Tình hình ngày một căng thẳng hơn khi một số quốc gia trở nên cảnh giác với những lời đề nghị giúp đỡ từ phía Trung Quốc, ngay cả khi Mỹ đang bị buộc tội tích trữ các mặt hàng này.
Trung Quốc đã cung cấp khẩu trang phẫu thuật, quần áo bảo hộ, bộ kit xét nghiệm và các dụng cụ hỗ trợ khác cho 120 quốc gia.
Theo Bộ Ngoại giao của quốc gia tỉ dân, trong số các nước nhận hỗ trợ từ Trung Quốc có Nhật Bản, Mỹ và các quốc gia ở châu Âu, Châu Phi và Trung Đông.
Trên một cột bình luận ở trên Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, được xuất bản vào tuần trước, có ghi bằng tiếng Anh: "Có lẽ điều không thể chối cãi rằng đại dịch Covid-19 đã chấm dứt 'Thế kỷ Mỹ' ".
Trên báo lập luận, Mỹ không thể giúp đỡ những bên khác, vì "hiện với cuộc chiến toàn cầu chống lại kẻ thù vô hình này, Mỹ còn khó có thể tự bảo vệ mình".
Báo viết thêm: "Hiện tại, khi mối đe dọa dịch bệnh ở Trung Quốc đã suy giảm, quốc gia này đã giúp hơn 80 quốc gia và các tổ chức quốc tế khác, cung cấp cho họ máy thở và các PPE thiết bị bảo vệ cá nhân".
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng được cho là đang đẩy mạnh ngoại giao thông qua việc hỗ trợ khẩu trang.
Nỗ lực này nhằm xoa dịu những chỉ trích nhắm đến Trung Quốc, cho rằng phản ứng ban đầu chậm chạp ở đây đã dẫn đến việc virus Covid-19 lan rộng ở trong và ngoài quốc gia này.
Ngoài ra, nước này cũng đang có hàm ý muốn thể hiện hệ thống chính trị của mình vượt trội hơn so với các nền dân chủ tại châu Âu và Mỹ.
Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có một điện đàm với Đức vua Bỉ Philippe hôm thứ Năm vừa qua.
Trong cuộc điện đàm này, ông cho biết Trung Quốc sẵn sàng giúp Bỉ giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung y tế, đồng thời bày tỏ quan điểm sẽ hỗ trợ hết sức mình tài nguyên y tế cho cuộc chiến chống lại cơn đại dịch này trên toàn cầu.
Hiện Trung Quốc đã gửi tổng cộng 2 triệu khẩu trang đến châu Âu, chủ yếu là các tâm dịch như Ý và Tây Ban Nha. Chính quyền Bắc Kinh cũng đã cử nhóm các chuyên gia y tế đến Serbia vào ngày 21/3, sự kiện này gây dấu ấn đậm với bức ảnh Tổng thống Aleksandar Vucic chào đón đoàn chuyên gia tại sân bay trên Tân Hoa Xã.
Chiến lược ngoại giao khẩu trang của Trung Quốc đang bắt đầu cho thấy phản ứng ngược
Dù hoạt động ngoại giao mạnh mẽ như vậy, chiến lược ngoại giao bằng khẩu trang của Trung Quốc đang bắt đầu cho thấy các phản ứng ngược.
Chính quyền Úc trong những tuần gần đây, đã báo cáo một loạt các lô hàng PPE giả hoặc sản xuất bị lỗi từ Trung Quốc, theo đài truyền hình ABC.
Ngoài ra, Tây Ban Nha cũng phản hồi lại tình hình nhiều bộ kit xét nghiệm nhanh virus Covid-19 bị lỗi.
Cho tới hiện tại, châu Âu vẫn đang cảnh giác cao độ với những động thái mà họ cho là nỗ lực làm tăng cường ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc thông qua "ngoại giao khẩu trang".
"Đôi khi việc truyền bá và tuyên truyền các hình ảnh đẹp rất dễ dàng, và đôi khi việc lạm dụng tình hình đang diễn ra cũng như vậy", bà Amelie de Montchalin - Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp, đã phát biểu trên đài phát thanh quốc gia Pháp ngày 29/3.
Mỹ, quốc gia đang dẫn đầu thế giới về các trường hợp xác nhận nhiễm virus Covid -19, trong lúc này đang tích cực nhập mua các vật tư như khẩu trang tiêu chuẩn chất lượng cao từ châu Âu và các đồng minh khác.
"Chúng tôi rất cần khẩu trang. Chúng tôi không muốn người khác lấy mất chúng", Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hôm thứ Bảy tuần trước.
Chính quyền Trump hiện đang nỗ lực ngăn chặn công ty 3M xuất khẩu mặt hàng khẩu trang N95 ra khỏi Mỹ.
Quay trở lại với Mỹ, dù có đang "tất bật" chạy mua khẩu trang, chính qyền Trump vẫn không quên thận trọng trước các đường lối ngoại giao khẩu trang của Trung Quốc.
Tuy nhiên, với vị thế sản xuất quá lơn, các nhà chức trách Mỹ vẫn đang thấy bản thân phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung từ phía Trung Quốc, như các điểm nóng dịch bệnh khác ở châu Âu.
Thống đốc New York Andrew Cuomo ngày 4/4 đã tuyên bố rằng chính phủ Trung Quốc đã tạo điều kiện và quyên góp 1.000 máy thở, được chuyển đến sân bay ngay ngày hôm đó.
"Đây là một sự kiện rất lớn, và nó sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể cho chúng tôi", Cuomo phát biểu về lô thiết bị y tế được tỉ phú Jack Ma và những người khác gửi tặng.
Ông cũng đã gửi lời cảm ơn chân thành đến các vị mạnh thường quân này.
Riêng tiểu bang New York trước đó đã đặt hàng 17.000 máy thở, nhưng khả năng sản xuất không theo kịp nhu cầu gia tăng đột biến hiện tại, dẫn đến mối lo ngại về sự thiếu hụt tại các bệnh viện khác.
Đài Loan cũng tuyên bố vào hôm thứ Tư rằng họ sẽ tặng 10 triệu khẩu trang cho các quốc gia đồng minh bị dịch Covid-19 tấn công, bao gồm cả Mỹ và một số nước châu Âu.
"Liên minh châu Âu cảm ơn Đài Loan vì đã quyên góp 5,6 triệu khẩu trang để giúp chống lại #coronavirus", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã tweet trên trang cá nhân.
"Chúng tôi thực sự đánh giá cao cử chỉ đoàn kết này. Sự bùng phát dịch bệnh toàn cầu đòi hỏi sự đoàn kết và hợp tác quốc tế", cô viết thêm
Bình luận của bà được cho là không bình thường, vì trước đó chỉ có Vatican là quốc gia châu Âu duy nhất chính thức công nhận Đài Loan.
Một số người cho rằng bà Ursula von der Leyen đang cố gắng cân bằng ngoại giao giữa các bên, trước chiến lược ngoại giao mạnh mẽ của Trung Quốc.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020