” nói trên vẫn hoạt động.

mttq viet nam vao cuoc dai cong truong bat thuong tren song lo giam cong suat khai thac cat
Hàng chục phương tiện vẫn tập kết giữa sông Lô.

Trước thông tin đó, ngày 29/5, chúng tôi đã trở lại bờ sông thuộc xã Tử Đà, huyện Phù Ninh để xác minh. Đúng như người dân phản ánh, hàng chục phương tiện vẫn tập kết kín giữa sông Lô. Các phương tiện này vẫn là tàu cuốc, tàu chở hàng, máy xúc đặt trên các thiết bị nổi.

Tuy nhiên, lần này các phương tiện không còn rầm rộ khai thác như trước. Cụ thể, trong số rất nhiều tàu cuốc và máy xúc tập kết trên sông thì chỉ có một tàu cuốc và ba máy xúc đặt trên các thiết bị nổi là hoạt động khai thác, sang chuyển cát. Hàng chục tàu chở hàng “xếp lốt” xung quanh để thay nhau ra vào mua cát.

Trước đó, khi chúng tôi chưa phản ánh về “đại công trường ma” này thì tất cả các tàu cuốc và máy xúc tập kết giữa sông đều nổ máy rầm rầm khai thác, sang chuyển cát.

Dù không còn hoạt động hiên ngang như trước, nhưng với số lượng phương tiện còn khai thác, hàng ngày vẫn có một lượng cát vàng khổng lồ được nhóm phương tiện này rút từ lòng sông Lô đi nơi khác.

mttq viet nam vao cuoc dai cong truong bat thuong tren song lo giam cong suat khai thac cat
mttq viet nam vao cuoc dai cong truong bat thuong tren song lo giam cong suat khai thac cat
Nhiều phương tiện vẫn hoạt động khai thác, sang chuyển cát.

Cụ thể, theo một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực cát, sỏi thì mỗi giờ, một chiếc tàu cuốc tại khu vực này khai thác được khoảng 100 m3 cát vàng.

Như vậy, với giá thành khoảng 220.000 mỗi m3 cát, chỉ một chiếc tàu cuốc hoạt động liên tiếp cả ngày lẫn đêm có thể giúp chủ sở hữu thu về hàng trăm triệu đồng.

Đó là chưa kể nguồn thu lớn đến từ việc sang chuyển bán cát giữa sông. Nếu tất cả các hoạt động này là trái phép thì một khối lượng lớn tài nguyên khoáng sản, tiền thuế của nhà nước vẫn bị thất thoát hàng ngày.

Như chúng tôi đã phản ánh, đối với hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản (trong đó có cát) thì ngoài UBND cấp xã, rất nhiều lực lượng khác có trách nhiệm quản lý như: Cảnh sát đường thủy, cảnh sát môi trường, công an các cấp...

Tuy nhiên, trong sáng 29/5 (trước đó là sáng 18/5), có mặt tại khúc sông chảy qua địa phận xã Tử Đà, chúng tôi vẫn không thấy có lực lượng chức năng nào tuần tra kiểm soát hoặc tiến hành kiểm tra nhóm phương tiện khai thác cát bất thường nói trên.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

Trước đó, chúng tôi đã đăng tải bài viết phản ánh về một “đại công trường” khai thác cát vàng trên sông Lô, đoạn giáp ranh với tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.

Cụ thể, sáng 18/5, tại sông Lô đoạn giáp ranh giữa xã Tử Đà (huyện Phù Ninh, Phú Thọ) và các xã Tứ Yên, Yên Thạch (cùng thuộc huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc), chúng tôi thấy có khoảng 30 phương tiện đang khai thác cát trên sông.

Các phương tiện này bao gồm tàu cuốc, tàu chở hàng, máy xúc đặt trên các thiết bị nổi, thiết bị nổi chứa cát sỏi (giống như xà lan). Đối với các tàu chở hàng thì đây phần lớn là các tàu hạng nặng, có nhiều tàu là loại lên tới 1000 m3.

Đáng chú ý, đại diện lãnh đạo của cả 3 xã (Tử Đà, Tứ Yên, Yên Thạch) đều cho biết, vị trí có nhóm phương tiện khai thác cát nói trên không thuộc địa bàn của họ quản lý. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, lãnh đạo các xã này cũng không rõ nhóm tàu thuyền này tồn tại từ bao giờ, từ đâu mà có.

Trong khi chưa rõ vị trí này chính xác là thuộc địa phương nào thì ngày qua ngày, "đại công trường" khai thác cát bất thường nói trên vẫn tồn tại, ngang nhiên khai thác cát mà không bị kiểm tra.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, phản ánh thông tin về tình trạng khai thác cát, sỏi tại khu vực này cũng như các địa phương khác trong cả nước như một kênh thông tin góp phần giúp Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

mttq viet nam vao cuoc dai cong truong bat thuong tren song lo giam cong suat khai thac cat MTTQ Việt Nam đề nghị tỉnh Phú Thọ làm rõ ‘đại công trường ma’ khai thác cát trên sông Lô

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đề nghị làm rõ ...

mttq viet nam vao cuoc dai cong truong bat thuong tren song lo giam cong suat khai thac cat Cử tri lo lắng vì nạn khai thác cát, sỏi trái phép hoành hành ở một số địa phương

Theo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cử tri và nhân dân vẫn lo lắng và thể hiện sự bất bình trước nạn khai ...

mttq viet nam vao cuoc dai cong truong bat thuong tren song lo giam cong suat khai thac cat 'Đại công trường ma' khai thác cát trên sông Lô, chính quyền không hay biết?

Hàng chục phương tiện bao gồm tàu cuốc, tàu chở hàng, thiết bị nổi chở máy xúc... rầm rộ khai thác cát giữa sông Lô, ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.