Thêm New Zealand phong tỏa toàn quốc đối phó với Covid-19 từ hôm nay

New Zealand ban bố tình trạng khẩn cấp về sự lây lan của Covid-19. Lệnh phong tỏa toàn quốc bắt đầu từ hôm nay (25/3). Các trường học và việc kinh doanh không thiết yếu phải đóng cửa; chỉ siêu thị, nhà thuốc và các dịch vụ thiết yếu khác được mở.
New Zealand phong tỏa toàn quốc chủ động đối phó với Covid-19 - Ảnh 1.

Vắng vẻ ở Auckland trong ngày 25/3. (Ảnh: Nhiếp ảnh gia Phil Walter/Getty Images).

New Zealand tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, trao cho chính phủ các quyền hạn bổ sung để thực hiện phong tỏa toàn quốc. Bắt đầu từ nửa đêm thứ Tư (25/3), ngoại trừ những người làm các công việc dịch vụ thiết yếu, tất cả mọi người dân sẽ được yêu cầu ở nhà. Người dân có thể ra ngoài với các thành viên khác trong gia đình nhưng phải giữ khoảng cách hai mét với người xung quanh, để hạn chế sự lây lan của virus.

Thủ tướng Jacinda Ardern nói: "Không giống như nhiều quốc gia đang gặp phải các vấn đề nghiêm trọng vì dịch bệnh, chúng ta có một khoảng thời gian để thừa dịp ở trong nhà, loại bỏ khả năng lây lan của dịch bệnh và tự bảo vệ mình. Chúng ta đang chuyển sang giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, bằng việc phản ứng từ sớm, để không quá tải bệnh viện, không có tử vong. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta nên tự mãn, chúng ta cần phải thực hiện cách li một cách nghiêm túc".

Theo số liệu trên trang Worldometers, quốc gia Nam Thái Bình Dương này đã ghi nhận tổng số ca nhiễm Covid-19 là 205, phần lớn trong số đó từ việc đi du lịch quốc tế, nhưng đất nước này cũng bắt đầu phát hiện ra dấu hiệu đầu tiên của sự lây nhiễm chéo trong cộng đồng.

Việc phong tỏa toàn quốc của New Zealand có hiệu lực trong 4 tuần. Tất cả các trường học và việc kinh doanh không thiết yếu phải đóng cửa. Chỉ có các siêu thị, nhà thuốc và các dịch vụ thiết yếu hoạt động, tuy nhiên nhiều địa điểm được yêu cầu phải giới hạn số lượng khách hàng ra vào cùng một lúc.

Các biện pháp chưa từng có này đã khiến người dân đổ xô đi mua hàng trong cơn hoảng loạn. Một chuỗi siêu thị cho biết họ đã bán hết số lương thực trong một ngày có khả năng nuôi sống 10 triệu người - gấp đôi dân số tại New Zealand hiện giờ.

Trong khi đó, một bộ phận người đi du lịch cảm thấy tức giận vì không thể đặt vé lên phà và máy bay để trở về nhà. Chính phủ phải nới lỏng thời gian bắt đầu thực hiện phong tỏa với riêng những người đang cố gắng về nước cho đến nửa đêm thứ Sáu. New Zealand cũng đã kêu gọi hàng chục ngàn người dân đang đi nghỉ ở nước ngoài ở yên vị trí.

New Zealand cũng buộc phải quyết định xem những doanh nghiệp nào cần hoạt động, để giảm thiểu sự gián đoạn của kinh tế. 

Các nhà kinh tế dự đoán sẽ có tới hàng ngàn người bị mất việc, ngay cả khi chính phủ công bố các gói chi tiêu khổng lồ để giữ cho các công ty hoạt động. Ngân hàng trung ương đã đưa ra kế hoạch để giữ cho lãi suất ở mức thấp.

Thủ tướng Ardern cho biết đây mới là lần thứ hai trong lịch sử New Zealand, chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia - lần đầu tiên là sau trận động đất kinh hoàng ở thành phố Christchurch thuộc Đảo Nam vào năm 2011, đã giết chết 185 người.

New Zealand ban cho chính phủ quyền lực để thực thi sự tuân thủ của công chúng với các quy định khẩn cấp. Các quy định này bao gồm quyền hạn trưng dụng đối với các hàng hóa thiết yếu như nhiên liệu, đóng cửa hoạt động đường phố và dừng một số hoạt động nhất định, cấm hoặc đưa ra các quy định về giao thông...


chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.