Mỹ sắp đối đầu với cuộc khủng hoảng tín dụng lớn, ngân hàng loay hoay tìm cách chống đỡ

Đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn nền kinh tế Mỹ, buộc nhiều công ty phải cắt giảm chi phí, thậm chí sa thải nhân sự. Người dân Mỹ không đủ tiền chi trả chi phí sinh hoạt, các khoản thanh toán nợ tín dụng bị bỏ ngỏ, đưa các ngân hàng vào thế bí.
Mỹ sắp đối đầu với cuộc khủng hoảng tín dụng lớn, ngân hàng loay hoay tìm cách chống chọi - Ảnh 1.

Suy thoái kinh tế dự kiến sẽ tàn phá cuộc sống của người dân Mỹ, đặc biệt là những người đã rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. (Nguồn: WSJ).

Người tiêu dùng Mỹ sắp phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng tín dụng lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 2007-2009. Nếu tình hình giảm tốc nền kinh tế Mỹ tiếp diễn, khả năng khủng hoảng xảy ra là rất lớn.

Mất việc, mất thu nhập, mất khả năng trả nợ!

Tỉ lệ thất nghiệp gia tăng gần đây do các công ty cắt giảm nhân lực đã khiến số nợ xấu của các tổ chức tài chính cho vay tín dụng tăng lên.

Tình hình đại dịch Covid-19 lây lan đang khiến hàng ngàn nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế và nhân viên các hãng hàng không phải nghỉ việc không lương.

Bị mất đi nguồn thu nhập, họ đang đứng trước bờ vực mất khả năng thanh toán các khoản vay thế chấp, tín dụng và các khoản nợ khác của mình.

Hiện tại, các tổ chức cho vay vẫn chưa có thông báo nào về việc gia tăng tình trạng quá hạn thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tình trạng này sẽ sớm xảy ra, và dự đoán tác động của nó sẽ rất lớn.

Mỹ sắp đối đầu với cuộc khủng hoảng tín dụng lớn, ngân hàng loay hoay tìm cách chống chọi - Ảnh 2.

Tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh khiến nhiều người lao động mất thu nhập hơn, nhiều khoản vay lỡ thanh toán hơn, và cuối cùng là một cuộc khủng hoảng tín dụng. (Nguồn: Bloomberg).

Nếu người đi vay vỡ nợ, đầu tiên khả năng cao họ sẽ mất nhà và xe, về lâu dài, những khoản nợ xấu này sẽ làm giảm điểm tín dụng và hạn chế khả năng vay vốn của họ trong nhiều năm tiếp theo.

Một số ngân hàng lớn đang đưa ra các chương trình giúp đỡ người dân chóng chọi với mùa dịch.

Điển hình có Citigroup mới đây vừa công bố sẽ tăng giới hạn chi tiêu cho một số chủ thẻ tín dụng đủ điều kiện, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bao gồm cả những người có chi phí y tế tăng quá cao vượt ứmc chi trả.

JPMorgan Chase cũng cho biết đang trì hoãn ngày đáo hạn thanh toán nợ tín dụng, nợ mua xe và nợ thế chấp đối với một số đối tượng vay.

Tập đoàn Goldman Sachs cũng thông báo những đối tượng vay cá nhân từ ngân hàng tiêu dùng Marcus của hãng, có thể đăng kí trì hoãn thanh toán nợ trong vòng một tháng.

Mỹ sắp đối đầu với cuộc khủng hoảng tín dụng lớn, ngân hàng loay hoay tìm cách chống chọi - Ảnh 3.

Ba ông lớn ngân hàng Mỹ tiên phong hỗ trợ người đi vay, các khoản thanh toán vay cá nhân được hoãn lại. (Nguồn: Medium).

Nhiều người Mỹ vốn đã "nợ ngập đầu" trước dịch

Tuy nhiên, sự sụt giảm kinh tế dự kiến dự kiến sẽ tàn phá khả năng tài chính của phần lớn người tiêu dùng Mỹ, vốn đã rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Trong thập kỉ qua, người Mỹ đang dần biến thành những "con nợ" tiêu dùng, do chi phí vay tăng cao, bất tương đối với tăng trưởng thu nhập.

Theo thống kê, số dư nợ tiêu dùng, bao gồm nợ thẻ tín dụng, nơ mua xe và khoản vay vốn cho sinh viên, đều đang ở mức cao kỉ lục.

Đa phần các ngân hàng và công ty xếp hạng tín dụng vẫn đang loay hoay tìm cách hỗ trợ cho khách hàng. Một số đề xuất nên hỗ trợ cho tất cả những người đi vay, hoặc tất cả những người yêu cầu được hỗ trợ.

Mỹ sắp đối đầu với cuộc khủng hoảng tín dụng lớn, ngân hàng loay hoay tìm cách chống chọi - Ảnh 4.

Bảng thống kê tổng nợ hộ gia đình Mỹ năm 2019 đã đạt mức đỉnh mới, cao hơn giai đoạn cuộc Đại suy thoái 2007-2009. (Nguồn: Statista).

Một luồng ý kiến khác cho rằng chỉ nên hỗ trợ cho những người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid-19, có yêu cầu chứng minh xác thực.

Ý kiến này được cho là phi thực tế, vì qui mô ảnh hưởng của dịch bệnh lên nền kinh tế Mỹ đều rất lớn, cả về độ sâu và độ rộng.

Qui trình xác minh cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do các nhân viên chăm sóc khách hàng đều đang được yêu cầu làm việc tại nhà.

Bối rối trước viễn cảnh u ám của tương lai, giới chức trách Mỹ đang tìm kiếm lời khuyên từ các công ty xếp hạng tín dụng hàng đầu của Mỹ, như Equachus, Experian PLC và TransUnion.

Theo WSJ, đại diện Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ đang trao đổi với các công ty xếp hạng tín dụng, nhằm tìm kiếm các biện pháp hạn chế thiệt hại cho chất lượng tín dụng của người dân Mỹ, nếu họ không thể thanh toán các khoản vay đến hạn.

Đau đầu hạ hay không điểm tín dụng mùa đại dịch

Thông thường, các ngân hàng sẽ gửi thông tin khách hàng, bao gồm các khoản trễ thanh toán, cho các công ty xếp hạng tín dụng. Từ đó, các công ty xếp hạng tín dụng sẽ đưa ra các đề xuất lại cho các ngân hàng, giúp họ chọn lựa khách hàng tiềm năng.

Mỹ sắp đối đầu với cuộc khủng hoảng tín dụng lớn, ngân hàng loay hoay tìm cách chống chọi - Ảnh 5.

Hạ điểm tín dụng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vay và trả nợ sau này, sinh viên và người lao động có các khoản vay cá nhân là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi khủng hoảng tín dụng. (Nguồn: Philadelphia Inquirer).

Phần lớn các ngân hàng vẫn chưa lên tiếng về việc liệu họ có loại trừ các khoản thanh toán nợ bị bỏ lỡ trong giai đoạn dịch bệnh lan rộng hiện nay hay không.

Tuy nhiên, nhiều công ty xếp hạng tín dụng đã đưa ra thông báo, sẽ tiếp tục đưa những thông tin trễ (hay) lỡ thanh toán mà họ nhận được từ phía ngân hàng, vào các báo cáo tín dụng.

Chỉ duy nhất Công ty Discover Financial Services tuyên bố sẽ không xem xét các khoản thanh toán bị bỏ lỡ trong vòng ít nhất hai tháng.

Đại diện công ty cho biết chính sách này sẽ được áp dụng cho các khoản vay tín dụng, vay cá nhân và vay vốn sinh viên, và chỉ được áp dụng cho những người đúng hạn thanh toán trước khi dịch bệnh bùng phát.

Theo WSJ, các quan chức chính phủ cũng đang đàm phán với các công ty cho vay thế chấp về việc giúp đỡ người tiêu dùng.

Các công ty thế chấp đã đưa ra một số kế hoạch cho phép người đi vay có thể tạm thời hoãn các khoản thanh toán vay thế chấp. Tuy nhiên, chỉ được áp dụng trong một số tình huống nhất định.

Hôm thứ Tư vừa qua, Hiệp hội Vay thế chấp Quốc gia và Tập đoàn Vay mua nhà trả góp Liên bang Mỹ, đã tuyên bố sẽ nới lỏng các chính sách trước đó, để những người chịu ảnh hưởng bởi virus Covid-19 có thể yêu cầu tạm hoãn thanh toán nợ.

Hai tổ chức này và FHA cũng cho biết sẽ tạm đình chỉ các qui trình tịch thu nhà trong vòng 60 ngày tới.

Mỹ sắp đối đầu với cuộc khủng hoảng tín dụng lớn, ngân hàng loay hoay tìm cách chống chọi - Ảnh 6.

Hai tổ chức cho vay thế chấp Mỹ thông báo sẽ dời lịch tịch thu tài sản thế chấp đến sau 60 ngày tới, để giúp người đi vay chống chọi với đại dịch Covid-19. (Nguồn: The Mercury News).

Tuy nhiên, các nỗ lực này lại không nhận được sự đồng tình của cả các công ty cho vay, lẫn người đang sở hữu các khoản vay thế chấp.

Theo nhận định của WSJ, nhiều người đi vay cho rằng nếu các khoản thanh toán bị hoãn lại, tình hình của họ sẽ càng khó khăn hơn sau khi bệnh dịch được kiểm soát.

Họ cũng bày tỏ mong muốn chính phủ đi đến một giải pháp cuối cùng, sao cho mọi người đi vay bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 vẫn được hỗ trợ, trong khi không bị hạ điểm tín dụng.

Ông Ed Demarco, Chủ tịch Hội đồng Chính sách Nhà ở và Chủ tịch Cơ quan Tài chính Nhà đất Liên bang (FHFA), nhận định: "Không nên đánh vào điểm tín dụng của người dân. Họ vẫn đang cố gắng duy trì cuộc sống, và vẫn đang thực hiện công việc của mình. Và chúng ta vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp y tế".

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.