Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 13/1: 'Tôi không chấp nhận lời xin lỗi này'

Ngày 13/1, TAND TP HCM tiếp tục đưa Phạm Công Danh, Trầm Bê và đồng phạm ra xét xử về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” với phần xét hỏi để làm rõ khoản vay 4.700 tỷ đồng tại BIDV.
toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 131 nguyen pho giam doc bidv chi nhanh gia dinh khong chap nhan loi xin loi cua nguyen tong giam
Phạm Công Danh tại tòa ngày 13/1. Ảnh: Ngọc Hoa

“Tôi không chấp nhận lời xin lỗi này!”

Trong phiên tòa sáng 13/1, HĐXX tiếp tục làm rõ khoản vay 4.700 tỷ đồng mà Phạm Công Danh và đồng phạm đã vay tại BIDV bằng tiền bảo đảm của VNCB.

toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 131 nguyen pho giam doc bidv chi nhanh gia dinh khong chap nhan loi xin loi cua nguyen tong giam
Ông Trung- em trai Phạm Công Danh. Ảnh: Ngọc Hoa

Theo đó, HĐXX triệu tập em trai của Phạm Công Danh là ông Phạm Công Trung (PGĐ VNCB) đến tòa để làm rõ một số vấn đề.

Trả lời trước HĐXX, ông Trung cho biết, ông không được HĐTV và BGĐ mời tham gia các cuộc họp liên quan đến gói tín dụng 4.700 tỷ tại BIDV. Ngoài ra, ông Trung cũng không được tham gia bất kì hoạt động gì liên quan đến các gói tín dụng. Tại VNCB, ông Trung chỉ phụ trách bên hành chính nhân sự.

Trong quá trình làm Phó GĐ ngân hàng VNCB, ông không biết một số nhân viên Thiên Thanh là lái xe, bảo vệ làm giám đốc 12 công ty con của Thiên Thanh. Ông nói rằng, ông rất có niềm tin vào anh trai mình (Phạm Công Danh) nên ông nghĩ, việc ông Danh thành lập các công ty là để làm tốt công việc, nhưng khi thực hiện có những việc không như mong muốn nên mới dẫn tới hậu quả như hôm nay.

Tham gia phần xét hỏi, ông Lê Trung Kiên (nguyên PGĐ VNCB Chi nhánh Sài Gòn) khai, ông đã hỗ trợ Mai Hữu Khương lập các hợp đồng mua bán VLXD đầu ra giữa 12 công ty đứng tên hồ sơ vay vốn BIDV.

Về các số liệu công ty, doanh nghiệp và số lượng cung cấp VLXD, hợp đồng mẫu đầu ra, ông Kiên khai rằng đều do Khương cung cấp. Từ đó, ông căn cứ vào những tài liệu này để soạn hợp đồng rồi mang 3 hồ sơ qua BIDV Bến Thành.

Trước khi về VNCB làm việc, ông Kiên là nhân viên tổ ngân hàng Tập đoàn Thiên Thanh, là thuộc cấp của Khương, là người làm công ăn lương nên ông chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên.

Lần đầu tiên có mặt tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, giai đoạn 2, luật sư Phan Trung Hoài (luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh) đã gửi lời cảm ơn đến HĐXX và bị cáo Danh về việc ông đã vắng mặt trong các phiên tòa trước.

Tham gia xét hỏi để làm rõ khoản vay 4.700 tỷ đồng, luật sư Hoài hỏi đại diện ngân hàng xây dựng về số tiền điều lệ 4.500 tỷ đồng tại VNCB.

Trả lời luật sư Hoài, đại diện ngân hàng xây dựng cho biết khoản tiền vay BIDV được hòa vào dòng tiền chung, trong đó có khoản trả nợ NHNN 450 tỷ đồng. Khoản 4.500 tỷ đồng vay để tăng vốn điều lệ được trộn chung vào khoản tiền gửi tại VNCB 13.000 tỷ đồng.

Luật sư hỏi bị cáo Danh về việc khi đứng trước yêu cầu tăng vốn điều lệ từ 3.000 lên 7.500 tỷ, nếu được NHNN chấp thuận và thực tế sở kế hoạch đầu tư của Long An đã cấp giấy đăng ký kinh doanh thì sẽ giúp ngân hàng thời điểm đó như thế nào?

Ông Danh cho biết, mục đích tăng vốn ông đã trình bày, giai đoạn đó, tất cả những người trong cuộc họp không muốn tăng vốn. Ông Danh bị áp lực vì chăm sóc khách hàng, ông không muốn tăng vốn và đã mong NHNN giãn tiến độ nhưng không được.

Tiếp tục phiên tòa, bị cáo Hoàng Long Hà (nguyên PGĐ BIDV Chi nhánh Gia Định, nay là Giám đốc BIDV Chi nhánh Tây Đô) cho rằng, lý do ông và các đồng nghiệp bị truy tố trong vụ án xuất phát từ công ty Phong Hiệp, là 1 trong 12 công ty mà BIDV Gia Định tiếp nhận từ BIDV hội sở do phía VNCB giới thiệu.

Theo bị cáo Hà, hồ sơ vay vốn của các công ty này cơ bản giống nhau, nhưng có 1 điểm khác nhau duy nhất là ông Trần Hiệp vừa là giám đốc công ty Phong Hiệp, vừa là Thành Viên HĐQT VNCB, trong khi tài sản bảo đảm lại là tiền của VNCB.

Đồng thời, bị cáo Hà cho biết, việc phê duyệt khoản vay 325 tỷ là nguyên nhân chính khiến bị cáo bị khởi tố, vi phạm thông tư 28 của Ngân hàng Nhà nước.

“Tôi không phê duyệt khoản vay này. Vì hồ sơ khoản vay này đang ở ngân hàng, không phê duyệt thì không thể hiện vai trò giữa tôi với ông Trần Hiệp”, Hà trình bày.

Khẳng định tại phiên tòa, bị cáo Hà nói rằng, bị cáo và các đồng nghiệp không hề vi phạm việc ký hợp đồng cho vay tín dụng, không cố ý làm trái quy định nhà nước nên không phải là đồng phạm của Phạm Công Danh. Nguyên nhân chính xuất phát từ ông Trần Hiệp.

“Theo bị cáo, cố ý làm trái là biết mà làm thì mới là cố ý làm trái. Điều này cơ bản sai phạm là do ông Trần Hiệp, nếu ông Hiệp không xuất hiện thì chúng tôi không bị khởi tố như ngày hôm nay”, Hà trình bày.

Bên cạnh đó, khi nhắc đến Phan Thành Mai, bị cáo Hiệp tỏ ra khá gay gắt: “Tôi xin nói với ông Phan Thành Mai, trường hợp của ông Trần Hiệp đối với Mai thì quá dễ dàng xử lý, nhưng Mai lại không báo cho chúng tôi biết. Hôm qua ông Mai có gửi lời xin lỗi đến chúng tôi, riêng tôi, tôi không chấp nhận lời xin lỗi này”.

Trước đó, trong phiên tòa ngày 12/1, khi trả lời tại tòa, bị cáo Phan Thành Mai đã gửi lời xin lỗ đến những đối tác, đại diện ngân hàng mà Mai đã khiến họ liên quan đến vụ án này.

Tiếp tục phiên tòa, ông Trần Hiệp (nguyên Thành viên HĐQT VNCB, GĐ công ty Phong Hiệp) giải thích về việc thay đổi chữ ký trong hồ sơ vay vốn tại BIDV.

Theo ông Hiệp, ông thay đổi chữ ký là do ý thức chứ không phải che đậy hành vi. Theo nhận thức, sự thay đổi chữ ký trên hồ sơ dễ dàng có thể nhận ra chứ không phải có gì bất thường khó nhận ra.

Ông Trần Bắc Hà gửi đơn vắng mặt vì đang ở Singapore chữa bệnh

Trong phiên tòa sáng cùng ngày, đại diện VKS đã đề nghị HĐXX triệu tập ông Hà đến tòa và kiểm tra quá trình chữa bệnh của ông Trần Bắc Hà khi hồ sơ thể hiện ông Trần Bắc Hà bị ung thư gan từ năm 2012.

Đối với ông Lục Lang, VKS cho rằng, mặc dù có đơn nhưng không nói rõ bệnh án, chữa trị ở đâu. Đề nghị HĐXX kiểm tra lại. VKS yêu cầu HĐXX áp dụng biện pháp ông Trần Lục lang bởi hồ sơ không thể hiện người này bị mắc bệnh hiểm nghèo, hay không đủ sức để tham gia phiên tòa.

Trả lời về việc VKS yêu cầu triệu tập ông Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang, HĐXX cho biết, đã triệu tập với nội dung sẽ đến tham gia phiên tòa vào sáng thứ 2 tới. Nếu 2 người này không tới sẽ tiến hành công bố lời khai tại cơ quan điều tra.

Tuy nhiên, khi bắt đầu phiên tòa chiều 13/1, HĐXX cho biết người đại diện của ông Trần Bắc Hà, ông Nguyễn Hồng Dân đã lên làm việc với tòa án TP HCM.

Theo đó, ông Dân trình bày, ông Hà đã nhận được lệnh triệu tập của Tòa án. Tuy nhiên, do tình trạng sức khỏe, ông Hà không thể đến tham dự phiên tòa và hiện ông Hà đang phải chữa bệnh tại Singapore.

Bên cạnh đó, ông Dân đồng ý sử dụng lời khai của ông Bắc Hà tại cơ quan công an. Ngoài ra, ông Dân cũng nộp một số giấy tờ thể hiện ông Hà hiện đang điều trị tại Singapore.

Tiếp tục phiên tòa, luật sư bảo vệ quyền lợi cho BIDV mời đại diện BIDV, bà Nguyễn Thị Phương (GĐ Ban pháp chế BIDV, đại diện theo ủy quyền của BIDV) cho biết, quy trình cho vay BIDV áp dụng theo quy định chung của Quy chế 1627.

Trình bày trước tòa, bà Phương cho biết, việc BIDV ký quyết định cho 12 công ty mà Phạm Công Danh sử dụng pháp nhân vay vốn theo quan điểm của BIDV thì đây hoàn toàn là một quy trình bình thường, đúng theo quy định của NHNN.

Năm 2013, BIDV gặp khó khăn trong việc tăng trưởng tín dụng, cần mở rộng tín dụng cho nên khi VNCB là ngân hàng có định hướng cung cấp các dịch vụ tín dụng và bảo lãnh cho các công ty sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu xây dựng theo mô hình gói 4 nhà, góp phần giải phóng hàng tồn kho theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỡ trợ thị trường bất động sản...

Tuy nhiên, do VNCB đang trong quá trình tái cơ cấu, chưa thể xem xét đối với nhu cầu vay vốn của các khách hàng nêu trên; căn cứ vào thỏa thuận hợp tác giữa BIDV và VNCB về trao đổi thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, ủng hộ VNCB tham gia chuỗi sản phẩm liên kết 4 nhà ký ngày 24/5/2013 (đã nêu ở trên); để đảm bảo duy trì quan hệ lâu dài với khách hàng, VNCB giới thiệu và đề nghị BIDV tiếp nhận nhu cầu.

Về chủ trương cấp tín dụng, bà Phương cho biết thời hạn cho vay các công ty phù hợp với Hợp đồng bán vật liệu xây dựng ký với Chủ đầu tư/nhà thầu các dự án nhà ở BOT nhưng tối đa không quá 12 tháng. Lãi suất cho vay theo quy định trong từng thời kỳ. Tài sản đảm bảo Chi nhánh yêu cầu Công ty thế chấp các tài sản là bất động sản của doanh nghiệp hoặc của bên thứ ba trong trường hợp tài sản đảm bảo là bất động sản không đủ để đảm bảo. Quy trình thẩm định cho vay của BIDV hoàn toàn đúng quy định, bà Phương khẳng định.

BIDV đã giải ngân bằng chuyển khoản, và sau khi phát hiện đã thu hồi đầy đủ. Tất cả công ty đều chuyển khoản trả nợ cho BIDV.

toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 131 nguyen pho giam doc bidv chi nhanh gia dinh khong chap nhan loi xin loi cua nguyen tong giam Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 13/1: Người đại diện của ông Trần Bắc Hà có mặt tại tòa

Chiều nay (13/1), phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và đồng phạm về tội án “Cố ý làm trái quy định của ...

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.