Ngày 27/4, tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ khánh thành cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Tuyến đường dài 51 km, rộng 16 m, gồm 4 làn xe. Hiện cao tốc chưa có làn khẩn cấp, mỗi chiều bố trí 6 điểm dừng khẩn cấp. Giai đoạn mở rộng sau này, cao tốc sẽ nâng lên 6 làn gồm hai làn dừng khẩn cấp hai bên.
Cao tốc đi qua 5 huyện của Tiền Giang, điểm đầu tuyến đường tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối cao tốc TP HCM – Trung Lương), điểm cuối tại nút giao với quốc lộ 30.
Công trình giúp giảm tải cho quốc lộ 1A, rút ngắn thời gian di chuyển từ các tỉnh miền Tây đi TP HCM và ngược lại từ 3 tiếng còn 1 tiếng 45 phút.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được khởi công từ năm 2009, dự kiến hoàn thành vào năm 2013 với tổng vốn đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhà đầu tư thiếu năng lực, dự án bị đình trệ. Sau nhiều lần thay đổi chủ đầu tư và đổi cơ quan quản lý dự án từ Bộ Giao thông vận tải về UBND Tiền Giang, vốn dự án được điều chỉnh còn hơn 12.600 tỷ đồng.
Vào đầu năm nay, cao tốc thông xe kỹ thuật. Đợt cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần vừa qua, cao tốc cho ô tô vào chạy hơn hai tuần nhằm giảm tải cho quốc lộ 1, sau đó đóng từ 11/2 để hoàn thiện các hạng mục còn lại.
Công trình có chiều dài gần 1,5 km, phần cầu chính dài 886 m với 6 làn xe. Cầu có trụ tháp chính được thiết kế để lắp dây văng cao 113 m.
Điểm đầu tại giao lộ Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn (quận 1), điểm cuối kết nối vào đường Trần Bạch Đằng (tuyến R1, TP Thủ Đức).
Cầu có có nhánh chính nối thẳng xuống đường Tôn Đức Thắng (quận 1) dài 437 m gồm 4 làn xe vượt qua nút giao Nguyễn Hữu Cảnh - Lê Thánh Tôn và kết nối nút giao Lê Duẩn - Tôn Đức Thắng.
Nhánh N1 nối từ đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ vòng xoay Mê Linh lên cầu) dài hơn 190 m với hướng uốn cong men theo bờ sông Sài Gòn. Nhánh N2 dài hơn 192 m, kết nối từ TP Thủ Đức qua quận 1, kéo dài tới nút giao Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn.
Cầu Thủ Thiêm 2 hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ góp phần giải tỏa áp lực giao thông khu vực trung tâm, giảm ùn tắc khu vực đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh, cầu Sài Gòn và hầm Thủ Thiêm.
Năm 2015, Cầu Thủ Thiêm 2 được khởi công với tổng vốn đầu tư hơn 3.100 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau ba năm xây dựng. Tuy nhiên, do vướng mắc về vốn và giải phóng mặt bằng nên trễ tiến độ hơn 4 năm so với kế hoạch ban đầu.
Sáng 26/4, tại TP Thuận An, tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ động thổ dự án BOT nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13.
Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 từ cổng chào Vĩnh Phú (TP Thuận An) đến nút giao Lê Hồng Phong (TP Thủ Dầu Một) dài 12,7 km, kinh phí đầu tư trên 1.300 tỷ đồng. Tuyến đường sẽ mở rộng về bên phải hai làn xe lên 64 m (nâng từ 6 làn xe lên 8 làn xe). Bề mặt đường rộng từ 39,5 đến 40,5 m.
Tuyến quốc lộ 13 được mở rộng thêm hai làn xe lên 8 làn. (Ảnh: Hoàng Huy).
Ngoài ra, dự án còn được đầu tư hệ thống thoát nước dọc kết hợp chiếu sáng hai bên đường đoạn từ Bến Cát đến Bàu Bàng (cầu Tham Rớt), giáp ranh với tỉnh Bình Phước.
Để phát huy tối đa lợi thế của trục đường quốc lộ 13, nhiều dự án giao thông khác cũng sẽ được triển khai liên thông với tuyến này, tạo ra hành lang vận chuyển thông thoáng. Trong đó có dự án đường vành đai 3 được nối giao với đoạn quốc lộ 13 đầu tiên được mở rộng (từ nút giao Đại lộ Tự Do đến đường Lê Hồng Phong).
Bên cạnh đó là dự án cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (Bình Phước) dự kiến có điểm đầu tại nút giao ĐT743 với đường Mỹ Phước - Tân Vạn, điểm cuối giao với quốc lộ 14 tại Chơn Thành và có các đoạn tuyến nối cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành với nút giao Gò Dưa (vành đai 2 TP HCM).
Sáng 25/4, tại phiên họp giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn TP Hà Nội, một số đại biểu đặt câu hỏi nguyên nhân dự án Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa được phê duyệt từ 2001, đến nay hơn 20 năm vẫn chậm triển khai.
Về vấn đề này, lãnh đạo quận Đống Đa cho biết dự án Công viên Đống Đa có từ năm 1998, có quyết định thu hồi đất tại ba phường, trong quá trình giải phóng mặt bằng đã giải phóng 132 hộ với diện tích trên 9.000 m2 và khoảng 10.000 m2 tại khu bãi đất lấn chiếm. Sau khi giải phóng mặt bằng, quận đã sử dụng một một phần đất xây trạm điện, sân bóng, trường học…
Thiết kế kiến trúc cảnh quan dự án Công viên Đống Đa. (Nguồn: canhquan.net).
Năm 2007, Hà Nội có văn bản giao Công ty BRG đề xuất lập quy hoạch, đầu tư xây dựng công viên văn hoá, tuy nhiên, từ đó đến nay, chưa thực hiện. Khó khăn vướng mắc chính là về giải phóng mặt bằng, về chế độ chính sách tái định cư, giá đền bù chưa thoả đáng.
Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc, dự án Công viên văn hoá Đống Đa đã có khoảng 20 năm nhưng chưa triển khai, khó khăn vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.
“Với quỹ đất 8,5 ha của giai đoạn 1 của Công viên Đống Đa, việc giải phóng mặt bằng mới triển khai được 1,9 ha. Đây là vướng mắc giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương trong quá trình triển khai vừa qua” đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc cho hay.
Các đại biểu cũng đề nghị cho biết nguyên nhân chậm triển khai một số dự án công viên lớn khác trên địa bàn.
Theo đại diện Sở Quy hoạch Kiến Trúc, Công viên Hello Kitty cũng đã được duyệt quy hoạch, hiện chủ yếu vướng mắc về việc giao chủ đầu tư.
Khu đất thực hiện dự án Công viên Hello Kitty. (Ảnh: Zing).
Về công tác quản lý vườn hoa Ngọc Lâm, lãnh đạo UBND quận Long Biên cho hay, năm 2016, theo phân cấp dự án này được Thành phố giao về Sở Xây dựng quản lý, Công ty Công viên cây xanh duy tu duy trì. Sau khi có điều chỉnh phân cấp, UBND quận tiếp nhận nguyên trạng từ Sở Xây dựng và các đơn vị từ tháng 1/2022.
Sau đó, quận đã đưa dự án vào cải tạo chỉnh trang, để tháng 6/2022, trình HĐND quận. Dự kiến, dự án sẽ được quận cải tạo lại toàn bộ và quý I/2023, vườn hoa sẽ quay lại phục vụ vui chơi giải trí của nhân dân. UBND quận cũng đã giao Trung tâm Phát triển quỹ đất quận cùng UBND phường Ngọc Lâm xử lý các vấn đề tồn tại trước ngày 30/4.
Chiều 27/4, tại tỉnh Đồng Nai, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã thị sát công trường thi công sân bay Long Thành. Phó Thủ tướng nêu rõ, phải đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị để cuối năm nay phải khởi công nhà ga và đường băng.
Đến hết ngày 24/4/2022, nhà thầu đã huy động 1.211 nhân sự triển khai dự án. Bố trí hơn 907 đầu máy, trang thiết bị thi công, tiếp tục tổ chức thi công thành 32 dây chuyền. Tuy nhiên, hiện trạng thiếu mặt bằng tại các khu đắp, lu lèn, đắp đất dự trữ vẫn còn hiện hữu.
San nền tại dự án sân bay Long Thành. (Nguồn: baochinhphu.vn).
Năm 2022, dự kiến ACV sẽ giải ngân khoảng 8.500 tỷ đồng cho Dự án thành phần 3. Giá trị giải ngân sẽ tăng dần lên 20.000 tỷ đồng vào năm 2023, khi tất cả các hạng mục đều được triển khai thi công đồng loạt, và đạt giá trị lớn nhất vào năm 2024-2025, dự kiến trên 25.000 tỷ đồng.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, đến nay, tỉnh đã bàn giao mặt bằng với tổng diện tích 2.184 ha/2.532 ha, đạt hơn 86%. Phần diện tích 347,28 ha còn lại thuộc giai đoạn 1, tỉnh dự kiến bàn giao trong tháng 5/2022.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, thiết kế nhà gà, đường băng hiện nay đạt 60-70%, đến tháng 7/2022 có thể xong thiết kế, để đến tháng 10 có thể khởi công nhà ga, tháng 12 khởi công đường băng, đến 30/6 phải bàn giao toàn bộ mặt bằng cho dự án.
Chiều 28/4, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội.
Theo quy hoạch, vành đai 4 vùng Thủ đô có chiều dài 103 km, quy mô 6 làn xe, có điểm đầu là cao tốc Nội Bài - Lào Cai và điểm cuối là cao tốc Nội Bài - Hạ Long.
TP Hà Nội đề xuất Quốc hội cho đầu tư công kết hợp với đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP với các điều kiện thuận lợi về giao thông, kết nối mức độ phục vụ, các chi phí tiết kiệm về nhiên liệu, thời gian.
Theo TP Hà Nội, kêu gọi đầu tư PPP sẽ là lựa chọn tốt và công bằng đối với người sử dụng dịch vụ. Ngoài ra dự án đi qua các khu vực nhiều tiềm năng phát triển đô thị, công nghiệp với quỹ đất rộng lớn sẽ là điều phù hợp trong điều kiện vốn ngân sách nhà nước còn hạn chế.
Nếu triển khai dự án theo hình thức đầu tư công, dự án vành đai 4 với quy mô phân kỳ cần bố trí khoảng hơn 83.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, nếu triển khai đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư PPP (dự kiến thu hút được hơn 29.000 tỷ đồng từ nguồn vốn của nhà đầu tư, giảm kinh phí, vận hành, khai thác).
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 3/2017, tỉnh Nam Định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi vào tháng 7/2017, dài 46 km qua hai huyện Ý Yên và Nghĩa Hưng, tổng mức đầu tư hơn 5.326 tỷ đồng.
Công trình được phân kỳ đầu tư thành hai giai đoạn; trong đó giai đoạn I đầu tư xây dựng đoạn từ khu vực nút giao Cao Bồ đến tỉnh lộ 490C (Km00+00 - Km23+200) mỗi bên một làn xe cơ giới; đoạn từ đường đầu cầu Thịnh Long đến Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (Km36+400 - Km46+00) đầu tư mỗi bên hai làn xe cơ giới; đoạn đi trùng đường tỉnh 490C (Km23+200 - Km36+400) tận dụng đường hiện tại.
Tháng 12/2021, giai đoạn I của dự án đã hoàn thành. Giai đoạn II của dự án có thời gian thực hiện hợp đồng 42 tháng và sẽ hoàn thành toàn tuyến theo quy mô dự án gồm: Nâng cấp, mở rộng đoạn đi trùng tỉnh lộ 490C, mở thêm một làn xe cơ giới mỗi bên đối với các đoạn đã đầu tư trong giai đoạn I và xây dựng cầu Đống Cao nối liền hai huyện Ý Yên và Nghĩa Hưng, kết nối giao thông hai bờ sông Đào.
Dự án đi qua địa bàn các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và TP Đông Hà với tổng chiều dài khoảng 55 km, trong đó đầu tư giai đoạn 1 là 48km, bao gồm hai đoạn.
Đoạn 1 từ ranh giới với tỉnh Quảng Bình đến phía bắc cầu Cửa Việt dài 36 km (chưa đầu tư đoạn đoạn qua khu vực cầu Cửa Tùng và đoạn tuyến qua cầu Cửa Việt).
Đoạn 2 nối đường ven biển với trung tâm TP Đông Hà (quốc lộ 1A đoạn qua bến xe Đông Hà) dài 12 km.
Trên toàn tuyến dự án có 6 cầu xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực.
Dự án đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông Tây, tỉnh Quảng Trị có tổng mức đầu tư là 2.060 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là hơn 1.643 tỷ đồng và ngân sách tỉnh là hơn 416,3 tỷ đồng.
Dự án đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông Tây, tỉnh Quảng Trị - giai đoạn 1 sẽ tạo ra trục giao thông kết nối liên vùng, trong đó cùng với hệ thống quốc lộ 1, đường cao tốc Bắc Nam, đường ven biển sẽ là hệ thống giao thông liên tỉnh để phát triển kinh tế, tạo ra liên kết vùng về phát triển kinh tế biển.
Công trình cũng sẽ tạo ra quỹ đất rộng lớn để từng bước hình thành các khu đô thị, khu du lịch - dịch vụ bờ biển, hình thành các nguồn lực mới để tỉnh Quảng Trị phát triển kinh tế biển.
Ngày 25/4, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khởi công tuyến đường kết nối với đường ven biển (ĐT.639) trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, dài khoảng 7 km, vận tốc thiết kế 80 km/h.
Dự án có điểm đầu giao với đường ĐT.638 tại km19+291 (phường Hoài Thanh Tây), điểm cuối giao với đường ven biển ĐT.639 tại km99+206 (phường Tam Quan Nam).
Trên tuyến đường xây dựng mới 5 cầu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực với tổng chiều dài các cầu là 257 m.
Tuyến đường kết nối với đường ven biển (ĐT.639) có vốn đầu tư 705 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 400 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách địa phương. Dự kiến thi công xây dựng trong thời gian 24 tháng.
Cùng ngày, UBND tỉnh Bình Định tổ chức khánh thành, đưa vào sử dụng tuyến đường ven biển (ĐT.639), đoạn từ cầu Lại Giang đến cầu Thiện Chánh với tổng vốn đàu tư 533 tỷ đồng.
Điểm đầu tuyến từ phía Bắc cầu Lại Giang thuộc phường Hoài Hương, còn điểm cuối là cầu Thiện Chánh thuộc phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn. Tổng chiều dài xây dựng tuyến đường là 9,57 km, vận tốc thiết kế 80km/h, nền đường rộng 12m; mặt đường bê tông nhựa rộng 11 m bố trí 4 làn xe.
Quy hoạch 14:11 | 16/01/2025
Quy hoạch 13:58 | 06/01/2025
Quy hoạch 07:00 | 04/01/2025
Quy hoạch 19:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 13:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 07:00 | 21/12/2024
Quy hoạch 07:00 | 14/12/2024
Quy hoạch 12:04 | 07/12/2024