Phải in thêm tiền mới trả hết gánh nặng Covid-19

Buộc phải chi tiêu trước mối đe dọa của một cuộc đại khủng hoảng mới, các nhà hoạch định chính sách đang loay hoay giữa hai lựa chọn: vay số tiền mà họ cần hay là in thêm tiền.
Chi phí cho đại dịch lớn đến nỗi phải in thêm tiền thì mới trả nổi - Ảnh 1.

(Ảnh: Andrew Harrer/Bloomberg).

Hầu hết các nền kinh tế hiện đại đã cố gắng tách biệt hai hoạt động này nhiều nhất có thể. Thông thường, các chính trị gia sẽ lựa chọn đi vay trên thị trường trái phiếu, để bù đắp cho sự thiếu hụt ngân sách, còn máy in tiền vẫn sẽ cứ nằm đó tại ngân hàng trung ương.

Nhưng sự tách biệt về hai hoạt động này bắt đầu trở nên mờ nhạt hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Và tới cuộc khủng hoảng Covid-19, ranh giới đó đã biến mất hoàn toàn.

Phải in thêm tiền mới trả hết gánh nặng Covid-19 - Ảnh 2.

(Nguồn: Bloomberg. Việt hóa: Tường Vy).

Với toàn bộ các ngành công nghiệp bị đóng cửa và thất nghiệp tăng vọt, chỉ có chi tiêu công mới cho thể giữ vững cho hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp hoạt động. Các chính phủ đang gặp khó khăn trong việc nỗ lực cứu trợ, và phải đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn nhất trong lịch sử.

Paul Weulve, cựu kinh tế trưởng tại Pacific Investment Management Co. cho biết: "Chúng tôi đã hợp nhất chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, phá vỡ sự tách biệt của chúng".

Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang sẽ mua 3,5 nghìn tỉ đô la trái phiếu trong năm nay, theo ước tính của Bloomberg Economics. Hầu hết trong số đó sẽ là trái phiếu Kho bạc, bao gồm phần tốt nhất trong dự báo thâm hụt tài chính, để thu được ít nhất 3,7 nghìn tỉ đô la. Không ai biết khi nào khoản nợ sẽ được rút ra từ bảng cân đối kế toán công khai vào tay các nhà đầu tư tư nhân, nếu điều này xảy ra.

Câu chuyện tương tự cũng đang diễn ra trên khắp các nền kinh tế phát triển từ châu Âu cho đến Nhật Bản - và thậm chí ở một số thị trường mới nổi như Indonesia và Ba Lan.

Trong quá khứ, các chính trị gia nắm quyền kiểm soát các công cụ in ấn, đã đổ dồn quá nhiều tiền vào nền kinh tế, khiến cho giá cả vượt khỏi tầm kiểm soát và làm tiêu hao giá trị thực của tất cả các loại tiền tiết kiệm, từ tài khoản ngân hàng cho đến danh mục đầu tư trái phiếu.

Phải in thêm tiền mới trả hết gánh nặng Covid-19 - Ảnh 3.

(Nguồn: IMF Fiscal Monitor tháng 4/2020).

Các ngân hàng trung ương này tách biệt khỏi sự quản lí của chính phủ, để áp dụng các cơ chế kìm hãm khi các chính trị gia kiểm soát quá sâu. Sự biệt lập này được cho là có thể giúp giảm thiểu những rủi ro như đã từng xảy ra vào năm 2008.

Nhưng trong đại dịch lần này, các nhà kinh tế nhận thấy mối đe dọa đến từ hướng ngược lại, với sự giảm phát còn có độ rủi ro lớn hơn. Ở các quốc gia chậm phát triển, chính sách đã bị công kích theo đó trong nhiều năm. Thách thức là khuyến khích các nền kinh tế và không hạ nhiệt chúng. Khi các nhà hoạch định chính sách làm điều đó bằng cách cắt giảm lãi suất, họ đã thử những phương thức khác làm hiệu quả của nó giảm dần và xóa mờ sự tách biệt giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ.

Sau vụ sụp đổ tài chính năm 2008, nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra trên toàn thế giới, khi các quốc gia kết hợp thâm hụt ngân sách lớn hơn với cái được gọi là nới lỏng định lượng. FED đã thu mua trái phiếu Kho bạc trong thị trường mở, thông qua một danh sách chọn lọc của các đại lí và ngân hàng trung ương khác với các thỏa thuận giống nhau. Những chính sách như thế đã được thực hiện nhiều hơn trong đại dịch lần này.

Theo Stephen Roach, một giảng viên cao cấp tại Đại học Yale, cho biết: "Nền kinh tế đang ở trong lỗ hổng lớn nhất từng có. Vì vậy, chúng ta cần kích thích tài khóa với quy mô lớn. Ngân hàng trung ương phải tham gia tài trợ cho việc này". 

Tuy nhiên, Roach cho biết các gói chi tiêu ngân sách hào phóng được bảo đảm bởi FED, đồng nghĩa với việc lạm phát sẽ dần được đẩy lên, sau khi dịch bệnh qua đi. Các bên nắm giữ trái phiếu luôn luôn phải gánh chịu rủi ro trong suốt thời gian lạm phát gia tăng.

Phải in thêm tiền mới trả hết gánh nặng Covid-19 - Ảnh 4.

(Nguồn: Bloomberg).

Các nền kinh tế phát triển vẫn phải trải qua những thứ mơ hồ như vậy. Lạm phát vẫn giữ ở mức thấp hoặc không có, và nhiều chính phủ đã đi vay hoặc ngân hàng trung ương cho vay. Sự thiếu vắng lạm phát trong thời gian dài sẽ thúc đẩy áp dụng các chính sách táo bạo hơn, để kéo nền kinh tế thoát khỏi sự suy thoái do Covid-19, ngay cả khi điều đó xóa nhòa đi ranh giới giữa nợ và tiền.

Hiện Ngân hàng Anh đã mở rộng một khoản thấu chi cho chính phủ. Ngân hàng trung ương New Zealand cho biết họ đã mở cửa để mua trực tiếp trái phiếu quốc tế chính phủ. Ngân hàng Nhật Bản đã chốt nợ chính phủ 10 năm ở mức khoảng 0%, một chính sách được coi là kiểm soát đường cong lợi suất có thể được áp dụng rộng rãi hơn.

Theo Nicola Mai, một nhà quản lí danh mục đầu tư tại Pimco: Chính phủ và các ngân hàng trung ương có thể sẽ dừng việc chuyển nợ công thành tiền mặt, đánh giá rủi ro đối với sự ổn định tiền tệ còn lớn hơn cả bất kì lợi ích nào.


chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.