Phiên tòa xét xử đại án Oceanbank hôm nay tiếp tục với phần bào chữa của luật sư dành cho các bị cáo nguyên là GĐ chi nhánh, phòng giao dịch của Oceanbank. Các luật sư đều đặt vấn đề có hay không thiệt hại số tiền 1.576 tỷ đồng.
Khoản vay 500 tỷ đồng được Trung Dung vay nhằm hỗ trợ thanh khoản cho Ngân hàng Đại Tín. Ngoài phần tài sản đảm bảo là giá trị vốn góp 250 tỷ đồng tại Công ty Trung Dung, ông Phạm Công Danh được bà Hứa Thị Phấn đồng ý cho mượn tài sản đảm bảo để thực hiện khoản vay này gồm 6 bất động sản, cổ phiếu tại Tập đoàn SSG.
Chủ tịch OceanBank khi đó là Hà Văn Thắm đã đề nghị phong tỏa khoản vay này tại Ngân hàng Đại Tín, sau này là Ngân hàng Xây Dựng. Tuy nhiên NH Đại Tín đã phá vỡ cam kết 3 bên dẫn đến việc khoản vay này không được sử dụng đúng mục đích. Cho đến nay, OceanBank vẫn chưa thu hồi được số tiền gốc và lãi từ hợp đồng tín dụng này.
Theo Luật sư Phan Trung Hoài, luật sư bào chữa cho ông Phạm Công Danh, có đủ cơ sở để thu hồi tài sản của bà Hứa Thị Phấn để khắc phục số tiền 500 tỷ đồng này. Do vậy, luật sư Phan Trung Hoài đề nghị HĐXX truy nguyên đường đi của dòng tiền, xác định xem ai là người sử dụng cuối cùng nhằm tất toán hợp đồng tín dụng 500 tỷ đồng, đồng thời bà Hứa Thị Phấn phải có trách nhiệm trực tiếp đối với khoản tiền 500 tỷ đồng gốc và khoản lãi phát sinh theo yêu cầu của Viện KSND Thảnh phố Hà Nội.
Luật sư Phan Trung Hoài cũng yêu cầu tiếp tục kê biên tài sản của bà Hứa Thị Phấn đối với 6 bất động sản, đồng thời tiếp tục xử lý giải quyết các hậu quả phát sinh về việc ông Phạm Công Danh đã bàn giao cho bà Phấn 3.546 tỷ đồng, là số tiền ông Danh mua cổ phần NH Đại Tín.
HĐXX tạm nghỉ, 8h sáng mai (19/9) tiếp tục làm việc.
Theo luật sư, bị cáo Thuỷ chỉ phải chịu trách nhiệm cho số tiền 22 tỷ đồng trong tổng số tiền 1.329 tỷ đồng mà cáo trạng quy kết bởi vì những khoản còn lại bị cáo Thuỷ không phải là người chỉ đạo, trực tiếp chi, các khoản tạm ứng,...
Luật sư kiến nghị HĐXX cân nhắc xem xét tuyên bị cáo Thuỷ không phạm tội, không phải chịu trách nhiệm dân sự liên đới bị quy kết là 1.329 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Luật sư cũng nhận định cáo buộc của VKS cho rằng bị cáo Thuỷ từ thành khẩn chuyển thành không thành khẩn, hợp tác là quy chụp và thiếu tính pháp lý. Ông chỉ ra trong quá trình điều tra, bị cáo đã giúp đỡ CQĐT xác định nhiều vấn đề qua công tác kế toán, bị cáo Thuỷ chỉ đưa ra nhận định việc chi lãi ngoài là chi phí hợp lý chứ không phải là thiệt hại, đây không phải là chối tội mà là cách nhận thức về thiệt hại.
Luật sư chỉ ra sự mâu thuẫn của VKS là trong sồ 1.576 tỷ đồng lãi ngoài, trong đó có 246 tỷ chi cho Nguyễn Xuân Sơn bị Sơn chiếm đoạt của PVN. Luật sư cho rằng nếu thừa nhận PVN có quyền sở hữu đối với số tiền 246 tỷ đồng thì khoản tiền còn lại cũng phải được thừa nhận là sở hữu của các khách hàng khác. Do đó, nếu có thiệt hại thì là thiệt hại của khách hàng chứ không phải của OceanBank.
Luật sư Ngô Huy Ngọc bào chữa cho bị cáo Lê Thị Thu Thuỷ
Luật sư Ngô Huy Ngọc. |
Về trách nhiệm hình sự, Luật sư cho rằng bị cáo Thuỷ bị quy kết là người thực hành tích cực là không đúng.
Bà Thuỷ là người phụ trách kế toán, không phải là người trực tiếp thực hiện hành vi chi ngoài lãi suất vì nhiệm vụ này là thuộc khối kinh doanh chứ không phải khối kế toán. Nếu có vi phạm thì chỉ là vi phạm hành chính mà thôi.
Theo chức vụ phân công, bị cáo Thuỷ là Phó TGĐ phụ trách khối tài chính kế toán giúp việc cho TGĐ, thực hiện các chỉ đạo chung của ngân hàng, triển khai các chỉ đạo của HĐQT,…Như vậy, bà Thuỷ chỉ thực hiện vai trò của mình theo quy định của OceanBank, chỉ đạo của cấp trên, không hề tư lợi.
Bị cáo Thắm cũng đã khai Thuỷ đã kịch liệt phản đối việc rút và chi tiền, chỉ giúp việc giảm chi phí trong vận hành, là người tích cực ngăn cản chứ không phải là người tích cực hưởng ứng. "Chị Thuỷ không biết, gần như bị cáo lừa chị ấy, vì nói sau này sẽ có các khoản khác bù đắp" - Hà Văn Thắm từng khai.
Cáo trạng nêu bà Thuỷ chỉ đạo khối kế toán chủ trương chi lãi ngoài, nhưng trên thực tế các cuộc họp triển khai việc chi lãi ngoài không có sự có mặt của chị Thuỷ, phải chăng bị cáo Thuỷ chỉ là người truyền đạt chủ trương.
Luật sư Ngọc cho rằng trong hoạt động kế toán nếu có sai lệch thì phải do luật kế toán điều chỉnh, nếu phải chịu trách nhiệm thì cũng không có tội danh “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” mà là một tội danh khác.
Lần đầu tiên trong lịch sử người cho mượn tài sản phải trả tiền thay người đi vay
Số tiền 500 tỷ đồng là nằm trong phương án tái cơ cấu. Nếu nói về luật đề nghị VKS tranh luận với chúng tôi dựa vào đâu mà nói bà Phấn là người thụ hưởng số tiền 500 tỷ đồng. Trong thoả thuận cho mượng tài sản có nêu mục đích là tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín. Như vậy ông Danh và ông Thắm đã lừa bà Phấn để mục đích hoàn vốn mua đất tại SVĐ Chi Lăng.
Luật sư cho biết lịch sử trong ngành pháp luật chưa bao giờ có trường hợp người đi vay tiền không phải trả mà người cho mượn tài sản phải trả, đây là trái luật. Bà Phấn, vừa mất tài sản, vừa bị truy tố lại vừa mất tiền.
Nhiều vấn đề xung quanh các lời khai của các bị cáo
Luật sư đưa ra căn cứ từ lời khai của ông Thắm, bà Phấn không hề có tác động trong quá trình phê duyệt khoản vay 500 tỷ của Cty Trung Dung. Vậy việc cho rằng bà Phấn là đồng phạm là không hợp lý.
Luật sư cho biết CQĐT có lấy lời khai của bà Phấn 4 lần dưới 4 vai trò khác nhau: nguyên đơn dân sự, người liên quan, khi đã bị khởi tố, trình bày vụ việc dưới vai trò là bị can. Trong đó lời khai vào các ngày 21- 22/5 khi bà đang trong bênh viện, nội dung là bà Huệ viết nhưng lại không ký tên, điều này vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự. Đề nghị HĐXX xem xét việc truy tố bà Phấn có đầy đủ cơ sở pháp lý hay không?
Theo luật sư, trong tài liệu vụ án có cả những bút lục được viết tay, không ghi ngày tháng và những hồ sơ ghi hai bút lục mà 81 bút lục luật sư nêu lại được cho là không phủ hợp, thuộc vụ án khác. Bà đề nghị HĐXX trả lời rõ những bút lục trên là của vụ án nào?
Luật sư Trương Thị Minh Thơ tiếp tục bào chữa cho bà Phấn
Hai vị đại diện VKS chỉ phát biểu vỏn vẹn chưa đầy 2h đồng hồ trong khoảng 30 trang trong khi số lượng bị cáo trong vụ án lên đến 51 người và vụ án này được xem là 1 đại án.
Ngày 28/8, HĐXX mở đầu phiên toà, luật sư có làm đơn đề nghị xem xét 81 bút lục mà sau đó không còn thấy trong hồ sơ. Số bút lục này liên quan đến số tiền 500 tỷ đồng và việc xác định tội danh của các bị cáo. HĐXX trả lời đây là những bút lục nằm trong giai đoạn tiền tố tụng nên không đưa vào và Luật sư Thơ bị nêu là không tiếp cận hồ sơ và lấy bút lục từ vụ án khác của ông Danh để đưa vào.
Kết luận này của HĐXX trả lời quá vội vàng, gây áp lực nặng nề với gia đình bị cáo, bạn bè luật sư đối với các luật sư. Bà đề nghị HĐXX làm rõ vấn đề này để tránh “bêu riếu”, ảnh hưởng đến uy tín của các luật sư.
HĐXX tạm nghỉ
Bà Phấn không phải là người thụ hưởng cuối cùng số tiền 500 tỷ của Cty Trung Dung
Theo luật sư, căn cứ mà VKS đưa ra là toàn bộ số tiền 500 tỷ đồng là do bà Phấn thụ hưởng là không chính xác. Luật sư cho biết tài khoản giải ngân số tiền 500 tỷ đồng của Trung Dung, 17 ngày sau phát sinh thêm 83 triệu đồng tiền lãi, sau đó tiền tiếp tục được chuyển cho 4 cá nhân (Vi, Thi, Vương, Danh) để mở các TK kỳ hạn 6 tháng.
Như vậy số tiền 500 tỷ đồng của Trung Dung đã hoà lẫn vào số tiền kinh doanh của Trung Dung và của ông Phạm Công Danh qua 22 giao dịch, rất khó để bóc tách. Sau đó, ông Danh mới chuyển qua thanh lý các hợp đồng của nhóm Phú Mỹ là 593 tỷ đồng (khoản vay nằm trong phương án tái cơ cấu).
Trong phiên toà trước đó, ông Danh là người đã nhận trách nhiệm xử lý khoản vay 500 tỷ của Cty Trung Dung. Theo luật sư đó là hợp lý bởi vì ông Danh là chủ sở hữu của Công ty Trung Dung và người nhận toàn bộ số tài sản của nhóm cá nhân liên quan đến bà Phấn.
Luật sư đề nghị VKS giải thích nhiều vấn đề:
(1) Số tiền lãi phát sinh của 500 tỷ đồng trong 34 ngày sẽ được giải thích như thế nào?
(2) Nếu cho rằng bà Phấn là người thụ hưởng cuối cùng thì sau khi giải chấp tài sản lại đưa giấy tờ tài sản qua cho người của Tập đoàn Thiên Thanh theo đề án tái cơ cấu NH Đại Tín?
(3) Số tiền lãi hoàn lãi quá hạn của khoản vay của ông Trung lại chuyển qua ông Danh?
(4) Cơ sở nào để xác định và phân định số tiền ông Danh dùng để tất toán các hợp đồng là từ công ty Trung Dung.
(5) Tại sao không thu hồi khoản vay tại các giao dịch trung gian trước đó mà lại chọn bà Phấn, VKS có chủ đích gì hay không?
(6) Bà Phấn là người cho mượn tài sản, từ vai trò nguyên đơn dân sự chuyển thành bị cáo;
(7) Tại sao khoản vay của Trung Dung mà lại yêu cầu bà Phấn chịu trách nhiệm;
(8) Đề án tái cơ cấu của được chấp thuận của NHNN chứng tỏ lúc đó ông Danh đã là chủ sở hữu ngân hàng không liên quan đến bà Phấn.
Thời điểm thực hiện cam kết 3 bên, ông Danh đã tiếp quản NH Đại Tín
Luật sư đưa ra căn cứ theo lời khai của TGĐ NH Đại Tín Trần Xuân Nam, thời điểm ký cam kết 3 bên thì NH Đại Tín không còn là sở hữu của bà Phấn, khi đó ông Danh đã cho người vào điều hành ngân hàng và giữ con dấu của ngân hàng.
Theo luật sư, Hà Văn Thắm và Nguyễn Văn Hoàn là người biểu quyết phê duyệt khoản vay của công ty Trung Dung, mang tính chất quyết định trong việc cho vay khoản 500 tỷ đồng.
Trong đó, tỷ lệ cho vay/TSBĐ của khoản vay là 103% cao hơn nhiều so với tỷ lệ cho vay của OceanBank là 70%, nếu hai cá nhân này không duyệt thì không thể gây thiệt hại cho OceanBank.
Hơn nữa, bà Phấn không phải là người của OceanBank, không có vai trò lập hồ sơ vay, phê duyệt hay bất cứ hành vi nào liên quan đến khoản vay. Xét về ý chí về mặt chủ quan thì bà Phấn không thể đồng phạm với Hà Văn Thắm.
Hà Văn Thắm đã từng gửi email đe doạ đối với bà Phấn?
Trong lần ký hợp đồng giữa bà Phấn và ông Thắm thì bị cáo Thắm không có mặt mà chỉ có mặt của 2 nhân viên của ông Thắm. Bản hợp đồng này được phía bà Phấn ký sẵn chuyển cho ông Thắm. Thời điểm đó ông Danh là khách hàng quen thuộc của OceanBank trong đó có mối quan hệ hơn 1.000 tỷ vay vốn mua đất ở SCĐ Chi Lăng.
Luật sư cho biết Thắm đã thực hiện chuyển qua TK của bà Huệ (cháu của bà Phấn) số tiền 4,6 tỷ đồng đối với hợp đồng với bà Phấn. Nhưng sau đó khi bà Huệ cho biết có đối tác nước ngoài đề nghị mua NH Đại Tín, ông Thắm đã gửi email với lời lẽ đe doạ cho bà Huệ.
Ông Thắm đã sắp xếp cho ông Danh gặp bà Phấn để trao đổi việc chuyển nhượng ngân hàng. Lúc đầu, bà Phấn không đồng ý chuyển giao cho ông Danh vì không có kinh nghiệm ngân hàng, nhưng ông Thắm cho biết đã chuyển giao hết cho ông Danh và ông Danh đã thực hiện thế chấp tại BIDV. Trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, bà Phấn bị buộc phải thực hiện theo.
Tháng 7/2012, Tập đoàn gửi phương án tái cơ cấu lên NHNN thông qua ông Hà Văn Thắm. Sau đó được NHNN chấp thuận phương án tái cơ cấu trên, Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh đã nắm quyền kiểm soát NH Đại Tín.
Về việc cho ông Danh mượn tài sản vay vốn. Luật sư cho biết, bà Phấn chỉ biết là do tài sản dự kiến thế chấp cho khoản vay là bất động sản trên đường Tô Hiến Thành nhưng vẫn chưa hoàn tất thủ tục pháp lý nên mượn tạm trước tài sản của bà, sau đó mới đổi lại sau.
Theo luật sư, ông Thắm từng đe doạ nếu không cho mượn tài sản thì NHNN sẽ không đồng ý phương án tái cơ cấu, cán bộ NH sẽ bị truy tố. Khi đó bà Phấn vừa thực hiện mổ xong nên những lời lẽ trên đã gây áp lực lên cho bà để cho ông Danh mượn tài sản.
HĐXX bắt đầu làm việc
Luật sư Trương Thị Minh Thơ, Nguyễn Thị Thanh Thảo bào chữa cho bị cáo Hứa Thị Phấn
Luật sư Nguyễn Thị Thanh Thảo đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho bà Hứa Thị Phấn.
Luật sư Nguyễn Thị Thanh Thảo. |
Theo cáo trạng, tháng 11/2012, Hà Văn Thắm đã chỉ đạo và cùng với Nguyễn Văn Hoàn – Phó TGĐ quyết định cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ đồng thông qua Công ty Trung Dung không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản bảo đảm, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định của NHNN. Từ đó làm thiệt hại cho OceanBank 343,5 tỷ đồng gốc và các khoản lãi, phí phạt khác.
Hành vi nêu trên các bị cáo Phạm Công Danh, Trần Văn Bình và Hứa Thị Phấn đã sử dụng các tài sản không có thật hoặc chưa đủ tính pháp lý để đảm bảo cho khoản vay đã đồng phạm với Hà Văn Thắm về tội “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các TCTD”. Cáo trạng cũng chỉ ra bà Hứa Thị Phấn là người hưởng lợi toàn bộ số tiền vay. Bà Phấn trong quá trình điều tra khai báo không thành thật.
VKS không có căn cứ để nói bà Phấn không thành thật trong quá trình khai báo. Bà Phấn có 4 lời khai trong quá trình điều tra trong đó có hai bản khai tháng 5/2017 không có đủ tính khách quan bởi vì những lời khai mà được lấy trước và sau khi bà Phấn cấp cứu trong bệnh viện và bà Phấn đã mất 93% sức khoẻ và mắc bệnh nan y (teo não, gout,…).
VKS đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ tội cho ông Danh và Bình nhưng không áp dụng sự giảm nhẹ nào cho bà Phấn. Theo luật sư bà Phấn đã trên 70 tuổi theo luật thì bà cần được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Bà Phấn hiện tại đã không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội do đó theo BLHS thì trường hợp này phải được miễn trách nhiệm hình sự.
Phiên tòa xét xử đại án Oceanbank hôm nay tiếp tục với phần bào chữa của luật sư dành cho các bị cáo nguyên là GĐ chi nhánh, phòng giao dịch của Oceanbank. Các luật sư đều đặt vấn đề có hay không thiệt hại số tiền 1.576 tỷ đồng.
Khoản vay 500 tỷ đồng được Trung Dung vay nhằm hỗ trợ thanh khoản cho Ngân hàng Đại Tín. Ngoài phần tài sản đảm bảo là giá trị vốn góp 250 tỷ đồng tại Công ty Trung Dung, ông Phạm Công Danh được bà Hứa Thị Phấn đồng ý cho mượn tài sản đảm bảo để thực hiện khoản vay này gồm 6 bất động sản, cổ phiếu tại Tập đoàn SSG.
Chủ tịch OceanBank khi đó là Hà Văn Thắm đã đề nghị phong tỏa khoản vay này tại Ngân hàng Đại Tín, sau này là Ngân hàng Xây Dựng. Tuy nhiên NH Đại Tín đã phá vỡ cam kết 3 bên dẫn đến việc khoản vay này không được sử dụng đúng mục đích. Cho đến nay, OceanBank vẫn chưa thu hồi được số tiền gốc và lãi từ hợp đồng tín dụng này.
Theo Luật sư Phan Trung Hoài, luật sư bào chữa cho ông Phạm Công Danh, có đủ cơ sở để thu hồi tài sản của bà Hứa Thị Phấn để khắc phục số tiền 500 tỷ đồng này. Do vậy, luật sư Phan Trung Hoài đề nghị HĐXX truy nguyên đường đi của dòng tiền, xác định xem ai là người sử dụng cuối cùng nhằm tất toán hợp đồng tín dụng 500 tỷ đồng, đồng thời bà Hứa Thị Phấn phải có trách nhiệm trực tiếp đối với khoản tiền 500 tỷ đồng gốc và khoản lãi phát sinh theo yêu cầu của Viện KSND Thảnh phố Hà Nội.
Luật sư Phan Trung Hoài cũng yêu cầu tiếp tục kê biên tài sản của bà Hứa Thị Phấn đối với 6 bất động sản, đồng thời tiếp tục xử lý giải quyết các hậu quả phát sinh về việc ông Phạm Công Danh đã bàn giao cho bà Phấn 3.546 tỷ đồng, là số tiền ông Danh mua cổ phần NH Đại Tín.
Phiên toà vụ án Hà Văn Thắm sáng 18/9: Tiếp tục 'nóng' việc xác định khoản thiệt hại Hôm nay 18/9, phiên tòa xét xử đại án kinh tế Oceanbank tiếp tục với diễn biến là phần bào chữa của các luật sư ... |
Nhật Anh
Theo Đời sống & Pháp lý
Pháp luật 07:32 | 06/08/2018
Pháp luật 23:57 | 05/08/2018
Pháp luật 08:42 | 01/08/2018
Pháp luật 00:13 | 01/08/2018
Pháp luật 06:41 | 31/07/2018
Pháp luật 00:12 | 31/07/2018
Pháp luật 07:13 | 30/07/2018
Pháp luật 04:36 | 30/07/2018