Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 13/1: Người đại diện của ông Trần Bắc Hà có mặt tại tòa

Chiều nay (13/1), phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và đồng phạm về tội án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra làm việc.
cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 131 luat su tiep tuc xet hoi lam ro khoan vay 4700 ty dong tai bidv
Phạm Công Danh tại tòa sáng nay.
cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 131 luat su tiep tuc xet hoi lam ro khoan vay 4700 ty dong tai bidv Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 12/1: 'BIDV đã thực hiện đúng quy trình của pháp luật'

Ngày 12/1, TAND TP HCM tiếp tục ngày làm việc thứ 5 phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và đồng phạm với ...

16:45 16:30 16:27 16:10 16:02 15:19 14:47 14:43 14:21 13:09 13:06
16:45

Phiên tòa kết thúc. Làm việc lại vào sáng thứ 2 (ngày 15/1)

16:30

Luật sư Hà Hải hỏi đại diện NHNN

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 131 nguoi dai dien cua ong tran bac ha co mat tai toa
Luật sư Hà Hải hỏi đại diện Ngân hàng Xây Dựng

Nhóm ông Phạm Công Danh (22 cá nhân, 3 pháp nhân)đã chuyển 4500 tỷ vào VNCB để tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của NHNN?

Đại diện NHNN: Tất cả các tài liệu đến thời điểm NHNN mua lại 0 đồng thì dữ liệu về việc các cá nhân này rút ra, còn trước đó chúng tôi không biết. Ngoài ra, chúng tôi đã cung cấp cho cơ quan điều tra.

16:27

Mai Hữu Khương

Xét về nguyên tác quản lý tài chính của 1 ngân hàng thì tổng tài sản ngân hàng hình thành từ nguồn nào?

2 khoản lớn: Các khoản nợ và khoản chủ sở hữu.

4500 tỷ đồng không phải chệnh lệch tỷ giá vốn lãi, cũng không phải chênh lệch đánh giá lại tài sản. Vì trong quá trình thì ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá tăng giảm. 4500 tỷ không nằm trong bổ sung vốn điều lệ.

16:10

Luật sư Trần Minh Hải hỏi đại diện Ngân hàng Xây Dựng về số tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 131 nguoi dai dien cua ong tran bac ha co mat tai toa
Luật sư Trần Minh Hải
cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 131 nguoi dai dien cua ong tran bac ha co mat tai toa
Đại diện Ngân hàng Xây Dựng

Luật sư Trần Minh Hải, VNCB trả cho NHNN 400 tỷ đồng đây là tiền ông Danh vay NHNN hay VNCB vay NHNN?

Đại diện VNCB cho rằng, đây là khoản tiền mà VNCB vay NHNN và phải trả.

Luật sư Hải tiếp tục hỏi đại diện phía VNCB về việc VNCB phải trả cho Ngân hàng Á Châu 400 tỷ đồng; tất toán 132 tỷ đồng cho Ngân hàng Quân đội; hơn 900 tỷ đồng trả gốc và lãi cho Ngân hàng Đại Dương… thì đây là tiền của VNCB hay tiền của cá nhân ông Danh?

Đại diện VNCB nói đây không phải là tiền VNCB phải trả do nợ, mà là tiền gửi của các ngân hàng tại VNCB và VNCB có nghĩa vụ tất toán khi đến hạn.

VNCB trả nợ cho NHNN, cho các ngân hàng thì phía VNCB không phải trả nợ, thì quyền lợi thuộc về ông Danh hay VNCB?

Đại diện VNCB: Đây không phải lợi ích mà là trách nhiệm của người quản lý tài chính.

Khoản tiền 4500 tỷ đồng thuộc về VNCB hay ai?

Ở thời điểm ngân hàng nhà nước mua lại 0 đồng thì ngân hàng VNCB không có đánh giá về việc này.

16:02

Phiên tòa tiếp tục làm việc

15:19

Phiên tòa nghỉ giải lao

14:47

HĐXX mời bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng phòng khách hàng 1 Chi nhánh BIDV Gia Định, Luật sư bào chữa cho ông Sơn đã mời ông Phạm Công Danh.

Luật sư hỏi ông Danh có gặp ông Sơn hay không, ông Danh cho biết không gặp và làm việc với ông Sơn.

Luật sư: Về việc VNCB chuyển cho 12 công ty để trả nợ cho BIDV, thiệt hại thuộc về ngân hàng nào? BIDV hay VNCB?

Ông Danh xin phép không trả lời câu hỏi này, xin phép luật sư hỏi ông Phan Thành Mai, do ông Danh đã chỉ đạo bị cáo Mai thực hiện khoản vay.

Luật sư hỏi bị cáo Nguyễn Quốc Viễn - Nguyên Trưởng ban kiểm soát VNCB. Bị cáo Viễn thừa nhận không có nói về việc vai trò của ông Hiệp cho bị cáo Hà biết.

Luật sư hỏi BIDV: Tòa khoản BIDV nhận thu nợ ở đâu?

BIDV: Chúng tôi thu tiền trực tiếp từ tài khoản của công ty vay nợ và không thu tiền từ VNCB.

Đến lượt HĐXX mời luật sư Chu Mạnh Cường để truy vấn đại diện VNCB.

Liên quan đến dòng tiền 4.500 tỷ đồng, đại diện VNCB xin phép chưa trả lời.

14:43

Luật sư bảo vệ quyền lợi cho BIDV mời đại diện BIDV. Bà Nguyễn Thị Phương - Giám đốc Ban pháp chế BIDV, đại diện theo ủy quyền của BIDV nêu cho biết, quy trình cho vay BIDV áp dung theo quy định chung của Quy chế 1627.

Luật sư: Quyết định cho vay cho vay tại 12 công ty của Phạm Công Danh có phải là quy trình ngược hay không?

Theo quan điểm của BIDV thì đây hoàn toàn là một quy trình bình thuờng đúng theo quy định của NHNN.

Năm 2013, BIDV gặp khó khan trong việc tang trưởng tín dung, cần mở rộng tín dung cho nên khi VNCB là ngân hàng có định hướng cung cấp các dịch vụ tín dụng và bảo lãnh cho các công ty sản xuất và cung ứng nguyên vật ỉỉệu xây dựng theo mô hình gói 4 nhà, góp phần giải phóng hàng tồn kho theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một so giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỡ trợ thị trường bât động sản...

Tuy nhiên, do VNCB đang trong quá trình tải cơ cấu, chưa thể xem xét đối với nhu cầu vay vốn của các khách hàng nêu trên; căn cứ vào thỏa thuận hợp tác giữa BIDV và VNCB về trao đổi thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, ủng hộ VNCB tham gia chuỗi sản phẩm liên kết 4 nhà ký ngày 24/5/2013 (đã nêu ở trên); để đảm bảo duy trì quan hệ lâu dài với khách hàng, VNCB giới thiệu và đề nghị BIDV tiếp nhận nhu cầu.

Về chủ trương cấp tín dụng, bà Phương cho biết thời hạn cho vay các công ty phù hợp với Hợp đồng bản vật liệu xây dựng kỷ với Chủ đầu tư/nhà thầu các dự án nhà ở BOT nhưng tối đa không quả 12 thảng. Lãi suất cho vay theo quy định trong từng thời kỳ. Tài sản đảm bảo Chi nhánh yêu cầu Công ty thế chấp các tài sản là bất động sản của doanh nghiệp hoặc của bên thứ ba trong trường hợp tài sản đảm bảo là bất động sản không đủ đế đảm bảo. Quy trình thẩm định cho vay của BIDV hoàn toàn đúng quy định, bà Phương khẳng định.

BIDV đã giải ngân bằng chuyển khoản, và sau khi phát hiện đã thu hồi đầy đủ. Tất cả công ty đều chuyển khoản trả nợ cho BIDV.

14:21

Phiên tòa buổi chiều bắt đầu làm việc

Trước khi bước vào xét hỏi, chủ tọa cho biết người đại diện của ông Trần Bắc Hà, ông Nguyễn Hồng Dân đã lên làm việc với tòa án TP HCM.

Ông Dân cho biết, ông Hà đã nhận được lệnh triệu tập của Tòa án, hiện ông Hà đang chữa bệnh tại Singapore.

Bên cạnh đó, ông Dân đồng ý sử dụng lời khai của ông Bắc Hà tại cơ quan công an. Ngoài ra, ông Dân cũng nộp một số giấy tờ thể hiện ông Hà hiện đang điều trị tại Singapore.

13:09
Xét hỏi em trai ông Phạm Công Danh, VKS đề nghị HĐXX xác minh ông Trần Bắc Hà Xét hỏi em trai ông Phạm Công Danh, VKS đề nghị HĐXX xác minh ông Trần Bắc Hà

Sáng 13/1, phiên xử sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi các bị cáo. Đến hôm nay, hàng ...

Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 13/1: VKS đề nghị HĐXX kiểm tra lại quá trình đi chữa bệnh của ông Trần Bắc Hà Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 13/1: VKS đề nghị HĐXX kiểm tra lại quá trình đi chữa bệnh của ông Trần Bắc Hà

Sáng nay (13/1), vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” do ...

13:06
cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 131 luat su tiep tuc xet hoi lam ro khoan vay 4700 ty dong tai bidv

Trong phiên tòa sáng nay (13/1), phiên tòa đã diễn ra với phần xét hỏi của HĐXX và một số luật sư có mặt tại phiên tòa đối với các bị cáo và đại diện ngân hàng CBBank, BIDV.

Đặc biệt, trong phiên tòa sáng nay, luật sư Phan Trung Hoài (luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh- đồng thời bào chữa cho Đinh La Thăng) đã có mặt.

Theo đó, luật sư Hoài hỏi Phạm Công Danh về nhu cầu tăng vốn điều lệ tại ngân tại thời điểm xảy ra khoản vay 4.700 tỷ đồng.

Trả lời luật sư, Phạm Công danh cho biết, ông không hề muốn tăng vốn điều lệ nhưng ngân hàng yêu cầu tăng vốn điều lệ từ 3.000 lên 7.500 không. Lúc đó, chúng tôi đang phải lo lượng chi phí lớn và ngân hàng gặp khó khăn nên muốn giản tiến độ tăng vốn ra nhiều lần. Tuy nhiên NHNN vẫn yêu cầu phải tăng vốn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sai phạm.

Tại tòa, đại diện ngân hàng Xây Dựng cho biết khoản tiền vay BIDV được hòa vào dòng tiền chung, trong đó có khoản trả nợ NHNN 450 tỷ đồng. Khoản 4.500 tỷ đồng vay để tăng vốn điều lệ được trộn chung vào khoản tiền gửi tại VNCB 13.000 tỷ đồng.

Ông Trần Hiệp - nguyên Thành viên HĐQT VNCB, Giám đốc Công ty Phong Hiệp trả lời về việc thay đổi chữ ký trong hồ sơ vay vốn tại BIDV. Theo ông Hiệp, việc thay đổi chữ ký của bị cáo là do ý thức của bị cáo chứ không phải che đậy hành vi. Theo nhận thức, sự thay đổi chữ ký trên hồ sơ dễ dàng có thể nhận ra chứ không phải có gì bất thường khó nhận ra.

Cũng tại phiên tòa, ông Phan Trung Công ( em trai của Phạm Công Danh) cho biết, ông không được HĐTV, BGĐ mời tham gia việc bàn bạc các gói tín dụng. Ông Công chỉ phụ trách bên hành chính nhân sự.

Ngoài ra, ông Công cũng cho rằng, việc anh trai ông (Phạm Công Danh) thành lập nhiều công ty trong đó giám đốc công ty lại là bảo vệ và các công ty này thực ra không hoạt động là do Phạm Công Danh thành lập để làm tốt công việc, nhưng khi thực hiện có những việc không như mong muốn nên mới dẫn tới hậu quả như hôm nay.

Trong phần xét hỏi của luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thy với bị cáo Hoàng Long Hà (nguyên Phó giám đốc BIDV chi nhánh Gia Định) về hành vi bị truy tố liên quan đến công ty Phong Hiệp (1 trong 12 công ty “ma” vay gói 4.700 tỷ đồng từ BIDV), Hà liên tục cho rằng mình không sai phạm để phải đứng trước HĐXX.

Bị cáo này cho rằng việc phê duyệt khoản vay 325 tỷ đồng theo kết luận là vi phạm nhưng bản thân Hà không hề phê duyệt khoản vay này.

“Với hồ sơ chứng từ thiếu chữ ký thì bắt buộc phải có sự phê duyệt của tôi. Chỉ có tôi mới có quyền phê duyệt hồ sơ này nhưng tiền vẫn ra ngân hàng thì tôi không có liên quan đến khoản vay này”, bị cáo Hà nói. Từ đó, bị cáo này đề nghị HĐXX tuyên mình vô tội.

Bị cáo Hà cũng nhắc lại lời xin lỗi của Phan Thành Mai trong phiên xử trước đó dành cho đối tác ở 3 ngân hàng. Bị cáo Hà cho rằng Phan Thành Mai đã biết về trường hợp ông Trần Hiệp nhưng ở vị trí của mình, bị cáo Mai đã không báo khiến Hà và đồng nghiệp phải đứng trước HĐXX ngày hôm nay.

“Tôi muốn nói với anh Phan Thành Mai một câu rằng tôi không chấp nhận lời xin lỗi của anh”, ông Hà nói.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.