Xét xử Phạm Công Danh - Trầm Bê sáng 25/7: Sử dụng 12 công ty 'sân sau' để vay 4.700 tỷ đồng

Sáng 25/7, vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại 4 ngân hàng bước sang ngày xét xử thứ 2.
live xet xu pham cong danh tram be sang 257 khong phat hien toi pham moi va tinh tiet moi
Đại diện VKS công bố cáo trạng. (Ảnh: Ngọc Hoa)
live xet xu pham cong danh tram be sang 257 khong phat hien toi pham moi va tinh tiet moi
Các bị cáo tại toà. (Ảnh: Ngọc Hoa)

Trong phiên toà chiều hôm qua 24/7, đại diện VKS đã tiến hành công bố bản cáo trạng truy tố Phạm Công Danh và 45 bị cáo trong vụ án về tội danh trên.

Tuy nhiên, do thời gian làm việc đã hết nên sáng nay sẽ tiếp tục công bố phần cáo trạng còn lại liên quan đến hành vi cố ý làm trái của Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thiệt hại cho VNCB trên 2.550 tỷ đồng.

Liên quan đến vụ án, 2 hành vi dùng tiền gửi của VNCB để bảo lãnh cho các khoản vay tại 2 ngân hàng Sacombank và TPBank của Phạm Công Danh cùng đồng phạm đã được VKS công bố tại toà.

Theo đó, Phạm Công Danh và 45 bị cáo còn lại đã gây thiệt lần lượt là 1.835 tỷ đồng và 1.740 tỷ đòng cho VNCB.

Dựa vào tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đủ cơ sở xác định Phạm Công Danh và các đồng phạm đã có hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong quá trình đại diện VKS đọc cáo trạng, do sức khoẻ yếu nên Phạm Công Danh được ngồi trong phòng y tế.

Trước đó, trong phiên tòa xét xử sở thẩm lần 1, Hội đồng xét xử đã tuyên trả hồ sơ và điều tra bổ sung vụ án vì cho rằng, còn có một số vấn đề cần phải điều tra làm rõ.

Tuy nhiên, sau khi điều tra lại, cơ quan tố tụng không phát hiện thêm tội phạm mới, cũng như tình tiết mới nên Viện Kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố như cáo trạng trước đó.

Đáng chú ý, đối với số tiền thiệt hại của vụ án, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao giữ nguyên quan điểm là tiếp tục đề nghị Hội đồng xét xử tuyên thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng từ các ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV để trả lại cho Ngân hàng VNCB.

Đồng thời, buộc bị cáo Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh có trách nhiệm bồi hoàn số tiền hơn 6.100 tỷ đồng cho 3 ngân hàng này.

live xet xu pham cong danh tram be sang 257 khong phat hien toi pham moi va tinh tiet moi Xét xử Phạm Công Danh - Trầm Bê chiều 24/7: Trầm Bê giúp Phạm Công Danh 'rút' 1.800 tỷ đồng từ Sacombank

Chiều 24/7, TAND TP HCM tiếp tục đưa Phạm Công Danh (Nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB; Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh) ...

11:38 11:26 11:14 11:01 10:38 10:23 10:05 09:56 08:59 08:38 07:09
11:38

Phiên toà kết thúc

11:26

Tài liệu, chứng cứ thu thập có trong hồ sơ vụ án đủ căn cứ xác định, Phạm Công Danh là người đề ra chủ trương và chỉ đạo việc lập khống hồ sơ vay gửi hơn 6.630 tỷ đồng của VNCB sang thị trường 2 tại 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV và dùng số tiền đó cầm cố, bảo lãnh, trả nợ thay cho các công ty vay tiền tại 3 ngân hàng đó lấy tiền để Danh sử dụng.

Hành vi của Phạm Công Danh đã gây thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng của VNCB nên phải chịu trách nhiệm hình sự toàn bộ số tiền này.

Đối với Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Hoàng Đình Quyết, Phan Minh Tùng, Nguyễn Việt Hà,... đã giúp sức cho Phạm Công danh thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho VNCB.

Đối với Trầm Bê, là người biết Phạm Công Danh cần tiền sử dụng nhưng Danh không thể vay tiền trực tiếp tại VNCB được nên Trầm Bê đã cùng Phan Huy Khang cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng.

Hồ sơ cho vay đều là các hồ sơ lập khống, các công ty vay vốn đều không có hoạt động kinh doanh, không thẩm định, không kiểm tra sau khi cho vay, nhưng đại gia Trầm Bê đã bỏ mặc cho ông Danh sử dụng tiền vay trái quy định.

Cáo trạng nhận định ông Trầm Bê đã tạo điều kiện, giúp sức tích cực cho ông Phạm Công Danh phạm tội, gây ra thiệt hại cho VNCB. Hành vi này đã phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị cáo Hoàng Long Hà, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Vũ Bảo đã tạo điều kiện để Phạm Công Danh có được tiền sử dụng trái pháp luật, gây thiệt hại cho VNCB 337 tỷ đồng.

HĐXX cho biết, kế hoạch chiều nay dự kiến công bố xong cáo trạng và công văn số 15 của VKSND tối cao. Sau đó, sẽ chuyển qua phần xét hỏi.

Do phiên toà đã được HĐXX xét xử vào ngày 8/1 công khai nên HĐXX chỉ kiểm tra lại những vấn đề mới phát sinh chứ không xét hỏi lại các vấn đề đã xét hỏi trước.

Trong phần tranh luận, các luật sư đã có những bài bào chữa, có vấn đề mới thì bổ sung thêm và nêu những vấn đề lớn trong phiên toà. Ngoài ra, không nêu lại những vấn đề cũ.

11:14

Kết luận bản cáo trạng nêu rõ, năm 2013 và 2014, Phạm Công Danh giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT VNCB và Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh nên không thể vay trực tiếp tại ngân hàng VNCB.

Do cần có tiền sử dụng nên Danh đã chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên ngân hàng VNCB và nhân viên thuộc Tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 hồ sơ khống đứng tên các công ty đó vay vốn tại các ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV.

Đồng thời, Danh dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng này để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay của các công ty mà Danh mượn pháp nhân. Sau đó, bị 3 ngân hàng trên thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB, với tổng số tiền là hơn 6.100 tỷ đồng. Trong đó, Sacombank là hơn 1.800 tỷ đồng, TPBank là hơn 1.740 tỷ đồng và BIDV là hơn 2.500 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền các công ty vay từ 3 ngân hàng được Danh chỉ đạo sử dụng cho các mục đích cá nhân của mình.
Do các công ty này làm hồ sơ vay khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ.

Trong khi đó, ngân hàng VNCB thực hiện việc bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên không thu hồi được tiền bảo lãnh từ các công ty đó, dẫn đến ngân hàng VNCB bị thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng.

Hành vi nêu trên của Phạm Công Danh và 45 đồng phạm đã phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

11:01

Trong quá trình VKS công bố cáo trạng phần kết luận, HĐXX đề nghị lực lượng dẫn giải đưa Phạm Công Danh, Trầm Bê, Nguyễn Việt Hà vào phòng xét xử. Theo đó, do tình trạng sức khoẻ nên HĐXX cho phép 3 bị cáo này được ngồi khi VKS tiếp tục công bố cáo trạng.

10:38

Hành vi làm trái của Nguyễn Việt Hà và đồng phạm trong việc nhận ủy thác đầu tư số tiền 903 tỷ đồng từ VNCB qua Công ty CP quản lý Qũy Lộc Việt

Do cần tiền đẻ chăm sóc khách hàng và tái cơ cấu VNCB, Danh chỉ đạo Phan Thành Mai tìm mọi cách để có tiền chuyển về Tập đoàn Thiên Thanh để sử dụng.

Thông qua mối quan hệ quen biết, Nguyễn Việt Hà (TGĐ Công ty Quỹ Lộc Việt), Mai đề xuất phương án ủy tahsc đầu trư cho Qũy Lộc Việt để mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh thì được Danh đồng ý.

Tháng 5/2013, Danh cùng với Mai gặp và bàn bạc với Hà, thống nhất các nội dung ủy thác cho Qũy Lộc Việt 2.000 tỷ đồng để đầu tư vào trái phiếu do VNCB chỉ định và hợp thức bằng biên bản, Nghị quyết của HĐQT VNCB.

Theo đó, Danh giao cho Phan Thành Mai chịu trách nhiệm chính; Mai Hữu Khương làm đầu mối liên hệ với Phạm Hoài Thanh (nhân viên phân tích đầu tư chứng khoáng Quỹ Lộc Việt) chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc phát hành trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh.

Mặc dù chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán có lãi năm 2015, chưa có văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền nhưng Danh vẫn chỉ đạo Mai Hữu Khương và Hoàng Việt Quyết lập hồ sơ phát hành 2.500 trái phiếu, ra thông báo và bán 900 trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh cho các công ty do Nguyễn Việt Hà giới thiệu.

Thông qua việc mua bán trái phiếu trên, Danh có được 900 tỷ đồng. Danh đã rút toàn bộ số tiền này, sử dụng vào hoạt động cá nhân.

Các bị cáo Phan Thành Mai, Hoàng Đình Quyết, Mai Hữu Khương, Nguyễn Việt Hà, Phạm Hoài Thanh, Vũ Viết Minh Quân, Nguyễn Thị Cẩm Vân được xác định là đồng phạm giúp sức cho Phạm Công Danh thực hiện việc phát hành, mua, bán trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh.

Tuy nhiên, hành vi phạm tội này của 4 bị cáo Danh, Mai, Khương, Quyết đã được xử lý trong giai đoạn 1 trước đó. Vì vây, còn 4 bị cáo đồng phạm với Danh gồm: Hà, Thanh, Quân, Vân tiếp tục được đưa ra xét xử trong vụ án này.

10:23

HĐXX thông báo, HĐXX nhận được đơn xin từ chối luật sư bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của công ty Thiên Thanh

10:05

Phiên toà nghỉ giải lao

09:56

Từ các chứng cứ được thể hiện trong hồ sơ vụ án, cáo trạng xác định, Phạm Công danh và 23 bị cáo sau đã có hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế” gây thiệt hại hơn 2.550 tỷ đồng cho VNCB.

Phan Thành Mai (Nguyên TGĐ VNCB), Mai Hữu Khương (Nguyên Thành viên HĐQT, nguyên GĐ VNCB), Nguyễn Quốc Viễn (Trưởng ban kiểm soát VNCB), Phan Minh Tùng (Phụ trách kế toán hành chính Tập đoàn Thiên Thanh), Hoàng Long Hà (Nguyên PGĐ BIDV Chi nhánh Gia Định), Nguyễn Ngọc Sơn (Nguyên trưởng phòng khách hàng 1 BIDV Chi nhánh Gia Định), Nguyễn Vũ Bảo (Nguyên chuyên viên Phòng KHDN1, BIDV Chi nhánh Gia Định).

Trần Hiệp (GĐ Công ty Phong Hiệp), Nguyễn Văn Cường (GĐ Công ty Cường Tín), Nguyễn Tấn Thành (GĐ Công ty Thành Tín), Lê Văn Tuấn (GĐ Công ty Tuấn Văn), Trần Thanh Tùng (GĐ Công ty Thanh Quang), Phạm Văn Phúc (GĐ Công ty Phúc Văn), Phạm Việt Thép (GĐ Công ty An Phát), Nguyễn An Vinh (GĐ Công ty Nhất Nhất Vinh), Nguyễn Quốc Phú (GĐ Công ty Phú Nguyễn), Cao Phước Nhàn (GĐ Công ty Phước Đại), Nguyễn Hữu Duyên (GĐ Công ty Quang Đại), Hồ Thị Đi (GĐ Công ty xây dựng Hương Việt), Nguyễn Quốc Thịnh (GĐ Công ty Thịnh Quốc), Lê Văn Tuấn (GĐ Công ty Thiên Trang Phạm), Nguyễn Ngọc Thái (GĐ Công ty Quốc Thắng, Nguyễn Thị Kim Việt (GĐ Công ty Hương Việt).

Cơ quan điều tra xác định nhiều lãnh đạo, nhân viên của BIDV sai phạm trong việc cho các công ty của ông Danh vay. Sai phạm của lãnh đạo, nhân viên BIDV không gây thiệt hại cho BIDV, nhưng gián tiếp giúp Danh rút tiền của VNCB và gây thiệt hại hơn 2.550 tỷ đồng.

08:59

Phạm Công Danh sử dụng 12 công ty “sân sau” để vay 4.700 tỷ đồng của BIDV gây thiệt hại hơn 2.550 tỷ đồng cho VNCB

live xet xu pham cong danh tram be sang 257 su dung 12 cong ty san sau de vay 4700 ty dong
Các bị cáo tại toà sáng nay 25/7

Ngày 24/5/2013, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV Hội sở chính) do ông Đoàn Ánh Sáng (Phó TGĐ) và Ngân hàng TMVP xây dựng Việt Nam (VNCB) do ông Đỗ Hoàng Linh (Phó TGĐ) đã cùng nhau ký thoả thuận hợp tác.

Theo đó, BIDV ủng hộ VNCB tham gia chuỗi liên kết 4 nhà của BIDV với tư cách là ngân hàng của người bán (nhà phân phối, sản xuất vật liệu xây dựng - thiết bị nội thất), trên cơ sở VNCB có khách hàng/đối tác tham gia tích cực vào chuỗi liên kết này; BIDV xem xét cấp hạn mức giao dịch luên ngân hàng cho VNCB (tín chấp hoặc/và có tài sản đảm bảo) theo quy định hiện hành của BIDV.

Khi thực hiện đề án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín (sau đổi thành VNCB), do không có tiền để tăng vốn điều lệ nên vào khoảng tháng 9/2013, Phạm Công Danh đã đặt vấn đề với lãnh đạo BIDV là Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang (2 Phó Tổng Giám đốc phụ trách ban Khách hàng doanh nghiệp và phụ trách ban Quản lý rủi ro) về việc giới thiệu sang BIDV khách hàng doanh nghiệp vay vốn kinh doanh VLXD để vay 4.700 tỷ đồng.

Ông Danh chỉ đoạ cấp dứơi lựa chọn công ty đứng tên trên hồ sơ vay vốn, lập khống hồ sơ vay vốn để nợp cho BIDV Hội sở chính và các Chi nhánh sẽ trực tiếp cho vay.

Sau đó, ông Danh sử dụng 6 lô đất SVĐ Chi Lăng (Đà Nẵng); đất tại số 209 Trường Chinh (TP Đà Nẵng) và 3.070 tỷ đồng tiền gửi của VNCB tại BIDV để là tài sản bảo đảm các khoản vay.

Được ông Danh cam kết đảm bảo các khoản vay bằng tiền của VNCB gửi tại BIDV và xem xét thấu nhu cầu vay vốn của các khách hàng là để kinh doanh VLXD theo đề án chuỗi liên kết 4 nhà nên lãnh đạo BIDV duyệt cho vay số tiền trên.

Ông Danh giao cho Mai Hữu Khương lấy pháp nhân của 12 doanh nghiệp do ông Danh lập ra, thuê nhân viên của mình đứng tên làm Giám đốc để làm hồ sơ vay vốn.

Từ ngày 29/10 đến 28/11/2013, các chi nhánh của BIDV là Bến Thành, Gia Định, Sở Giao dịch 2, Nam Sài Gòn đã giải ngân cho 12 công ty vay 4.700 tỷ đồng.

Danh sách các công ty mà ông Danh đã mượn pháp nhân để vay khoản tiền 4.700 tỷ đồng tại BIDV gồm: Công ty TNHH MTV TMDV Phong Hiệp (Công ty Phong Hiệp), Công ty TNHH MTV TMDV Phước Đại (Công ty Phước Đại), Công ty TNHH MTV TMDVXD Quang Đại (Công ty Quang Đại), Công ty TNHH MTV TMDVXD Phú Nguyễn (Công ty Phú Nguyễn), Công ty TNHH MTV TMDVXD Cường Tín (Công ty Cường Tín), Công ty TNHH MTV TMDVXD Tuấn Văn (Công ty Tuấn Văn), Công ty TNHH MTV TMDVXD Thanh Quang (Công ty Thanh Quang), Công ty TNHH DV&TM JSC An Phát (Công ty An Phát), Công ty TNHH MTV TMDV Nhất Nhất Vinh (Công ty Nhất Nhất Vinh), Công ty TNHH MTV TMDVXD Hương Việt (Công ty xây dựng Hương Việt), Công ty TNHH MTV TMDVXD Thành Trí (Công ty Thành Trí), Công ty TNHH MTV TMDVXD Phúc Phạm (Công ty Phúc Phạm). Thực tế, sau khi vay 4.700 tỷ đồng của BIDV, các công ty vay vốn đều không kinh doanh theo phương án vay nợ nên không có hoá đơn, chứng từ kinh doanh VLXD, hồ sơ vay vốn là khống hoàn toàn.

Các công ty này đã trả được một phần để lấy tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất. Số nợ còn lại, VNCB dùng tiền gửi trả thay cho 12 công ty mà VNCB bảo lãnh.

Đến ngày 5/5/2014, các Chi nhánh của BIDV đã thu gốc và lãi của các khoản vay gồm: 4.700 tỷ đồng tiền gốc, 226 tỷ đồng tiền lãi, hơn 1,5 tỷ đồng tiền lãi phạt. Trong đó có 2.550 tỷ đồng từ nguồn tiền gửi, VNCB bảo lãnh trả nợ thay.

08:38

Phiên toà sáng nay bắt đầu

Đại diện VKS tiếp tục đọc cáo trạng

07:09
live xet xu pham cong danh tram be sang 257 khong phat hien toi pham moi va tinh tiet moi
Đại diện VKS công bố cáo trạng. (Ảnh: Ngọc Hoa)

Trong phiên toà chiều hôm qua 24/7, đại diện VKS đã tiến hành công bố bản cáo trạng truy tố Phạm Công Danh và 45 bị cáo trong vụ án về tội danh trên.

Tuy nhiên, do thời gian làm việc đã hết nên sáng nay sẽ tiếp tục công bố phần cáo trạng còn lại liên quan đến hành vi cố ý làm trái của Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thiệt hại cho VNCB trên 2.550 tỷ đồng.

Liên quan đến vụ án, 2 hành vi dùng tiền gửi của VNCB để bảo lãnh cho các khoản vay tại 2 ngân hàng Sacombank và TPBank của Phạm Công Danh cùng đồng phạm đã được VKS công bố tại toà.

Theo đó, Phạm Công Danh và 45 bị cáo còn lại đã gây thiệt lần lượt là 1.835 tỷ đồng và 1.740 tỷ đòng cho VNCB.

Dựa vào tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đủ cơ sở xác định Phạm Công Danh và các đồng phạm đã có hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong quá trình đại diện VKS đọc cáo trạng, do sức khoẻ yếu nên Phạm Công Danh được ngồi trong phòng y tế.

live xet xu pham cong danh tram be sang 257 khong phat hien toi pham moi va tinh tiet moi
Các bị cáo tại toà. (Ảnh: Ngọc Hoa)

Trước đó, trong phiên tòa xét xử sở thẩm lần 1, Hội đồng xét xử đã tuyên trả hồ sơ và điều tra bổ sung vụ án vì cho rằng, còn có một số vấn đề cần phải điều tra làm rõ.

Tuy nhiên, sau khi điều tra lại, cơ quan tố tụng không phát hiện thêm tội phạm mới, cũng như tình tiết mới nên Viện Kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố như cáo trạng trước đó.

Đáng chú ý, đối với số tiền thiệt hại của vụ án, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao giữ nguyên quan điểm là tiếp tục đề nghị Hội đồng xét xử tuyên thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng từ các ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV để trả lại cho Ngân hàng VNCB.

Đồng thời, buộc bị cáo Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh có trách nhiệm bồi hoàn số tiền hơn 6.100 tỷ đồng cho 3 ngân hàng này.

xet xu pham cong danh tram be sang 257 vks tiep tuc cong bo cao trang Xét xử Phạm Công Danh - Trầm Bê chiều 24/7: Trầm Bê giúp Phạm Công Danh 'rút' 1.800 tỷ đồng từ Sacombank

Chiều 24/7, TAND TP HCM tiếp tục đưa Phạm Công Danh (Nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB; Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ Tập đoàn Thiên Thanh) ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.