Tik Tok bị kiện đánh cắp thông tin người dùng gởi cho máy chủ tại Trung Quốc

Vẫn còn nghi vấn xung quanh việc Tik Tok bị kiện khi ứng dụng trên 1 tỉ lượt tải này đang bị bí mật khai thác thông tin của người dùng.

Có lẽ người dùng mạng xã hội không còn xa lạ với Tik Tok khi tính đến tháng 11 năm nay, ứng dụng này đã vượt 1,5 tỉ lượt tải xuống trên toàn cầu.

Theo thông tin từ trang CNET, Misty Hong, sinh viên đại học và công dân của Palo Alto (California), đã kiện Tik Tok đánh cắp thông tin cá nhân của mình và gởi về máy chủ tại Trung Quốc.

Trong văn bản kiện, cô Hong kể đã cài đặt ứng dụng này vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm 2019 nhưng chỉ để xem video mà không tạo account.

Vài tháng sau đó, cô phát hiện Tik Tok đã tự động tạo tài khoản cho mình, Hong đã thử tạo 5 hoặc 6 video trên ứng dụng nhưng không save hoặc đăng tải.

TikTok-bi-kien-danh-cap-thong-tin-nguoi-dung-goi-cho-may-chu-tai-Trung-Quoc 1

Nhiều bạn trẻ Việt Nam sử dụng Tik Tok. (Ảnh minh họa: Dân Trí).

Văn bản kiện cáo buộc Tik Tok đã bí mật ăn cắp những đoạn clip này và thông tin của cô rồi gởi về cho các server đặt tại Trung Quốc.

Tik Tok bị tố là đã đánh cắp số điện thoại, danh bạ, địa chỉ email, địa chỉ IP, vị trí định vị và nhiều thông tin quan trọng khác…

Theo thông tin từ trang Fox Business, tài khoản mà Tik Tok tự tạo chứa quá nhiều thông tin quan trọng của Hong bao gồm cả sinh trắc học được cho là thu thập từ các video đã tạo trước đây. Đây là lý do khiến cô nghi ngờ và quyết định khởi tố Tik Tok.

Theo thông tin từ trang Reuters, Tik Tok sẽ chuyển thông tin người dùng về 2 server ở Trung Quốc là bugly.qq.com và umeng.com.

Bugly thuộc quyền sở hữu của Tencent, tập đoàn phần mềm di động lớn nhất của Trung Quốc. Tập đoàn này hiện đang sở hữu mạng xã hội WeChat và tựa game Esport đình đám Liên Quân Mobile ở Việt Nam. Umeng là một phần của tập đoàn thương mại khổng lồ Alibaba Group.

TikTok-bi-kien-danh-cap-thong-tin-nguoi-dung-goi-cho-may-chu-tai-Trung-Quoc-crop

Vẫn còn nghi vấn xung quanh việc Tik Tok bị kiện. (Ảnh minh họa: Reuters).

Văn bản cáo buộc các đoạn code của Baidu (tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc) và Igexin (dịch vụ quảng cáo của Trung Quốc) được nhúng trong ứng dụng Tik Tok để đánh cắp thông tin. 

Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu bảo mật đã phát hiện ra các đoạn mã này cho phép lập trình viên cài spyware vào điện thoại của người dùng.

Tuy nhiên, các tài liệu pháp lý lại không thể cung cấp bằng chứng về việc đánh cắp dữ liệu hoặc sự tồn tại của các đoạn code của Baidu hoặc Igexin trong ứng dụng.

Sự việc vẫn chưa ngã ngũ khi mà Tik Tok im hơi lặng tiếng trước cáo buộc, chỉ khẳng định họ lưu toàn bộ thông tin người dùng Mỹ trong server chính đặt tại Mỹ và server dự phòng đặt tại Singapore.

Mặt khác, Hong và đại diện pháp lý của cô vẫn chưa đưa ra lời bình luận nào về việc giấy tờ pháp lí đang chống lại họ.

chọn
Hình ảnh cầu Liêm Chính giai đoạn 2 ở TP Phủ Lý đang xây dựng
Theo kế hoạch đến tháng 7/2025, dự án cầu Liêm Chính giai đoạn II ở TP Phủ Lý, Hà Nam sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.