Trẻ còi không phải vì bú mẹ, mà vì không được bú mẹ

Ở Pakistan, trẻ được uống trà thảo mộc, sữa công thức, mật ong, đường mía thay vì được bú mẹ.

Không phải chỉ ở Việt Nam, mà ở một đất nước xa xôi như Pakistan, những quan niệm sai lầm về sữa mẹ vẫn tồn tại.

Mah Pari (tỉnh Balochistan, Pakistan) có tới 7 đứa con vừa bế đứa bé 2 tuổi khóc ngặt nghẽo vừa nói với phóng viên của tờ Dailymail: “Cả thảy 7 đứa con của tôi đều rất yếu sau khi chào đời, có lẽ vì sữa của tôi không tốt".

Không riêng gì bà mẹ này, ở Pakistan, rất nhiều bà mẹ khác được khuyên nên cho trẻ sơ sinh uống trà, thảo mộc hoặc sữa công thức thay vì sữa mẹ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ trẻ thấp còi ở quốc gia này tăng nhanh chóng mặt, lên tới 44%.

Theo đó, những bà mẹ ở vùng này thường cho con uống trà thảo mộc là chủ yếu, sữa mẹ thì cho uống hai lần một ngày, duy nhất vào buổi sáng và buổi tối. Như vậy là quá ít so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Trong khi đó ở một số vùng khác của Pakistan, người ta lại cho trẻ sơ sinh ăn bơ, mật ong hoặc đường mía.

tre coi khong phai vi bu me ma vi khong duoc bu me
Trẻ ở Pakistan thường được cho uống trà thảo mộc, ăn bơ, mật ong, đường mía thay vì được bú mẹ.

“Tôi làm việc cả ngày, tôi không có thời gian cho con bú”, Mah Pari nói như vậy trong niềm tin vững chắc rằng các loại đồ uống truyền thống tốt hơn nhiều so với sữa mẹ.

Gul Mir, cậu con trai của bà mẹ này năm nay 2 tuổi nhưng chỉ nặng vỏn vẹn 5 kg. Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng niềm tin về sữa mẹ ở quốc gia nghèo nàn, lạc hậu này.

Ở đây không ai tin sữa mẹ tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của bé, không ai tin vào dòng sữa mát lành đầu đời lại có thể giúp bé cao lớn và thông minh.

Theo UNICEF, tỷ lệ trẻ thấp còi của Pakistan hiện cao nhất trên thế giới. Ngoài quan niệm sai lầm về sữa mẹ, thì các yếu tố như dinh dưỡng kém trong thời gian mang thai và cho con bú, vấn đề vệ sinh cũng khiến tỷ lệ này ngày càng tăng cao.

Hệ quả trước mắt nhưng lại là vĩnh viễn và không thể thay đổi là hạn chế chiều cao, hạn chế phát triển não bộ và tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Nó không đơn thuần là vấn đề của từng gia đình nhỏ lẻ, nó mang tầm vóc quốc gia khi tác động vào sự phát triển chung, giảm chỉ số thông minh của phần lớn dân số.

tre coi khong phai vi bu me ma vi khong duoc bu me
Có một cuộc khủng hoảng niềm tin về sữa mẹ ở Pakistan.

Trưởng đại diện của UNICEF tại Pakistan, bà Angela Kearney nhấn mạnh nguyên nhân của suy dinh dưỡng là các bà mẹ ít cho con bú.

Chỉ có 38% trẻ Pakistan được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Tỷ lệ quá thấp này do công tác tuyên truyền về sữa mẹ của chính quyền quá yếu kém, áp lực kiếm tiền đè nặng lên vai những người phụ nữ và việc quảng cáo tràn lan sữa công thức.

“Bác sĩ nói rằng nên cho cháu uống sữa công thức”, bà nội của 7 đứa trẻ chia sẻ. Bà nói con dâu bà cũng không có đủ sữa vì nhà nghèo, con dâu cũng chỉ toàn ăn bánh mì.

Như vậy là thay vì họ quan tâm đến dinh dưỡng cho người mẹ, thì họ lại dành dụm tiền để mua sữa công thức.

Thậm chí người dân nơi đây còn tin rằng chỉ có sữa công thức mới cung cấp năng lượng cho trẻ. Niềm tin này chủ yếu do các bác sĩ vô lương tâm reo rắc lên. Vì khi bán được sữa, bác sĩ cũng được hưởng hoa hồng. Các bà mẹ nghe theo lời của bác sĩ rằng sữa công thức là tốt nhất cho trẻ. Thậm chí, loại sữa non quý giá, họ cũng “vứt” đi và cho con bú loại sữa công thức kia.

Vì sao trẻ còi? Câu trả lời đúng đắn nhất trong trường hợp này là trẻ còi vì không được bú mẹ, thay vì quan niệm sai lầm do bú mẹ trẻ mới bị còi.

chọn
Chung cư Hà Nội đã cắt sốt
Theo lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc, khi mọi người xếp hàng để mua BĐS thì có nghĩa thị trường đang FOMO. Dự báo 3-6 tháng tới, khi lãi suất điều chỉnh tăng để giải quyết vấn đề tỷ giá, nhu cầu mua trên thị trường sẽ giảm.