Ngày 21/11, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai đang phối hợp các lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai làm rõ vụ Quỹ tín dụng Thái Bình (đóng tại phường Tân Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai) bị người dân tố cáo lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, ôm số tiền 50 tỉ đồng bỏ trốn.
Theo phản ánh của nhiều người dân có tiền gửi vào quỹ tín dụng này, từ đầu năm 2017, họ đã không nhận được lãi suất và tiền gốc gửi. Đồng thời, họ cùng không thể lien lạc được với ông Vũ Công Liêm, Giám đốc quỹ tín dụng Thái Bình từ nhiều tháng nay.
Nhiều người dân lao đao sau khi Giám đốc quỹ tín dụng Thái Bình ôm gần 50 tỉ đồng bỏ trốn. Ảnh: Văn Dũng |
Trao đổi với chúng tôi, đại diện lãnh đạo Công an phường Tân Hoà (TP Biên Hoà, Đồng Nai) cho biết, có 82 người dân bị Quỹ tín dụng Thái Bình nợ gần 50 tỉ đồng. Vị giám đốc quỹ tín dụng này cũng đã “mất tích” cùng số tiền nói trên khiến nhiều người lâm vào cảnh khốn cùng, nhiều gia đình bị xáo trộn, mâu thuẫn giữa vợ chồng, anh em và bạn bè xảy ra liên tục vì số tiền bị mất quá lớn.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Hoàng Văn Lục (70 tuổi, ngụ phường Tân Hòa, TP Biên Hoà) cho biết số tiền mà quỹ tín dụng Thái Bình chiếm đoạt của ông là 8 tỷ đồng. Trong số này, có 2 tỷ đồng tiền của gia đình tích góp và 6 tỷ đồng tiền của 32 người là bạn bè, người thân nhờ gửi vào quỹ để lấy lãi suất hàng tháng.
“Trước đây khi còn làm ăn được, mọi người ai nấy cũng đều vui vẻ vì có lãi hàng tháng. Từ lúc ông giám đốc quỹ tín dụng ôm tiền tỉ bỏ trốn, tôi liên tục bị vợ con chửi mắng và những người thân, bạn bè nhờ tôi gửi tiền cũng luôn gây áp lực với tôi”, ông Lục buồn bã nói.
Số tiền mà ông Hoàng Văn Lục gửi vào quỹ tín dụng là 8 tỉ đổng. Ảnh: Văn Dũng |
Cũng theo cụ ông 70 tuổi này, ông có mối quan hệ với giám đốc quỹ tín dụng Thái Bình khá thân thiết. Giữa hai người có mối quan hệ bạn bè đã hơn 10 năm nay, nghĩ rằng ông Liêm là người uy tín, làm giám đốc của một quỹ tín dụng có sự giám sát của hệ thống Ngân hàng Nhà nước nên ông yên tâm khi gửi tiền.
Khi biết tin ông Liêm cùng vợ con bỏ trốn khỏi địa phương, ông Lục làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an và đơn vị có thẩm quyền. Trong lúc tiền gốc chưa lấy lại được thì ông Lục ngã ngửa khi biết mình bị ai đó giả chữ ký để vay hơn 1 tỷ đồng của Quỹ tín dụng Thái Bình.
“Tôi chỉ gửi tiền vào Quỹ tín dụng Thái Bình và chưa bao giờ làm thủ tục vay tiền ở quỹ này. Khi cán bộ công an đưa cho tôi tờ đơn vay vốn có chữ ký của tôi. Tôi thấy các chi tiết về tên tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân… đều trùng với thông tin cá nhân của tôi. Chữ ký cuối đơn cũng giống hệt chữ ký của tôi nhưng có phần nhỏ hơn”, ông Hoàng Văn Lục cho biết.
Cũng theo cụ ông 70 tuổi, một người quen của ông cũng bị ai đó viết đơn và giả mạo chữ ký để rút tiền ở quỹ tín dụng Thái Bình.
“Hiện giờ tôi chỉ biết trông chờ vào sự vào cuộc điều tra và giải quyết của lực lượng chức năng, chứ tình trạng này còn kéo dài chắc tôi không sống nổi”, ông Lục rầu rĩ nói.
Cũng là người gửi tiền vào Quỹ tín dụng Thái Bình, ông Nguyễn Văn Hùng nói nhiều người đang phải sống trong cảnh khổ sở khi khoản tiền tích góp suốt nhiều năm trời của họ chưa được hoàn trả. Theo người dân, khi nộp tiền vào Quỹ tín dụng Thái Bình, họ được hưởng nhiều mức lãi suất khác nhau. Một người gửi tiền cho biết bà làm sổ tiết kiệm và mức lãi suất trong hợp đồng là 6% mỗi năm. Ngoài mức này, quỹ tín dụng còn thỏa thuận và trả thêm 4%/năm nên lãi suất tổng cộng thành 10%/năm.
Giám đốc quỹ tín dụng 'mất tích' cùng 50 tỉ đồng, nhiều người dân lao đao |
Nhà đất 17:24 | 23/09/2019
Nhà đất 15:39 | 21/09/2019
Nhà đất 08:33 | 21/09/2019
Kinh doanh 17:41 | 27/07/2019
Kinh doanh 23:22 | 23/07/2019
Pháp luật 18:32 | 02/06/2019
Giáo dục 10:55 | 01/06/2019
Pháp luật 14:34 | 30/05/2019