Những điều cần biết về suy thoái kinh tế khi thế giới sắp bước vào thời kì này

Đại dịch Covid-19 đã cản trở việc đi lại, đóng cửa các doanh nghiệp, hủy bỏ các sự kiện thể thao và khiến thị trường chứng khoán rơi tự do. Các biện pháp cứu đắm đã hạn chế sản lượng kinh tế, tạo ra một cú sốc mà nhiều người tin rằng nó sẽ gây ra suy thoái toàn cầu.
Những điều cần biết về suy thoái khi thế giới sắp bước vào thời kì này - Ảnh 1.

Từ sự gián đoạn đột ngột của hoạt động kinh tế trên toàn cầu, chúng ta có thể bàn về cuộc suy thoái tiếp theo - liệu nó có đến hay không và đến vào lúc nào? Sẽ kéo dài bao lâu và tồi tệ đến mức nào?

Dưới đây là những điều mà chúng ta cần biết về suy thoái, để chuẩn bị bước vào một giai đoạn kinh tế toàn cầu gặp khó khăn. 

1. Suy thoái kinh tế là gì?

Theo định nghĩa của từ điển, suy thoái kinh tế là một giai đoạn khi sản lượng kinh tế co hẹp lại trong hai quí liên tiếp. Tuy nhiên, nó còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mỗi tổ chức. 

Ủy ban Xác định chu kì kinh tế của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) đã đưa ra định nghĩa chính thức của Mỹ, sử dụng một cách tiếp cận khác. Họ xem xét các yếu tố, như GDP điều chỉnh lạm phát, việc làm, sản xuất công nghiệp và thu nhập. 

Còn Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) đã xem xét một số chỉ số bao gồm sự sụt giảm GDP bình quân đầu người, được điều chỉnh theo lạm phát, dựa trên sự yếu kém trong sản xuất công nghiệp, thương mại, dòng tiền, lượng tiêu thụ dầu và thất nghiệp, để định nghĩa suy thoái trên qui mô toàn cầu. 

2. Nước Mỹ có đang suy thoái?

Câu trả lời chắc chắn là có. Nhiều nhà kinh tế cho rằng sản lượng có thể giảm trong quí I, kết thúc vào ngày 31/3. Có một sự tán thành rộng rãi rằng sự thu hẹp sẽ tới trong quí II, từ tháng 4 đến tháng 6, và có thể đây là sự suy thoái thảm hại nhất trong lịch sử từ năm 1947. 

Kì vọng của Morgan Stanley (Công ty chứng khoán có trụ sở tại Mỹ) là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ giảm ở mức 30,1% trong quí II, theo ước tính nền kinh tế Mỹ sẽ thu hẹp khoảng 34%. NBER thường mất khoảng một năm để gọi vốn chính thức khi giai đoạn hưng thịnh của Mỹ kết thúc và bắt đầu giai đoạn suy thoái. 

Nhưng lần này có thể không cần mất đến một năm. 

3. Vậy nền kinh tế toàn cầu có suy thoái không?

Bloomberg Economics đã dự báo về suy thoái kinh tế toàn cầu trong nửa đầu năm 2020, đối với một số khu vực quan trọng của thế giới, sự thu hẹp đã bắt đầu. Họ dự đoán rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 1,8% so với cùng kì trong nửa đầu năm 2020, và so với mức tăng trường khoảng 3% vào năm 2019. 

Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành của Quĩ Tiền tệ Quốc tế, cho biết nền kinh tế thế giới đang trong thời kì suy thoái và có thể tồi tệ hơn suy thoái năm 2009.

Những điều cần biết về suy thoái khi thế giới sắp bước vào thời kì này - Ảnh 2.

Người mua hàng xếp hàng tại một chi nhánh của siêu thị Costco ở Hawthorne, California, Mỹ vào ngày 14/3. (Ảnh: Patrick T. Fallon / Bloomberg).

4. Thời kì suy thoái sẽ kéo dài bao lâu?

Có một số hi vọng rằng sự suy thoái sẽ không kéo dài hết cả hai quí đầu năm nay, một kịch bản màu hồng giả định rằng, các hoạt động sẽ nhanh chóng và hiệu quả trong việc kiểm soát virus corona. 

Tuy nhiên gần đây, các nhà kinh tế đã mất hi vọng vào sự phục hồi hình chữ V như vậy (trong đó sản lượng bị mất nhanh chóng được khôi phục). 

Điều đáng lo ngại tột cùng là khi bất ổn kéo dài, sẽ báo hiệu một cuộc khủng hoảng phía sau. 

5. Cuộc khủng hoảng kinh tế là gì?

Nói chung, khủng hoảng được hiểu là một cuộc suy thoái nghiêm trọng được tính bằng năm, chứ không phải theo quí. 

Chỉ có một cuộc Đại khủng khoảng xảy ra trong vòng 100 năm qua, diễn ra từ năm 1929 đến năm 1933. Cuộc suy thoái 2007 - 2009 kéo dài 18 tháng, khiến nó trở thành thời kì dài nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng, và được gọi là Đại suy thoái. 

6. Điều gì làm nên mức độ nặng nhẹ của một cuộc suy thoái?

Bên cạnh thời hạn, các tiêu chuẩn đánh giá khác về mức độ nghiêm trọng của suy thoái kinh tế, là sự thu hẹp của nền kinh tế bao nhiêu, và mức độ thất nghiệp trầm trọng như thế nào. Những cuộc suy thoái tồi tệ nhất có xu hướng là những sự kết hợp với một sự sụp độ nào đó trong hệ thống tài chính, như đã xảy ra ở Mỹ vào năm 1929 và 2008. 

Một yếu tố khác của suy thoái kinh tế là mức độ rộng rãi mà sự thu hẹp kinh tế diễn ra. Cuộc suy thoái năm 2001 tương đối ngắn và nhẹ, phần lớn chỉ giới hạn trong lĩnh vực công nghệ, chiếm tỉ lệ khiêm tốn so với phần còn lại của nền kinh tế. 

Những điều cần biết về suy thoái khi thế giới sắp bước vào thời kì này - Ảnh 2.

(Nguồn: Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia, Bộ thương mại Mỹ, Cục thống kê lao động).

7. Giai đoạn hưng thịnh kéo dài có gây ra suy thoái nghiêm trọng không?

Đó là câu hỏi được quan tâm đặc biệt tại Mỹ, nơi mà thời kì kinh tế hưng thịnh đã kéo dài 11 năm. 

Nhưng các nhà nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland đã tìm thấy rất ít bằng chứng cho thấy thời kì hưng thịnh ảnh hưởng đến sự suy thoái sau đó. Tuy nhiên, họ đã tìm ra lí do để cho rằng những cuộc suy thoái nghiêm trọng (như cuộc suy thoái kết thúc vào năm 2009) đã tạo ra giai đoạn hưng thịnh mạnh mẽ.

8. Vậy cuộc suy thoái tiếp theo có tồi tệ hay không?

Xét về độ sâu của suy thoái, nó có thể tồi tệ hơn suy thoái kinh tế 2007 - 2009. Nhưng tốc độ của sự phục hồi có thể nhanh hơn, vì cuộc suy thoái này sẽ phản ánh một cú sốc (đại dịch) thay vì sự tích tụ của sự mất cân bằng kinh tế tiềm ẩn. 

Nói đến mặt tích cực, các hộ gia đình Mỹ đang ở một vị trí tốt. Họ đang mang ít nợ hơn, và sự gia tăng tái cấp vốn thế chấp đã đưa nhiều tiền vào túi của người tiêu dùng. 

9. Có thể làm gì từ bây giờ để giảm bớt căng thẳng của cuộc suy thoái sắp tới?

Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang cắt giảm lãi suất, can thiệp vào thị trường, mua lại tài sản của doanh nghiệp hoặc giúp các ngân hàng thương mại tiếp tục cho các doanh nghiệp vay. 

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bơm hàng tỉ đô la vào nền kinh tế và Ngân hàng Nhật Bản đã tăng cường mua tài sản để ổn định thị trường. 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất chuẩn xuống gần bằng 0%. 

Nhưng lần này, trách nhiệm có thể thuộc về các chính phủ một phần, vì các ngân hàng trung ương đã sử dụng rất nhiều "đạn dược" lãi suất trong một thập kỉ qua. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Christine Lagarde cho biết: "Câu trả lời chính là ngân khố, đầu tiên và quan trọng nhất".

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.