Nguồn nước phải bảo vệ như an ninh quốc gia nhưng thực tế quá lỏng lẻo

Sự cố đổ dầu thải cho thấy việc bảo vệ, giám sát nguồn nước sinh hoạt còn lỏng lẻo. Chính quyền và nhà máy sản xuất cũng lúng túng, chưa có phương án khắc phục kịp thời.

Vụ đổ dầu thải gây ô nhiễm nước sạch sông Đà diễn ra thế nào?: Sáng 8/10, 3 nghi phạm dùng ôtô chở 10 thùng dầu thải xả ra đầu nguồn nước dẫn vào Nhà máy nước sạch sông Đà (Hòa Bình), gây khủng hoảng nước cho nhiều quận, huyện ở Hà Nội.

Sau vụ nguồn nước sạch sông Đà bị đổ dầu thải, các chuyên gia môi trường cho rằng nguồn cấp cho các nhà máy nước ở Việt Nam chưa được bảo vệ một cách đúng mực với tầm quan trọng đối với sức khỏe người dân.

Các quốc gia trên thế giới luôn coi bảo vệ nguồn nước sạch, nước ngầm là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu không kém an ninh quốc gia. Họ có những phương án ứng phó khẩn cấp khi nguồn nước gặp sự cố, trong khi ở Việt Nam còn lúng túng, chỉ trên thuyết.

Giám sát liên tục nước đầu nguồn

PGS.TS. Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Môi trường nói rằng vụ nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu cho thấy an ninh nước sạch ở Việt Nam mong manh, dễ bị tấn công như thế nào.

"May cho chúng ta là thải dầu thải còn có màu, có mùi hắc. Giả sử có đối tượng xấu tấn công bằng chất độc không màu, không mùi, không vị, đổ thẳng vào đầu nguồn nước thì sẽ ra sao?", ông Sỹ lo ngại.

Nguồn nước phải bảo vệ như an ninh quốc gia nhưng thực tế quá lỏng lẻo - Ảnh 2.

Hàng trăm nghìn hộ dân Hà Nội lao đao hàng tuần trời vì nước nhiễm dầu thải. (Ảnh: Hồng Quang).

Theo Giám đốc Trung tâm Công nghệ Môi trường, các quốc gia trên thế giới đều bảo vệ, kiểm soát các nguồn nước quan trọng hết sức chặt chẽ. Vì những nguồn nước dành cho sinh hoạt từng là mục tiêu của các tổ chức khủng bố. Chỉ cần đầu độc nguồn nước là tấn công được người dân của cả một thành phố.

Do đó, khu vực đầu nguồn nước quan trọng luôn phải có lực lượng bảo vệ, có hàng rào cách li nhiều lớp để bảo vệ khỏi các hoạt động của con người. Còn tại các nguồn cấp nước phải có hệ thống cảnh báo. Ngay khi chất lượng có vấn đề bất thường phải dừng cấp nước lập tức.

"An ninh nguồn nước quan trọng như an ninh quốc gia, chỉ vì một hành động vô ý thức mà khiến hàng triệu người dân thủ đô lao đao. Việc bảo vệ an toàn nguồn nước đang quá lỏng lẻo, nhiều nguy cơ mất an toàn", ông Sỹ nhận định.

Nguồn nước phải bảo vệ như an ninh quốc gia nhưng thực tế quá lỏng lẻo - Ảnh 3.

Dầu thải chảy theo khe suối đến hồ Đầm Bài - nơi cấp nước cho Nhà máy nước sạch sông Đà. (Ảnh: Ngọc Tân).

Sau khủng hoảng nước sạch vừa qua, GS. TS Phạm Hoàng Hải, Phó chủ tịch, Tổng thư Hội Địa Việt Nam, cũng cho rằng cần có giải pháp giám sát nguồn và chất lượng nước sinh hoạt.

Ông Hải nhận định khó có thể bảo vệ an toàn nguồn nước một cách nghiêm ngặt, triệt để. "Nước đầu nguồn của cả một nhà máy thường là sông, hồ rất lớn, khó có thể khoanh vùng bảo vệ chặt chẽ. Kể cả có khoanh vùng được nơi lấy nước thì khu vực thượng nguồn nếu bị xâm phạm ta cũng không thể biết", GS Hoàng Hải nêu ý kiến.

Do đó, nguồn nước dùng để sản xuất nước sinh hoạt phải thường xuyên lấy mẫu, quan trắc liên tục hàng ngày, thậm chí vài giờ một lần để đảm bảo không nhiễm độc tố. Nếu phát hiện kết quả bất thường, phải dừng ngay quá trình sản xuất để xử .

Đối với việc người dân phải sử dụng nước nhiễm dầu thải vừa qua, ông Hải cho rằng Nhà máy nước sông Đà (Viwasopco) thực sự có vấn đề về quản vận hành. Là đơn vị cung cấp nước quy mô lớn nhưng Viwasopco đã chậm trễ trong phát hiện sự cố, thụ động, lấp liếm thông tin.

Ứng phó ra sao nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn?

Để xảy ra khủng hoảng nước sạch như những ngày qua, TS Phùng Chí Sỹ cho rằng Hà Nội đã quá chủ quan, thụ động trong giải quyết vụ việc. Chính quyền thành phố gần như không có các phương án chuẩn bị cho những tình huống tương tự.

"Việt Nam có tình hình chính trị ổn định, đối tượng chủ động phá hoại ít nên gần như không chuẩn bị cho những sự cố có tính chất nghiêm trọng thế này. Sự cố sông Đà xảy ra đã thể hiện sự lúng túng, không phản ứng kịp thời vì chúng ta không có kinh nghiệm", ông Sỹ nhận định.

Nguồn nước phải bảo vệ như an ninh quốc gia nhưng thực tế quá lỏng lẻo - Ảnh 4.

TS Phùng Chí Sỹ cho rằng Hà Nội còn quá chủ quan, thụ động trong giải quyết việc nước sinh hoạt bị nhiễm dầu thải. (Ảnh: Việt Linh).

Theo vị chuyên gia, thành phố đã đưa ra các phương án, cố gắng để giải quyết tình hình nhưng có thể thấy một số động thái vẫn còn mang tính thuyết, không thực tế, thiếu kịp thời.

Ông Sỹ đề xuất Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố phải thiết lập những bộ quy định, quy chuẩn xử sự cố môi trường, đặc biệt là các sự cố nghiêm trọng đòi hỏi phản ứng nhanh, quyết liệt.

"Các nước đều có các quy tắc xử khi phát hiện ra sự cố. Đối với các sự cố về nguồn nước, chúng ta cần có các phương án dự phòng về nguồn nước. Khi một nguồn bị nhiễm bẩn, phải lập tức cách li ra khỏi hệ thống xử và sử dụng nguồn thay thế", vị chuyên gia nêu quan điểm.

Còn các nhà máy nước cũng cần có các phương án dự phòng nếu bị tấn công, hoặc gặp sự cố quy mô lớn. Khi đó, các nhà máy nước dự phòng sẽ tăng gấp đôi công suất để thay cho sự thiếu hụt của nhà máy chính.

Ngày 10/10, người dân nhiều quận, huyện của Hà Nội phát hiện nước sinh hoạt nhiễm dầu và nồng nặc mùi clo. TP Hà Nội sau đó khuyến cáo người dân không ăn, uống nước này và cung cấp miễn phí nước sạch bằng xe téc và các trạm nước không sử dụng nước sông Đà.

Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) lúc này mới ra thông báo tạm ngừng cấp nước. Qua điều tra, cơ quan chức năng phát hiện có 2,5 tấn dầu thải bị đổ trộm vào đầu nguồn nước của Nhà máy nước sông Đà.

Ngày 18/10, Công an tỉnh Hòa Bình đã tạm giữ 2 người liên quan là Nguyễn Chương Đại (25 tuổi, quê Bắc Ninh) và Hoàng Văn Thám (33 tuổi, quê Lạng Sơn) và truy bắt nghi phạm thứ ba tên Đình Vũ (37 tuổi, quê Bắc Ninh). Động cơ đổ dầu vào con suối gần nguồn cấp nước sông Đà của nhóm người trên chưa được công an tiết lộ.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.