WB: Covid-19 khiến kinh tế thế giới năm 2020 giảm hơn 5%, gấp đôi đợt khủng hoảng 2009

Kinh tế thế giới sẽ giảm tốc đến 5,2% trong năm nay vì Covid-19, mức tồi tệ nhất lịch sử kể từ Thế chiến II. Mỹ suy giảm hơn 6%, Ấn Độ giảm hơn 3% và Trung Quốc có thể chỉ ghi nhận mức tăng khoảng 1%.

Bloomberg dẫn dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) ,cho biết nền kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ tổn thương lớn nhất kể từ Thế chiến II. Ngay cả tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia mới nổi sẽ bị thu hẹp lần đầu tiên sau ít nhất 60 năm qua, do đại dịch Covid-19, làm giảm thu nhập và khiến hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói.

GDP toàn cầu có thể sẽ giảm 5,2% trong năm 2020 là dự báo nằm trong trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu nửa năm nay của Ngân hàng Thế giới. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ thu hẹp đến 2,5%. 

WB cho biết đây mức tăng trưởng tồi tệ nhất từ năm 1960 đến nay.

WB: Kinh tế thế giới suy giảm hơn 5%, gấp đôi đợt khủng hoảng 2009 - Ảnh 1.

Mức giảm 5,2% là con số tồi tệ nhất của kinh tế thế giới từ sau Thế chiến II. (Đồ hoạ: Tất Đạt).

GDP bình quân đầu người sẽ bị giảm mạnh tại hơn 90% quốc gia, mức tồi tệ nhất kể từ năm 1870. Sự suy giảm này có thể đẩy 70-100 triệu người rơi vào tình trạng nghèo cùng cực, Ceyla Pazarbazioglu, Phó Chủ tịch tăng trưởng công bằng, tài chính và thể chế của WB, cảnh báo.

Dự báo về sự suy thoái toàn cầu lần này đối lập hoàn toàn so với dự báo hồi tháng 1. Trước đó, WB từng lạc quan về mức tăng trưởng 2,5% của kinh tế toàn cầu trong năm nay. Việc dự báo suy thoái lần này sẽ là cuộc suy thoái sâu sắc thứ tư trong 150 năm qua, sau các cuộc suy thoái vào năm 1914, 1930-1932 và 1945-1946, Ngân hàng Thế giới cho biết.

"Đây là cuộc suy thoái đầu tiên kể từ năm 1870 chỉ do một đại dịch gây ra, và nó tiếp tục xuất hiện. Càng có nhiều rủi ro, việc tiếp tục hạ triển vọng về nền kinh tế thế giới rất có thể sẽ xảy ra", ông Pazarbazioglu cảnh báo.

Các nền kinh tế tiên tiến sẽ có mức thu hẹp trong GDP lên đến 7%, dẫn đầu bởi mức suy thoái 9,1% trong khu vực đồng euro. Các nền kinh tế mới nổi với năng lực chăm sóc sức khỏe hạn chế, chuỗi giá trị toàn cầu tích hợp sâu, phụ thuộc nặng nề vào tài chính nước ngoài và phụ thuộc sâu rộng vào thương mại quốc tế, xuất khẩu hàng hóa và du lịch, cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Nhưng WB tin rằng nền kinh tế sẽ phục hồi vào năm 2021, đạt mức tăng trưởng 4,2%.

WB cũng ghi nhận nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 1% trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 1976. Riêng Ấn Độ sẽ mất đi 3,2% tổng sản phẩm quốc nội, còn GDP của Mỹ có thể bị giảm tới 6,1%.

WB: Kinh tế thế giới suy giảm hơn 5%, gấp đôi đợt khủng hoảng 2009 - Ảnh 2.

Các quốc gia phát triển đều rơi vào nhóm tăng trưởng âm trong năm nay. (Đồ hoạ: Bloomberg).

Ngân hàng Thế giới trình bày hai kịch bản thay thế trong đợt dự báo lần này. Trường hợp thứ nhất, khi dịch Covid-19 tồn tại lâu hơn dự kiến, đòi hỏi phải tiếp tục hoặc áp dụng lại các hạn chế về di chuyển, nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm nhịp gần 8% trong năm nay.

Nếu các biện pháp kiểm soát có thể được dỡ bỏ phần lớn trong thời gian tới, thì mức suy giảm sẽ là 4%, vẫn sâu hơn gấp đôi so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.

"Suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ sâu sắc hơn nếu việc kiểm soát đại dịch mất nhiều thời gian hơn dự kiến, hoặc nếu căng thẳng tài chính gây ra vỡ nợ dây chuyền", Ngân hàng Thế giới cho biết.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ cập nhật Triển vọng kinh tế thế giới vào ngày 24/6. Quỹ này dự báo mức giảm 3% trong năm nay, mặc dù nhà kinh tế trưởng Gita Gopinath đã nói rằng triển vọng đã xấu đi.

Hầu hết các ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất xuống khoảng hoặc dưới 0 để làm giảm tác động của Covid-19. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu một loạt các chương trình khẩn cấp chưa từng có, cung cấp khoản vay lên tới 2.300 tỉ USD. Gói kích thích tài khóa đã thay đổi. Mỹ đang cung cấp khoảng 15% GDP hỗ trợ và Đức khoảng 4,7%, trong khi chương trình của Nhật Bản có giá trị khoảng 42% GDP, theo Bloomberg Economics.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.