Xét xử vụ chạy thận: Vắng mặt ông Trương Quý Dương có thể gây oan sai
Luật sư cho rằng việc vắng mặt ông Trương Qúy Dương (nguyên giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) tại toà rất có ... |
Luật sư của bác sĩ Hoàng Công Lương: 'Clip được cung cấp cho tòa đã phản ánh trung thực'
Tại phiên tòa xét xử vụ án sự cố chạy thận khiến 9 người tử vong ở Bệnh viện đa khoa Hòa Bình vào chiều ... |
Xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương chiều 24/5: Luật sư tiết lộ 'ngoài video còn có những chứng cứ khác đã lập vi bằng'
"Ngoài video đó còn có những chứng cứ khác đã lập vi bằng. Chiều qua ông Tình đã giao cho luật sư, nhờ gửi đến ... |
Phiên tòa buổi sáng 25/5 kết thúc.
Luật sư Trần Hồng Phúc: Hoạt động hỏi cung thì phải được ghi âm ghi hình, chúng tôi có tài liệu chứng minh VKS vi phạm.
Đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với Trương Quý Dương, Đỗ Anh Tuấn, Trần Văn Thắng
Không có quy định nào bắt buộc bác sĩ Lương phải kiểm tra nước trước khi thực hiện điều trị. Việc điều tra viên không quan tâm đến công việc của bác sĩ, nơi xảy ra sự việc là nơi bác sĩ Lương đang thực hiện, đang làm việc trong thời gian làm việc là ở bệnh viện, thực hiện theo đúng quy định mà không phải khám chữa bệnh ở nhà. Việc khám chữa bệnh cứu người được coi như một tình thế cấp thiết.
Chúng ta phải tôn trọng thực tế, ở đây các cơ quan quản lý nhà nước không thực hiện hết trách nhiệm trong việc quan tâm đảm bảo sức khỏe. Tronng vụ án này quy chế khám chữa bệnh không được xem xét.
Nguyên nhân bệnh nhân chết trực tiếp là do tồn dư hóa chất, chứ không phải người bác sĩ không thực hiện đúng việc khám chữa bệnh.
Trách nhiệm ở đây thuộc về ai? Rõ ràng là phòng vật tư, giám đốc bệnh viện, và công ty Thiên Sơn. Không thực hiện việc kiểm tra giám sát.
Nhận định là đã có những hành vi gây nguy hiểm của xã hội của những bên có liên quan dẫn đến tử vong của các nạn nhân.
VKS đưa ra các giả thiết, nếu như bác sĩ biết trước, nếu không báo cáo thì không có hệ quả, thì điều này hết sức phi lý, không tưởng.
Trong vụ án cả một hệ thống lớn như vậy mà khi ra tòa ai cũng không biết, không nghe không thấy. Đề nghi xem xét khởi tố những người có liên quan, tránh bỏ lọt tội phạm.
Khi xảy ra sự cố mà là lại khởi tố bác sĩ Hoàng Công Lương thì rất vô lý. Bác sĩ Lương không phải là chủ thể trong vụ án.
Thân chủ chúng tôi không xâm phạm đến khách thể bởi đã tuân thủ đúng, đủ, làm đúng nhiệm vụ chức năng của một bác sĩ.
Nếu bác Hoàng Công Lương mà có đầy đủ dụng cụ thử mà không làm thì đó mới là sai.
Trách nhiệm thuộc về Giám đốc bệnh viện, Trưởng phòng vật tư, nhân viên phòng vật tư và Công ty Thiên Sơn chứ không phải bác sĩ Hoàng Công Lương. Chúng ta cần nhìn nhận bằng lý tính chứ không phải bằng cảm tính.
Cuối cùng, luật sư cho rằng, đề nghị HĐXX căn cứ vào các chứng cứ, các tài liệu vụ án tuyên bác sĩ Hoàng Công Lương không phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với Trương Quý Dương, Đỗ Anh Tuấn, Trần Văn Thắng về hành vi lợi dụng chức quyền, làm giả giấy tờ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Luật sư Lê Văn Thiệp tiếp tục bào chữa cho bị cáo Lương
Trong vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng đã vi phạm nghiêm trọng trong việc tố tụng.
Các chứng cứ không đủ, do đó cơ quan tố tụng đã bỏ lọt tội phạm. Việc bỏ lọt tội phạm vô cùng nghiêm trọng gây mất niềm tin của người dân. Chúng tôi thấy có dấu hiệu mớm cung đối với thân chủ của chúng tôi.
Trong suốt quá trình sửa chữa hệ thông bả thân khoa hồi sức tích cực, và phòng vật tư cho thấy không hề có hợp đồng. Khi người ta biết đầy đủ nội dung hợp đồng thì mới biết giám sát cái gì. Rõ ràng không có chuyện bác sĩ thiếu trách nhiệm và thực hiện sai quy trình.
Không có mục nào quy định trách nhiệm của bác sĩ là kiểm tra, quản lý trang thiết bị y tế. Trong vụ án, trưởng khoa, trưởng phòng vật tư trực tiếp chịu trách nhiệm về vật tư, chứ không thể bác sĩ phải chịu trách nhiệm về vật tư.
Việc phân công bằng miệng chỉ có hiệu lực ở một số hợp đồng dân sự, chứ không thể phân công nhiệm vụ mặt hành chính lại bằng miệng.
"Tội thiếu trách nhiệm là tội liên quan đến chức vụ quyền hạn, là người được bổ nhiệm, được bầu và phân công bằng hình thức khác chứ không phải bằng vỗ vai"
VKS chưa làm hết trách nhiệm, chúng ta đang xem xét trách những người đứng đầu của BV khi để xảy ra sự việc, xem nhẹ trách nhiệm của những người đứng đầu, trên thì đẩy cho dưới, dưới khi bị thì không biết đẩy cho ai.
VKS đã bỏ qua trách nhiệm của người quản lý để đổ trách nhiệm cho bác sĩ Lương, lấy công việc trách nhiệm chuyên môn đẩy trách nhiệm quản lý. Thời điểm đó lãnh đạo cũng có ở bệnh viện. Bác sĩ lương đang là một viên chức, việc phân công nhiệm vụ phải theo quy trình, tại sao lại chấp nhận việc phân công bằng miệng.
Thực tế ở bệnh viện đang có cả phòng vật tư, để đảm bảo vấn đề chịu trách nhiệm của trang thiết bị để bác sĩ khám chữa bệnh. Có người quản lý lý vật tư, tại sao bắt bác sĩ phải chịu trách nhiệm của phòng vật tư, điều đó là không thiếu phục.
Trong phần luận tội, rõ ràng VKS biết rõ trách nhiệm nào của trưởng khoa, của trưởng phòng lại luận tội cho bị cáo.
Người giao nhiệm vụ cho bác sĩ bằng miệng không đúng quy trình phải chịu trách nhiệm trước.
VKS cho rằng, bác sĩ đã được đào tạo về chuyên môn chạy thận, thì phải biết trong nước đó đã đảm bảo chưa. Điều này quy định ở văn bản nào, chẳng nhẽ lại dùng mắt nhìn, mũi ngửi để kiểm tra, biết được.
Tại thời điểm đó bị cáo Lương cũng nhìn đồng hồ, xác định đồng hồ đưa ra chỉ số an toàn. Rất tiếc lại cho là đồng hồ hỏng, chưa có căn cứ nào xác định đồng hồ hỏng, quan điểm của chúng tôi là đồng hồ không hỏng, vì nó vẫn chạy bình thường, nó không chết.
Quy trình nào của bộ y tế buộc bác sĩ phải biết, biết bằng cách nào, kiểm tra bằng cách nào.
Bên sửa chữa và phòng vật tư làm việc với nhau, không có quy định nào quy định sau khi có văn bản bàn giao phải chuyển cho bác sĩ sau khi hoàn thành. Khi thông báo cho bác sĩ bằng khẩu hiệu rằng đã hoạt động được, chứ không bắt xuất trình giấy tờ văn bản chứng minh.
Bị cáo Lương không phải biết và không buộc phải biết, ở đây đã nhận được thông báo, máy đã hoạt động, sửa chữa hoàn thành của điều dưỡng Điệp. Anh Sơn cũng báo cáo với ông Thắng là sửa chữa đã hoàn thành, thì khi đó rõ ràng bác sĩ Lương cho y lệnh là không sai.
Bị cáo được tập huấn về quá trình chạy thận chứ không phải tập huấn về liên quan đến các thông số, của chỉ số kỹ thuật.
Nếu quản lý trang thiết bị y tế chặt chẽ thì chắc chắn thảm họa ở BV Hòa Bình không xảy ra.
Bị cáo lương đã làm đúng trách nhiệm được giao ở tư cách là một người bác sĩ.
Tội thiếu trách nhiệm là tội liên quan đến chức vụ quyền hạn, là người được bổ nhiệm, được bầu và phân công bằng hình thức khác chứ không phải bằng vỗ vai. VKS cho rằng bị cáo chỉ cần báo cáo người chịu trách nhiệm nước thì bị cáo không bị tội, như vậy là bị oan cho bị cáo Lương.
Nếu báo cáo cho trưởng khoa bằng cách nào đi nữa thì xin thưa là hậu quả vẫn xảy ra. Còn bác sĩ không còn cách nào khác là thực hiện y lệnh để cứu người nếu không sẽ nguy cấp đến tính mạng họ mà lại nói là dừng lại trong khi không có một văn bản nào cho dừng.
Đề nghị HĐXX xem xét về lời kết luận của đại diện VKS cũng như cơ quan VKS Hòa Bình về việc cho xuất cảnh đối với người liên quan đến vụ án.
Văn bản đại diện viện dẫn của đại diện VKS ra về việc xuất cảnh đã hết hiệu lực.
Việc ông Dương không tham gia phiên tòa với tư cách là người tham gia tố tụng đã gây rất nhiều khó khăn.
Nếu HĐXX có đủ căn cứ, có thể khởi tố ngay trong vụ án đối với những người có liên quan.
Luật sư Nguyễn Văn Chiến (người bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương)
Trong những ngày qua, các tình tiết vụ án đã rõ, một số nội dung các bị cáo đã thừa nhận trách nhiệm, đối với bị cáo Lương thì chưa có một chứng cứ cụ thể như luận tội trong cáo trạng.
Trước hết căn cứ vào quy chế BV do Bộ Y tế ban hành thì thấy rằng chính vấn đề này là nguồn cơ của vụ án. Ở đây không có một cơ chế nào để thành lập đơn nguyên thận nhân tạo, vì vậy quyết định thành lập Đơn nguyên trực thuộc khoa hồi sức hoàn toàn không có căn cứ nào của Sở Y tế, không có tính pháp lý.
Nhân chứng đã xác định ghi thêm, đây chỉ là hoàn thiện về mặt hành chính, do đó sổ ghi thêm này không hợp pháp, không đảm bảo thực tế khách quan, không thể làm căn cứ buộc tội.
Tại phiên tòa đã được các người làm chứng, liên quan đã xác định sự thật về việc ghi thêm.
Lời khai “sinh đôi” là vi phạm tố tụng, VKS cho rằng hoàn toàn không có chuyện giống nhau, chúng tôi đề nghị HĐXX xem xét kỹ lưỡng.
Việc dụ cung, mớm cung chúng tôi cũng đã nêu ở một số bút lục. Việc đưa lời khai của người khác cho bị cáo khai là không được phép.
Trong biên bản hỏi cung chúng tôi cho rằng đó là khai sinh đôi là đoạn giao nhiệm vụ ông Khiếu của BS Lương. Nội dung giống nhau, 8 dòng, lệch 4 từ, còn lại nội dung giống hệt nhau. Lời khai của ông Khiếu có chữ “điều trị”, còn bác sĩ Lương có chứ “chẩn đoán”
Ngoài nhiệm vụ giao nhiệm vụ về chuyên môn, việc giao để quản lý theo như lời khai của ông Khiếu là vi phạm đến tố tụng.
Bác sĩ chỉ khai trách nhiệm là trách nhiệm quản lý về chuyện môn, không thể khai trách nhiệm quản lý phòng vật tư.
Bác sĩ Lương không thừa nhận việc điều tra viên viết thêm 10 chữ có nội dung giao nhiệm vụ quản lý phòng vật tư, rất may BS đã đề nghị xóa 10 chữ đó.
Không thể cho rằng bác sĩ vẫn phải nhận trách nhiệm.
Bác sĩ Lương trung thực đó là nhận trách nhiệm về mặt chuyên môn điều trị, chứ không liên quan để hệ thống máy lọc nước RO.
Sau khi bị cáo Lương ở thời điểm khởi tố, bắt tạm giam, có yêu cầu mời luật sư bào chữa. Nhưng những lời khai trước đó kkhi chưa có luật sư thì không đảm bảo quyền bào chữa. Bản cung khi chưa có luật sư là vi phạm tố tụng.
Đề nghị HĐXX đánh giá nó không có căn cứ.
VKS phản bác lời khai sinh đôi là không giống nhau đến dấu chấm, dấu phảy, nhưng xin thưa 80 chữ là trùng lặp, nội dung giống nhau.
Với vai trò, chức năng của VKS là kiểm soát việc tuân thủ pháp luật, lẽ ra VKS phải có hành động tích cực, nhưng lại cùng với điều tra viên để thực hiện những thứ không phù hợp với pháp luật. Tất cả những người làm chứng, người liên quan là có việc người ta không được chứng kiến để cho vào lời cung.
Vấn đề này chúng tôi phải đề nghị với cơ quan VKS phải thực hiện đầy đủ chức năng tố tụng. Trách nhiệm quản lý của VKS liên quan đến sai phạm ở đâu?
'Bị cáo không đồng ý với bản luận tội đó vì căn cứ không khách quan'
Có mặt tại tòa, bị cáo Hoàng Công Lương trình bày, trước tiên bản thân bị cáo xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất cũng như nỗi đau mất mát đến 9 gia đình bệnh nhân tử vong sau sự cố ngày 29/5/2017 cũng như những bệnh nhân bị ảnh hưởng do tồn dư hóa chất hệ thống RO số 2.
“Về việc đại diện VKS công bố bản luận tội, bị cáo không đồng ý với bản luận tội đó vì căn cứ không khách quan, bị cáo không có tội.
Trước đó, đồng chí Đinh Tiến Công cũng đã bổ sung sự phân công nhiệm vụ cho bị cáo vào sổ giao ban chứng tỏ không có quyết định nào của lãnh đạo khoa, lãnh đạo bệnh viện về phân công nhiệm vụ cho bị cáo.
Bản thân bị cáo không có tội sao bị cáo nhận tội được, bị cáo thành khẩn khai báo với cơ quan điều tra, trước HĐXX bằng cách khẩn trương công khai, chân thành. Sau bị cáo nhờ luật sư đưa ra những luận cứ chứng minh mình vô tội”, bị cáo Hoàng Công Lương trình bày.
Mở đầu phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát (VKS) nêu quan điểm, sau khi xem xét chứng cứ luật sư giao nộp cho tòa cho rằng đó là bằng chứng mới trong vụ án, VKS có quan điểm cuộc gọi giữa ông Hoàng Đình Khiếu (Phó giám đốc bệnh viện) và bà Bùi Thị Phương Thúy (Phó Trưởng phòng tài chính) liên quan đến hợp đồng số 315 ký giữa bệnh viện Công ty Thiên Sơn về việc sửa chữa, thay thế vật tư hệ thống lọc thận.
“Qua kiểm tra được ghi lại từ tháng 6/2017. Cuộc hội thoại này có nội dung ghi âm. Tuy nhiên không có việc thanh lý hợp đồng 315, cơ quan công an cũng không thu giữ bản hợp đồng này.
Qua đó, nội dung trong đoạn ghi âm trên không làm thay đổi hành vi của ba bị cáo, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố 3 bị cáo”, đại diện VKS nêu rõ.
Trước đó, trong phiên xét xử chiều 24/5, chủ tọa Nghiêm Hoài Anh bất ngờ thông báo việc luật sư Lê Văn Thiệp (bào chữa cho Hoàng Công Lương) cung cấp chứng cứ mới (USB chứa đoạn clip) được cho liên quan vụ án.
Theo trình bày của luật sư Thiệp, một ngày trước, ông Hoàng Công Tình (chú của bị cáo Lương) gửi chiếc USB chứa clip ghi lại cuộc gọi giữa ông Hoàng Đình Khiếu (Phó giám đốc bệnh viện) và bà Bùi Thị Phương Thúy (Phó Trưởng phòng Tài chính) liên quan đến hợp đồng số 315 ký giữa bệnh viện và công ty Thiên Sơn về việc sửa chữa, thay thế vật tư hệ thống lọc thận.
Nội dung trong đó xác định thời điểm bàn giao các biên bản, hợp đồng khác nhau của bệnh viện cho cơ quan điều tra. Clip cũng đề cập nội dung cuộc nói chuyện về việc, sau khi xảy ra sự cố chạy thận mới có việc phòng ban chức năng của bệnh viện hoàn thiện các hồ sơ liên quan. “Trong clip, chị Thúy nói với ông Khiếu rằng vừa làm xong chưa được 30 phút thì công an đến thu giữ tài liệu”, luật sư Thiệp cho biết.
Theo nhân chứng Hoàng Công Tình, việc ông Khiếu gọi điện hỏi chị Thúy, là để làm rõ hợp đồng ký giữa bệnh viện và công ty Thiên Sơn về sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống RO2, đã được nghiệm thu thanh lý hay chưa. Đây cũng là mục đích ông đưa clip cho tòa án và luật sư.
Ngay sau đó, HĐXX truy vấn nhân chứng Bùi Thị Phương Thúy. Trả lời tòa, nữ Phó phòng Tài chính nói bà bất ngờ khi biết clip ghi lại cuộc nói chuyện điện thoại với ông Hoàng Đình Khiếu, Phó giám đốc bệnh viện lại xuất hiện tại tòa.
Người phụ nữ đứng ở bục khai báo xác nhận giọng nói trong clip là của mình. Tuy nhiên, bà này nói bản thân không còn nhớ tại cuộc gọi hôm đó, ông Khiếu hỏi về hợp đồng số 315 (ký với công ty Thiên Sơn) hay hỏi đến hợp đồng nào khác. "Qua điện thoại không nghe rõ hết ý của sếp muốn hỏi gì", nhân chứng Thúy cho biết.
Tòa bắt đầu làm việc
Theo luật sư Lê Văn Thiệp (bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương), những bằng chứng tại phiên tòa đều cho thấy Ban lãnh đạo Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình gồm nguyên Giám đốc Trương Quý Dương và nguyên Trưởng Phòng Vật tư – Thiết bị y tế Trần Văn Thắng (hiện là Trưởng khoa Dược) thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng bảo dưỡng, sửa chữa.
Điều này càng được chứng minh khi trong buổi chiều 24/5, lần đầu tiên ông Trần Văn Thắng xuất hiện tại tòa với tư cách Người làm chứng.
Ông Thắng đã cho thấy hai khả năng, một là ông chối bỏ trách nhiệm và cố tình đổ tội cho cấp dưới của mình là bị cáo Trần Văn Sơn; hai là ông đã thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát trong việc khảo sát, lập hợp đồng và sửa chữa, bàn giao thiết bị.
Trả lời HĐXX, ông Trần Văn Thắng nói “không biết” và “không nhận được” Hợp đồng (HĐ) số 315 ngày 25/5/2017 là hợp đồng cung cấp thiết bị sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 tại đơn nguyên Thận nhân tạo giữa Công ty Thiên Sơn và BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Thậm chí, ông Thắng còn tỏ ra ngây ngô khi cho rằng Trần Văn Sơn đã làm đầy đủ các thủ tục, trong đó có HĐ 315 sau khi được Sơn báo cáo.
Đại diện Viện Kiểm sát (VKS) đã trưng biên bản thu giữ vật chứng do cơ quan điều tra lập ngày 29/5/2017 (ngày xảy ra sự cố y khoa làm 9 người tử vong), trong đó có ghi rõ người nộp là Trần Văn Thắng và người ký xác nhận cũng là Trần Văn Thắng. Ông Thắng đã phải cúi đầu thừa nhận chữ ký trong biên bản là của mình.
Đáng chú ý, tại phụ lục kèm theo biên bản này có “Hợp đồng số 315”, điều này cho thấy không thể có chuyện ông Thắng không biết gì về HĐ này.
Trước chứng cứ do VKS đưa ra, ông Thắng trả lời một cách "trơ trẽn" khiến tất cả những người có mặt tại phòng xử án số 2 phải ồ lên: “Cái này có lẽ là do anh Sơn kẹp vào trong hồ sơ lý lịch của các thiết bị chứ bản thân tôi cũng không biết”.
Thừa nhận có bàn giao tài liệu, vật chứng cho cơ quan điều tra nhưng ông Thắng lại khẳng định không biết HĐ 315 với lý do HĐ này do cấp dưới của mình là bị cáo Trần Văn Sơn giữ.
“HĐ đó thường là do anh Sơn giữ. Tôi giao anh ấy phụ trách và theo dõi cả các khoa khác nữa. Vì thực ra anh Sơn là người đang trong quá trình thử thách để bổ nhiệm làm Phó phòng Vật tư – Thiết bị y tế nên hầu như tôi giao cho anh ấy nhiều việc”.
Đại diện VKS hỏi có bao giờ được Sơn có báo cáo lại cụ thể về HĐ 315 hay không, ông Thắng trả lời “anh Sơn chưa bao giờ báo cáo với tôi về HĐ này”. Đồng thời khẳng định giao cho Sơn quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị.
Sơ hở gây chết người trong quá trình quản lý thiết bị tại Bệnh viện này được ông Trần Văn Thắng vạch ra khiến cho người nhà nạn nhân có mặt tại tòa cảm thấy phẫn uất. Còn những người khác có mặt tại tòa không thể không rùng mình, kinh hãi.
Ông Thắng trình bày: Khi Trần Văn Sơn đề nghị ký đề xuất sửa chữa thiết bị gửi Ban Giám đốc duyệt, ông Thắng chỉ ký nội dung đề nghị sửa chữa, “còn sau này anh Sơn sẽ mời những đơn vị có đủ chức năng đến khảo sát, đánh giá thì mới biết được là sửa chữa những gì”.
Theo ông Thắng, khi có đề nghị mua sắm, sửa chữa do Sơn trình lên thì ông ký, và cũng chỉ biết rằng sau khi Sơn đề nghị lên thì ký, mọi thủ tục tiếp theo được "phó mặc" cho Sơn thực hiện.
Xét xử vụ chạy thận: Vắng mặt ông Trương Quý Dương có thể gây oan sai
Luật sư cho rằng việc vắng mặt ông Trương Qúy Dương (nguyên giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) tại toà rất có ... |
Luật sư của bác sĩ Hoàng Công Lương: 'Clip được cung cấp cho tòa đã phản ánh trung thực'
Tại phiên tòa xét xử vụ án sự cố chạy thận khiến 9 người tử vong ở Bệnh viện đa khoa Hòa Bình vào chiều ... |
Xét xử BS Hoàng Công Lương: LS công ty Thiên Sơn giải thích về 9 phong bì ghi 'kính viếng' tại tòa
Luật sư Hương cho biết: "Đây là vấn đề cá nhân. Tôi chỉ nghĩ rằng đó là tấm lòng để thắp hương và được gia ... |
Xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương chiều 24/5: Luật sư tiết lộ 'ngoài video còn có những chứng cứ khác đã lập vi bằng'
"Ngoài video đó còn có những chứng cứ khác đã lập vi bằng. Chiều qua ông Tình đã giao cho luật sư, nhờ gửi đến ... |
Luật sư vụ BS Hoàng Công Lương: 'Vụ án khá bế tắc là việc ông Dương đi nước ngoài, vấn đề này VKS có lỗi'
"Trong trường hợp này, vụ án khá bế tắc là việc ông Dương đi nước ngoài, vấn đề này VKS có lỗi. Trong trường hợp ... |
Xét xử BS Hoàng Công Lương: Kiểm sát viên xin lỗi luật sư và bị cáo vì nhầm bút lục do 'số 3 và số 8 giống nhau'
Luật sư Nguyễn Tiến Thủy cho rằng vị đại diện Viện kiểm sát (VKS) đã nhầm bút lục, ngay sau đó, kiểm sát viên đã ... |
'Mức án đề nghị với bác sĩ Hoàng Công Lương là chưa thỏa đáng'
Luật sư cho rằng mức án đề nghị của VKS đối với bác sĩ Hoàng Công Lương là chưa thỏa đáng; tòa cần làm rõ ... |
Xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương sáng 24/5: Luật sư Thiên Sơn soạn 9 phong bì đưa hết cho người nhà nạn nhân
Sáng 24/5, phiên tòa xét xử bác sỹ Hoàng Công Lương và 2 bị cáo trong vụ án chạy thận tiếp tục diễn ra với ... |
Pháp luật 07:15 | 19/01/2019
Pháp luật 13:28 | 17/01/2019
Pháp luật 23:05 | 13/01/2019
Pháp luật 00:43 | 13/10/2018
Pháp luật 00:37 | 25/08/2018
Pháp luật 00:29 | 25/08/2018
Pháp luật 05:02 | 24/08/2018
Pháp luật 09:57 | 09/07/2018