Sau hàng không chao đảo đến ngành sản xuất ô tô đối mặt thua lỗ hơn 100 tỉ USD, Nissan, Ford, Volkswagen đều tăng vay nợ chống chọi dịch Covid-19

Số liệu mới cho thấy ngành sản xuất ô tô toàn cầu sẽ hứng chịu khoản tổn thất doanh thu khổng lồ, nếu các nhà máy sản xuất vẫn phải đóng cửa cho đến hết tháng 4/2020.
Đến ngành sản xuất ô tô đối mặt với doanh thu thua lỗ hơn 100 tỉ USD - Ảnh 1.

Sau ngành hàng không "chao đảo" vì dịch Covid-19, đến lượt ngành sản xuất ô tô chật vật trước tình hình hạn chế nghiêm nghặt do dịch bệnh. (Nguồn: World Economic Forum).

Số liệu cho thấy ngành công nghiệp sản xuất ô tô bị buộc phải ngừng hoạt động tại châu Âu và Bắc Mỹ nếu kéo dài đến cuối tháng 4, sẽ tiêu tốn hơn 100 tỉ USD doanh thu tại hai châu lục này.

Mức thua lỗ doanh số bán hàng tại châu Âu được dự báo sẽ tăng vọt lên 2,6 triệu chiếc xe, trị giá 66 tỉ euro.

Trong khi ở Bắc Mỹ, doanh số bán hàng dự đoán sẽ tổn thất 2 triệu chiếc xe với trị giá khoảng 52 tỉ USD, nếu lệnh phong tỏa toàn bộ nền kinh tế vẫn diễn ra hết tháng này như dự kiến.

Những con số dự kiến đáng báo động này được đưa ra bởi ông Ian Henry, người đứng đầu nhóm nghiên cứu autoanalysis kiêm nhà phân tích, dự báo sản lượng xe cho Hiệp hội các nhà sản xuất và thương mại mô tô của Anh (SMMT) .

Ông Henry cho biết cứ mỗi tuần châu Âu đóng cửa nền kinh tế, ngành công nghiệp sản xuất ô tô  sẽ mất thêm 8 tỉ euro giá trị sản xuất.

Đối với thị trường Bắc Mỹ, con số này sẽ lên tới 7,5 tỉ USD/ tuần.

Đến ngành sản xuất ô tô đối mặt với doanh thu thua lỗ hơn 100 tỉ USD - Ảnh 2.

Các ông lớn sản xuất ô tô đối mặt với khoản lỗ khổng lồ do tác động của đại dịch Covid-19 đem lại. (Nguồn: Fox 2 Detroit).

Tất cả các nhà máy sản xuất lớn ở châu Âu và Bắc Mỹ đều đang đóng cửa, sau khi các nhà sản xuất ô tô tạm đóng các chuỗi cung ứng vào tháng trước, nhằm bảo vệ nhân viên trước dịch bệnh cũng như do mức cầu ô tô sụt giảm.

Các ông lớn như Nissan, Ford và General Motors đều đã "vỡ mộng" quay trở lại sản xuất vào cuối tháng 3 hoặc tháng 4, hiện cho biết các nhà máy sẽ đóng cửa "vô thời hạn".

 "Tôi không nghĩ là ngành công nghiệp này sẽ quay trở lại hoạt động bình thường được trước tháng 5", ông Henry nhận định.

Henry chia sẻ ông đã ước tính sản lượng dự kiến cho mỗi nhà máy sản xuất ô tô trong năm 2020, bao gồm các mẫu xe mới, rồi so sánh với mức cầu, sau đó trừ đi số ngày qui trình sản xuất bị gián đoạn.

Số lượng xe bị mất do đóng cửa nhà máy sẽ được nhân với "giá bán gốc từ nhà máy" dự kiến, hay giá này không bao gồm chi phí đại lí hoặc chi phí thuế, để tìm ra giá trị tổn thất cuối cùng.

Đến ngành sản xuất ô tô đối mặt với doanh thu thua lỗ hơn 100 tỉ USD - Ảnh 3.

Hàng trăm ngàn người lao động các nhà máy sản xuất ô tô đã được đăng kí vào các chương trình hỗ trợ tiền lương của các chính phủ, nhằm giảm gánh nặng cho các nhà sản xuất. (Nguồn: RFI).

Các nhà sản xuất xe hơi đã đăng kí cho hàng trăm ngàn nhân sự của mình cho các chương trình hỗ trợ tiền lương của các chính phủ, đồng thời sử dụng hàng chục tỉ USD tiền nợ, để cố gắng chống chọi với các tác động của đại dịch Covid-19.

General Motors và Ford đã rút ra lần lượt 16 tỉ USD và 15,4 tỉ USD từ các khoản nợ tín dụng để trang trải chi phí.

Hãng xe Daimler của Đức vào ngày 2/4 đã mở một khoản vay tín dụng trị giá 12 tỉ euro mới bổ sung thêm cho khoản nợ 11 tỉ euro cũ của công ty này.

Tuần trước, hãng xe Nissan cũng thông báo đã đưa tất cả 6.000 nhân viên sản xuất tại nhà máy Sunderland - Anh vào chương trình nghỉ việc tạm thời của chính phủ Anh. Với chương trình này, chính phủ Anh đồng ý sẽ trả 80% tiền lương cho nhân viên của hãng.

Dù con số tài chính cụ thể cho ngành công nghiệp vẫn chưa được công bố, CEO của hãng xe hơi hàng đầu thế giới Volkswagen, ông Herbert Diess, cho biết hãng ô tô Đức đang phải đối mặt với con số chi phí khổng lồ trị giá 2 tỉ euro mỗi tuần.

Đến ngành sản xuất ô tô đối mặt với doanh thu thua lỗ hơn 100 tỉ USD - Ảnh 4.

Hãng xe hơi của Đức - Daimler, đã vay thêm một khoản tín dụng trị giá 12 tỉ euro, đưa tổng số nợ của hãng lên gấp đôi. (Nguồn: New York Times).

Doanh số bán xe ô tô trên toàn khu vực Tây Âu cho đến nay đã giảm khoảng hai phần ba so với tháng 3, theo dữ liệu được các quốc gia ở đây công bố.

Cùng lúc đó, doanh số bán xe tại Mỹ vào tháng 3 đã giảm xuống mức thấp lịch sử trong vòng 10 năm trở lại đây.

Cả hai thị trường lớn này đều dự kiến sẽ giảm sâu hơn trong tháng 4, một phần do người tiêu dùng phải cách li tại nhà vì các biện pháp phong tỏa được đưa ra, phần khác là do các đại lí bán hàng cũng đang  phải đóng cửa.

Dù doanh số bán xe có thể lạc quan trở lại một khi các hạn chế đi lại được chính phủ các nước châu Âu và Mỹ dỡ bỏ, tình trạng suy sụp của nền kinh tế và tỉ lệ thất nghiệp tăng mạnh cũng dự kiến sẽ làm giảm nhu cầu ô tô tại đây.

Tại Trung Quốc, từ đầu năm đến nay, đã có thời điểm doanh số bán xe giảm xuống gần như 0%.  

Theo số liệu mới nhất, hiện doanh số bán xe tại thị trường tỉ dân đang duy trì ở mức thấp hơn khoảng 40% so với trước khi chính quyền Bắc Kinh ra lệnh phong tỏa toàn quốc.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.