Rau sống ngâm nước muối có sạch giun sán?

Nhiều người có thói quen ngâm rau củ trong nước muối, đặc biệt là các loại rau ăn sống và cho rằng việc này giúp loại bỏ giun sán trong rau củ. Tuy nhiên, thực tế liệu có đúng như vậy?
rau song ngam nuoc muoi co sach giun san 5 loại rau không nên nấu chín
rau song ngam nuoc muoi co sach giun san Nguy cơ nhiễm giun sán từ thói quen ăn đồ tươi sống

Rau sống là món ăn rất tốt cho sức khỏe vì rau sống với đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín có tác dụng làm ngon miệng, chống ngán khi ăn các món thịt, cá nhiều dầu, mỡ, hay các món rán, xào, nướng, quay….

rau song ngam nuoc muoi co sach giun san
Kể cả sau 3 lần rửa sạch, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9 - 82,6%.

Theo khuyến cáo của chuyên gia, quan niệm ngâm nước muối có thể loại bỏ chất hóa học chỉ là lời đồn thổi không có căn cứ. Cách làm này hoàn toàn sai lầm, thậm chí còn khiến các hóa chất hóa học nếu có trong rau khó hòa tan trong nước.

Ăn rau sống có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm ký sinh trùng. Nhất là rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định…) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hóa, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính. Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là: giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ.

Theo Vnexpress, các chuyên gia ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) đã lấy ngẫu nhiên 104 mẫu rau thuộc 8 loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất như xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, rau tần ô (cải cúc), rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế...) từ một số chợ để nghiên cứu, làm xét nghiệm. Kết quả, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3 - 100%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 8 mẫu rau sống thường dùng cho thấy, Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9 - 82,6%. Vì vậy, để đảm bảo rau sạch cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau.

Việc ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh. Qua một số thí nghiệm cho thấy trong môi trường thuốc tím, nước muối loãng thì không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần.

rau song ngam nuoc muoi co sach giun san
(Ảnh: printest)

"Đến nay, chưa một dung dịch nào có thể loại trừ hoàn toàn thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản trên các loại rau, củ và các thực phẩm khác. Đối với một số loại thuốc trừ sâu không thẩm thấu tức là chỉ bảo vệ ở bề mặt rau bên ngoài thì có thể loại bỏ hóa chất bằng cách rửa rau dưới vòi nước sạch từ 2 – 3 lần. Riêng đối với những loại thuốc sâu tác dụng lên sâu bệnh theo cơ chế nội hấp (thuốc ngấm vào rau quả, con sâu ăn rau quả đó sẽ chết) thì buộc phải có thời gian cách ly để thuốc phân hủy hết chứ không có cách nào rửa sạch."

PGS.TS Trần Hồng Côn, Giảng viên Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN (ĐH QGHN chia sẻ trên báo Dân trí.

"Dùng nước muối không thể giúp loại trừ dư lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực phẩm trên rau củ. Thậm chí nếu ngâm bằng nước muối quá đặc, trong thời gian dài dễ làm rau bị nát, mất ngon, thậm chí khiến các chất bẩn thẩm thấu ngược lại."

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ trên Zing.

Một số lưu ý để ăn rau xanh đảm bảo an toàn

Khâu chế biến cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.

rau song ngam nuoc muoi co sach giun san
Nên mua rau an toàn, có nguồn gốc rõ ràng để tránh bị ngộ độc do sử dụng các loại hóa chất trong nông nghiệp. (Ảnh: VietQ)

Sử dụng vòi nước máy, dùng nước lạnh tốt hơn. Với các hoa quả hay rau củ mềm thì chà xát nhẹ nửa phút đến một phút, tránh mạnh tay kẻo rau củ bị nát. Những sản phẩm khó cọ thì dùng các loại bàn chải phù hợp để cọ.

Không dùng xà phòng, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng: Các chất này có thể xâm nhập vào sản phẩm. Không có gì có thể đảm bảo các chất này giúp làm cho trái cây và các loại rau sạch hơn cách thức rửa khác.

Hãy chắc chắn rằng sau khi rửa thì rau củ quả sạch sẽ, không còn nếp nhăn và các đường nứt còn sót lại bên ngoài, loại bỏ các phần bị hư hỏng, và lá bên ngoài…

Chú ý không nên ăn sống các loại rau thủy sinh như rau cần, rau muống trồng ở những vùng nước ô nhiễm hay ngập lụt. Những người có bệnh đại tràng không nên ăn rau sống.

rau song ngam nuoc muoi co sach giun san Nguy cơ nhiễm giun sán từ thói quen ăn đồ tươi sống

Không ít người có thói quen hay sở thích ăn đồ sống, tái, chưa chín kĩ. Họ cho đó là cách thưởng thức món ăn "văn ...

rau song ngam nuoc muoi co sach giun san Các bài thuốc chữa bệnh từ rau diếp cá

Rau diếp cá được nhiều người ưa thích và sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, có tác dụng kích thích tiêu hóa, thanh ...

rau song ngam nuoc muoi co sach giun san Người đàn ông bị đỉa chui vào mũi sau khi ăn rau sống

Sau khi xuất hiện các triệu chứng khó thở, ho ra máu và khàn tiếng, anh S. đi khám thì tá hỏa phát hiện một ...

rau song ngam nuoc muoi co sach giun san Hoảng hồn hình ảnh sán khắp cơ thể vì thói quen ăn uống

“Sán cơ nói riêng và các loại sán khác nói chung đa số là do ăn uống nên bị nhiễm, như thói quen ăn tiết ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.