Bạn có thể thấy các vạch màu vàng trên các con đường trải khắp Nhật Bản nhưng dường như không có nhiều người biết được ý nghĩa khác nhau của hai kiểu lát màu vàng này và cũng rất ít người biết được nguồn gốc của chúng.
Đó chính là những vạch đánh dấu dùng cho người khiếm thị. Vạch có sọc dọc có ý nghĩa " Sẽ là an toàn khi đi theo các vạch này" và vạch có các hình tròn có ý nghĩa "Có một cái gì đó cần được chú ý ở đây".
Chúng được nghĩ ra bởi một người đàn ông sống ở tỉnh Okayama, cách đây hơn 60 năm.
Người đàn ông đó là Seiichi Miyake (1926-1982), một nhà phát minh người Nhật Bản.
Ông nổi tiếng với việc phát minh "tấm lát nền xúc giác" (hay "gạch tenji", "khối Tenji", "gạch xúc giác"; tiếng Anh: Tenji block/tactile paving) dành cho người khiếm thị khi họ tham gia giao thông.
Ông bắt đầu xây dựng các khối lát đường từ số tiền mà ông ta có và sau một thời gian kiên trì làm việc thì Hội người mù của thành phố cũng đã cộng tác với ông. Đến tháng 3 năm 1962, những tấm lát dành cho người mù lần đầu tiên được giới thiệu ở trường dành cho người khiếm thị thuộc tỉnh Okayama.
Cùng thời gian chuẩn bị lát vạch trên các vỉa hè và các ngã tư, ông đã đề xuất chọn màu vàng để lát đường và ông cũng đưa ra ý tưởng thiết kế tín hiệu âm thanh gắn ở các ngã tư để người mù và người điếc có thể phân biệt được giữa màu đỏ và màu xanh của đèn hiệu giao thông.
Tin hàng đầu: Seiichi Miyake với viên gạch xúc giác tạo nền tảng giúp thế giới 'vẽ đường' cho người khiếm thị
Ông cũng đã sử dụng hầu hết số tiền tiết kiệm của mình để chế tạo ra các thiết bị tín hiệu trên.
Năm 1965, Seiichi Miyake đã dùng tiền của mình sáng chế ra các tấm lát nền xúc giác (tenji block).
Khối này có hai loại chính, một có những hình tròn nổi và loại còn lại có thanh dọc. Trong đó, khối chấm cho người dùng biết họ đang gặp nguy hiểm; còn khối có thanh dọc có nghĩa là bạn có thể an toàn khi đi tiếp và khối có những hình tròn nổi có nghĩa là bạn cần chú ý.
Hai năm sau, vào ngày 18/3/1967, thành phố Okayama (phía Tây Nhật Bản) là nơi đầu tiên lắp đặt công trình phát minh này dành cho người khiếm thị.
Ở độ tuổi 47, sau một thời gian dài làm việc và đợi chờ trong khắc khoải với ý tưởng của mình, năm 1982, quĩ phúc lợi công cộng mới được hỗ trợ để xây dựng các vạch dành riêng cho người khiếm thị.
Hàng loạt các khối lát đường được làm bởi các cấp chính quyền địa phương trên khắp Nhật Bản và cách đây 3 năm, sau 36 năm ý tưởng của ông đưa ra, mới được Cục tiêu chuẩn đo lường của Nhật Bản chấp nhận.
Seiichi Miyake đã không mong muốn tìm kiếm sự nổi tiếng và những điều may mắn khi phát minh ra những vạch, tín hiệu dành cho người mù và người điếc nhưng cũng thật đáng tiếc là không có ai nhớ đến tên của ông khi đi trên những vạch màu vàng mà chính ông là người đã nghĩ ra đầu tiên.
Ngày 18/3/2019, Google Doodle vinh danh ông khi logo của trang tìm kiếm này được đổi thành những khối màu vàng có chấm nổi và sọc.
Xem thêm: Seiichi Miyake được Google kỷ niệm vì điều gì?
Thời sự 00:06 | 21/05/2019
Thời sự 00:00 | 10/05/2019
Thời sự 00:07 | 01/05/2019
Thời sự 06:03 | 22/04/2019
Thời sự 07:26 | 14/04/2019
Thời sự 00:00 | 12/04/2019
Thời sự 09:20 | 11/04/2019
Thời sự 00:29 | 05/04/2019