Thêm bệnh nhân tử vong sau truyền nước tại phòng khám tư

Bệnh nhân Nguyễn Xuân Thắng trú tại Cao Viên (Thanh Oai, Hà Nội) bị sốt cao, đau đầu nên đã đến phòng khám tư nhân để truyền nước và tiêm thuốc nhưng sau đó tử vong.

Cụ thể, theo thông tin bạn đọc cung cấp, khoảng 5h30 ngày 3/4/2019, anh Nguyễn Xuân Thắng (sinh năm 1970) bị đau đầu, sốt cao nên đã đến Phòng khám Đa khoa Bác sĩ Tú (Cao Viên, Thanh Oai) để khám.

Sau khi được bác sĩ Tú (Lê Hoàng Tú, PGĐ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông - PV) truyền hết 2 chai nước và tiêm hai mũi thuốc kháng sinh anh Thắng có biểu hiện khó thở, tím tái.

Bác sĩ Tú đã gọi cho người nhà đến để đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (BVĐK Hà Đông), rồi được chuyển sang Bệnh viện Quân y 103, đến sáng hôm sau thì tử vong.

Thêm bệnh nhân tử vong sau truyền nước tại phòng khám tư - Ảnh 1.

Phòng khám bác sĩ Tú chỉ là phòng khám nội khoa. (Ảnh: Long Vân)

Anh Nguyễn Văn Mạnh, là người trực tiếp đưa bệnh nhân Thắng đi cấp cứu cho biết, khi ở phòng khám đi ra anh Thắng có biểu hiện khó thở. Sau đó, khi lên taxi đi cấp cứu vẫn biết nhưng chỉ nói chuyện thều thào. Khi đến cấp cứu tại Bệnh viện ĐK Hà Đông, chờ làm các xét nghiệm, anh Thắng phải ngồi mới thở ôxi được, rồi xỉu dần.

Trao đổi với PV, BS Lê Hoàng Tú, PGĐ BVĐK Hà Đông xác nhận, ông là người trực tiếp truyền nước và tiêm thuốc kháng sinh cho bệnh nhân Thắng.

“Anh Thắng tự đi đến khám tại phòng khám đã bị sốt cao khoảng 40oC từ 4,5 ngày trước, có biểu hiện đau, tức ngực, triệu chứng của viêm phổi, tràn dịch màng phổi. Xét nghiệm bạch cầu cao, ho khạc ra máu, trong khi huyết áp thấp nên tôi đã chủ động điều trị ban đầu.

Sau khi tiêm kháng sinh bệnh nhân đi lại được. Đến khoảng 20 giờ thì tôi không điều trị nữa và gọi cho vợ bệnh nhân khuyên đưa bệnh nhân ra cấp cứu tại BVĐK Hà Đông”, BS Tú cho biết.

Theo bà Nguyễn Thị Cương, Trưởng phòng KHTH – BVĐK Hà Đông, bệnh nhân Nguyễn Xuân Thắng nhập viện lúc 22h07 trong tình trạng đau ngực, khó thở, có biểu hiện tràn dịch màng phổi. 23 giờ bệnh nhân được chuyển sang Khoa Tim mạch làm các xét nghiệm máu, điện tim… bệnh nhân được chuẩn đoán bị suy tim do nhồi máu cơ tim.

Tổng thời gian ở tại bệnh viện để làm các xét nghiệm chỉ trong khoảng 2 tiếng. Sau đó được chuyển đến Bệnh viện Quân y 103.

Ngoài ra, bà Nguyễn Thu Phương, cán bộ Phòng Y tế Thanh Oai cho biết, phòng khám bác sĩ Tú là phòng khám nội khoa, có thêm chứng chỉ chuẩn đoán hình ảnh từ năm 2016. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận thực tế phòng khám này trưng biển: Phòng khám đa khoa, có thêm siêu âm, nội soi tai mũi họng, chữa đau lưng, khớp và có cả khám… sản phụ khoa.

Trước đó Tiền Phong đã đưa tin, một bệnh nhân nữ Phạm Thị H,(SN 1986) đến khám tại Phòng khám chuyên khoa Nội Kết Châu, địa chỉ Số 21 hẻm 35/69/95 phố Khương Hạ, phường Khương Đình do ông Dương Văn Kết (nguyên Phó trưởng khoa Nội, Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, đã nghỉ hưu 5 năm) phụ trách.

Sau khi chuẩn đoán bệnh nhân bi suy nhược cơ thể, ông Kết đã truyền 1 chai Natri Clorid 0,9% (500 ml) và một chai Alvesin 40 (250 ml). Trong khi truyền bệnh nhân có biểu hiện ngứa ngày nên ông Kết tiêm 22 ông Adrenalin.

Tuy nhiên sau đó, Bệnh nhân tím tái và ngừng thở, ngừng tim vào hồi 20 giờ 30 phút ngày 7/4 tại phòng khám. Sáng 8/4, Sở Y tế Hà Nội đã thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của Phòng này.


chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.