Rượu nếp, vải, mận,... 'sốt' dịp tết Đoan Ngọ |
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch. Theo quan niệm của người xưa, trong hệ tiêu hóa của con người thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ sẽ tạo cơ hội cho chúng sinh sản ngày một nhiều và gây tai hại.
Tuy nhiên, việc tiêu diệt chúng không phải thời điểm nào cũng có thể làm được, chỉ có ngày mùng 5/5 âm lịch chúng mới phát triển mạnh nhất. Do đó theo truyền thống, người xưa thường ăn các loại thức ăn có đủ vị cay, ngọt, chua, đắng, nóng để giết "sâu bọ" - những con giun, sán, ký sinh trùng trong cơ thể.
Rượu nếp (cơm rượu nếp) chính là món ăn hoàn hảo hội tụ đầy đủ những hương vị như thế. Người xưa còn cho rằng, khi ăn rượu nếp sẽ làm cho các "chú sâu" trong bụng dễ say rồi chết ngất.
Còn theo khoa học hiện đại, rượu nếp có không ít công dụng tốt cho sức khỏe mà ít người biết tới.
Lợi ích sức khỏe từ món cơm rượu
1. Phòng ngừa ung thư
Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm trồng ở miền Nam nước này và phát hiện chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác.
Anthocyanin chính là chất tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt... Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho rằng chất màu đen này có thể giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN - yếu tố dẫn đến ung thư. Theo UPI, gạo nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.
2. Phòng ngừa tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những người mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp khi ăn cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu.
3. Kích thích tiêu hóa
Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá.
Rượu nếp cẩm kết hợp với sữa chua cũng là một món ăn tốt cho tiêu hóa của trẻ. Cơm rượu nếp chứa lượng cồn rất thấp. Vì vậy, khả năng gây say của cơm rượu gần như không có.
4. Phòng bệnh thiếu sắt
Do trong gạo nếp có lượng sắt rất cao nên có thể phòng được các bệnh về thiếu sắt. Những người đang bị thiếu sắt nếu thường xuyên ăn món này cũng giúp bổ sung sắt cho cơ thể rất tốt.
Lưu ý khi ăn rượu nếp: Tuyệt đối không ăn khi bụng rỗng
Nhiều người truyền tai nhau rằng, khi ngủ dậy ăn ngay một bát nhỏ rượu nếp... thì sâu bọ mới dễ chết. Nhưng theo các chuyên gia, việc mới ngủ dậy, hay khi bụng đói mà ăn rượu nếp ngay lập tức không hề tốt cho sức khỏe.
Bởi sau một đêm dài, bụng bạn hoàn toàn trống rỗng, việc ăn thực phẩm giàu tính axit như rượu nếp sẽ khiến dạ dày dễ kích thích, dẫn đến viêm loét hơn.
Hơn nữa, rượu nếp có hàm lượng calo không cao nên không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết để duy trì sự trao đổi chất bình thường của cơ thể vào buổi sáng. Do đó, bạn có thể ăn sáng xong rồi thưởng thức những món đồ này cũng vẫn chưa muộn!
Người Hà Nội nhộn nhịp sắm Tết Đoan Ngọ, rượu nếp cẩm hút khách
'Giết sâu bọ' từ sáng sớm, người Hà Nội nhộn nhịp sắm Tết Đoan Ngọ |
Cơm rượu, bánh tro 'cháy hàng' trong dịp Tết Đoan Ngọ 2018
Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ (Mùng 5/5 Âm lịch) hay còn gọi là tết giết sâu bọ, nên ngay từ sáng sớm các ... |
World Cup không rượu, thịt nướng và không biểu tình hay tham quan…
Nhằm ngăn chặn tái diễn những hình ảnh xuất từng xuất hiện ở các giải đấu trước, chính phủ Nga đã thực hiện một loạt ... |
Cần biết 11:08 | 10/06/2024
Cần biết 17:31 | 08/06/2024
Tiêu dùng 11:59 | 07/06/2019
Kinh doanh 08:40 | 07/06/2019
Lối sống 06:00 | 07/06/2019
Lối sống 20:30 | 06/06/2019
Lối sống 19:30 | 06/06/2019
Lối sống 16:15 | 06/06/2019